Giải pháp về kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ công nhân thái bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh (Trang 52 - 56)

2 Bảng : Kết quả điều tra lao độn g việc làm Thái Bình 001-004 (tháng 8 005) tr 8.

3.2.3 Giải pháp về kinh tế kỹ thuật

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ công nhân Thái Bình hiện nay, dựa trên những dự báo xu hớng biến đổi và những phơng hớng xây dựng đội ngũ công nhân của Tỉnh trong vài năm tới, có thể nêu lên một số giải pháp sau:

Xây dựng các khu công nghiệp của Thái Bình

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Thái Bình giai đoạn 2005 đến năm 2010, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhằm xây dựng nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của Tỉnh trong những năm phát triển tiếp theo, việc phát triển công nghiệp ở Thái Bình có một vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của công nghiệp trong giai đoạn mới phải đảm bảo tốc độ nhanh, bền vững góp phần thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh phát triển. Trong những năm tới Thái Bình đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao, cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất với hiệu quả kinh tế xã hội cao, cùng đội ngũ công nhân trẻ, khoẻ, có tay nghề để đáp ứng yêu cầu công nghệ mới.

Quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh đặt ra mục tiêu, tốc độ tăng trởng thời kỳ 2005 – 2010 bình quân từ 20 – 25%/ năm, hớng tới nâng cao tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào GDP toàn Tỉnh, thu hút 20 – 25% lực lợng lao động xã hội.

Do đó, vai trò của các khu công nghiệp rất quan trọng, có ý nghĩa chiến l- ợc nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đề án chơng trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Tỉnh đến năm 2010 là: Giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp chiếm 50 – 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, thu hút từ 25 – 30 ngàn lao động.

Chủ trơng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, cải tiến và phát triển hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiệu quả và đảm bảo tính bền vững trong phát triển công nghiệp, tạo cơ sở đầu t phát triển công nghiệp bao gồm

cả đầu t trong nớc và nớc ngoài, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo việc làm, tạo giá trị sản xuất công nghiệp, tăng giá trị xuất khẩu.

Vai trò của các khu công nghiệp là rất quan trọng, sự phát triển tốt các khu công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Theo số liệu tổng kết sơ bộ về đầu t trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua, bình quân 1 ha diện tích đất công nghiệp, thu hút khoảng 27tỷ VNĐ và tạo ra khoảng 150 – 170 chỗ làm việc với doanh thu khoảng 50 – 60 tỷ VNĐ. Vì vậy, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp một cách có chất lợng là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh đến năm 2010.

Phát huy thế mạnh và kinh tế đa dạng của Tỉnh , thực hiện triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Lựa chọn các ngành, các sản phẩm có thế mạnh để phát triển sản xuất, mở các vùng nguyên liệu tại chỗ, các vùng kinh tế trọng điểm cùng với tăng nhanh khối lợng dịch vụ nông nghiệp, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật, đảm bảo việc làm ( nhất là việc làm có kỹ thuật), tăng thu nhập cho công nhân.

Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân Thái Bình phải có quy hoạch, địa chỉ và do yêu cầu thực tiễn đặt ra:

Trong văn kiện Hội nghị Trung ơng 7 khoá VII, Đảng ta đã khẳng định: Động lực trực tiếp đối với ngời công nhân chính là những lợi ích thiết thân về việc làm, thu nhập, các nhu cầu ngày càng tăng về văn hoá, xã hội.

Từ định hớng, chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phơng, ngành và đơn vị, các cấp uỷ Đảng, các cán bộ quản lý cần khảo sát, đánh giá lại đội ngũ công nhân để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dỡng đội ngũ công nhân hiện nay. Các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng quy hoạch về công tác đào tạo đến hết 2010, hợp đồng các cơ sở đào tạo dới hình thức đặt hàng dài hạn và nhận sản phẩm đào tạo sau khi đã nghiệm thu qua kiểm tra thực tế.

Những doanh nghiệp có các đơn vị đóng ở xa trung tâm thành phố, thị trấn, có đông công nhân nhng trình độ học vấn thấp, cần tăng cờng phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phơng để tổ chức các lớp bổ túc văn hoá tại doanh nghiệp, gắn với việc nâng cao trình độ học vấn với tổ chức thi tay nghề. Tổ chức đào tạo nghề và đào tạo lại đáp ứng với yêu cầu công nghệ mới, nâng cao sự hiểu biết về lý thuyết, gắn với chất lợng thực hành.

Có chính sách khuyến khích xã hội hoá việc đào tạo, đào tạo lại, để nhanh chóng đa đội ngũ công nhân ra khỏi điểm xuất phát thấp kém về tri thức, đảm bảo thích ứng với thị trờng hiện nay. Trong đó, cần xác định công tác bồi dỡng nâng cao tay nghề ở doanh nghiệp là chính, theo hớng phát huy vai trò nòng cốt của công nhân có tay nghề cao, kèm cặp công nhân giúp đỡ công nhân có tay nghề thấp. Trớc mắt, từng doanh nghiệp tự tổ chức, đào tạo ngay số công nhân cha qua

đào tạo, để công nhân có đủ kiến thức về ngành nghề, làm cơ sở cho việc tự phấn đấu, bồi dỡng, đạt tiêu chuẩn cấp bậc quy định.

Đổi mới hệ thống giáo dục cơ bản, hệ thống dạy nghề, đào tạo bồi dỡng theo hớng đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo gắn với lao động sản xuất, gắn với phong trào. Thực hiện ôn lý thuyết, luyện tay nghề hàng năm, ở các doanh nghiệp, khẩn trơng đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, giỏi tay nghề, năng động sáng tạo, xuất thân từ công nhân. Mở rộng việc xuất khẩu lao động để, một mặt giải quyết việc làm, mặt khác để vừa học, vừa nắm đợc công nghệ hiện đại. Tăng cờng quản lý Nhà nớc về công tác đào tạo và đào tạo lại nghề cho ngời lao động. Kế hoạch đào tạo phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phơng, đảm bảo cân đối tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, cán bộ trung cấp kỹ thuật, kỹ s và đội ngũ cán bộ quản lý khác.

Chuẩn hoá chơng trình thi tay nghề cho công nhân bậc 5 trở lên. Quản lý tốt học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông để tổ chức hớng nghiệp và dạy nghề. Quan tâm đến công tác quản lý lực lợng học sinh, sinh viên ngời địa phơng đang theo học ở các trờng đại học, công nhân kỹ thuật, để có chính sách khuyến khích họ trở về địa phơng công tác.

Các cơ sở đào tạo công nhân trong Tỉnh, nh: Trờng Công nhân Kỹ thuật, Trờng Công nhân Xây dựng, Trờng Kinh tế Kỹ thuật của Tỉnh cần đợc sắp xếp lại một cách hợp lý, mở rộng, nâng cấp, tập trung bồi dỡng, đào tạo giáo viên, tăng cờng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy và thực tập tay nghề tại chỗ, đảm bảo cho học sinh, công nhân mới ra trờng đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Nâng cao một bớc chất lợng giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông về văn hoá cơ bản, đạo đức và các môn học ngoại ngữ, tin học, hớng nghiệp, tiếp tục củng cố các trờng chuyên, trờng năng khiếu, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, giới thiệu việc làm, thực hiện u đãi với các tài năng trẻ bằng chế độ học bổng, u tiên bố trí việc làm sau khi ra trờng.

Chăm lo giải quyết việc làm và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân

Các doanh nghiệp nhà nớc cần tập trung cải tiến, nâng cao chất lợng trang thiết bị máy móc, cải tiến thiết bị cũ, đầu t thiết bị mới, nâng cao chất lợng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trờng tạo đủ việc làm cho số lợng công nhân hiện tại. Tiếp tục mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động mới, mặt hàng mới, để tăng dần thu nhập cho công nhân.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các tổ chức quần chúng, đặc biệt là tổ chức Công đoàn theo chức năng của mình, kiểm tra giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thực hiện tốt Bộ luật Lao động. Các chế độ chính sách đối với ngời lao động nh : tiền lơng, tiền thởng, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động phải đợc thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động. Tỉnh nên dành một phần ngân sách địa phơng với nguồn Vốn Quốc gia hỗ trợ việc làm cho công

nhân vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm tại chỗ cho con em công nhân còn cha có việc làm.

Nhà nớc nghiên cứu xây dựng chế độ tiền lơng, thang bậc lơng cho một số ngành nghề đặc thù, các ngành nghề độc hại, u đãi thợ lành nghề, ngời làm ra sản phẩm đạt chất lợng cao, những công nhân làm việc trong các ngành mà điều kiện làm việc, sinh hoạt có khó khăn nh công nhân ngành giao thông, xây dựng, nông nghiệp.v .v… Khuyến khích công nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật lao động sáng tạo bằng lợi ích vật chất, gắn tiền lơng, tiền thởng, phúc lợi xã hội với hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Trên quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp tập trung, Uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã tiếp tục khoanh vùng đất xây dựng cấp cho các hộ gia đình công nhân làm nhà riêng theo quy hoạch. Sớm ban hành chính sách nhà ở theo hớng u tiên cho những công nhân bậc cao, công nhân có thành tích đặc biệt. Tiếp tục xây dựng các khu c xá, phục vụ công nhân ở tập thể, để đảm bảo cho mọi công nhân đều có chỗ ở ổn định với chất lợng ngày càng cao.

Chăm sóc sức khoẻ công nhân: Tỉnh tiếp tục đầu t nâng cấp, tiêu chuẩn hoá các bệnh viện trên toàn địa bàn Tỉnh, về thiết bị kỹ thuật, về đội ngũ y, bác sỹ, cải tiến chế độ khám chữa bệnh ở những nơi có công nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong việc khám chữa bệnh.

Nghiên cứu duy trì trở lại Trung tâm Nghiên cú bệnh nghề nghiệp, để chữa bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân theo quy định. Tổ chức giám định ngời mắc bệnh nghề nghiệp, để thực hiện chế độ chính sách đối với họ. Tổ chức tốt việc bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể theo quy định của Nhà nớc, đặc biệt là bảo hộ lao động để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân.

Xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho công nhân:

Tập trung mọi khả năng đảm bảo quyền thông tin của công nhân lao động, trên cơ sở hiện đại hoá một bớc các thiết bị nghe nhìn của Tỉnh, thực hiện phủ sóng tất cả các vùng trong Tỉnh. Phát hành rộng rãi các loại báo chí. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ sở phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, gia đình công nhân mua sắm những phơng tiện nâng cao đời sống tinh thần nh: tivi, sách báo…

Tập trung xây dựng các cụm văn hoá, thể thao ở các khu tập trung công nhân nh trong thành phố và các khu công nghiệp. Xây dựng đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của công nhân phải gắn kết trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tăng cờng tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong công nhân nh tổ chức thi đấu thể thao, thi văn nghệ, tổ chức giao lu cho công nhân giữa các doanh nghiệp, tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ dỡng sức cho công nhân. Tích

cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, xoá bỏ văn hoá đồi truỵ, lai căng phản động đang tác động xấu tới công nhân.

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ công nhân thái bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w