GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trong những năm qua, phát huy thuận lợi và từng bước khắc phục khó khăn với sự nỗ lực phấn đấu, tập trung nâng cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự chủ động của nhân dân cả huyện nên tình hình kinh tế huyện Nam Đàn có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 6,43% đạt 90,1% KH. Tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 2010) ước đạt 4.647.457trđ đạt 96,56% KH, tăng 6,39% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nơng lâm thủy sản 1.663.520 trđ đạt 102,34% KH, tăng 7% so với năm 2012; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng 2.023.651 trđ, đạt 92,21% KH, tăng 4,88% so với năm 2012; giá trị sản xuất ngành dịch vụ 960.286 trđ, đạt 96,7% KH, tăng 8,59% so với năm 2012.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đàn
Năm Ngành 2010 2011 2012 2013 Giá trị cơ cấu (%) Giá trị cơ cấu (%) Giá trị cơ cấu (%) Giá trị cơ cấu (%) Nông nghiệp 52,73 50,05 41,63 39,14
Công nghiệp – Xây dựng 24,98 26,33 30,23 30,12
Dịch vụ 22,29 23,62 28,14 30,74
Tổng số 100 100 100 100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Nam Đàn
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, theo đúng định hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố đề ra đó là: giảm dần tỷ trọng ngành nơng lâm nghiệp, tăng
dần các ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối chậm và tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao.
Tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm qua các năm với 52,73% năm 2010 giảm xuống còn 41,63% năm 2012 xuống còn 39,14% năm 2013; tỷ trọng ngàng dịch vụ cũng tăng với 22,29% năm 2010 tăng lên 28,14% năm 2012 lên 30,74% năm 2013; tỷ trọng ngành Cơng nghiệp – Xây dựng cũng có sự tăng nhẹ từ 24,98% năm 2010 lên 30,12% năm 2013. Trong bản thân các ngành cũng có sự phát triển đúng hướng.
- Về Nơng - Lâm - Thủy sản: Thì có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong nền kinh tế
của huyện (từ 52,73% năm 2010 giảm xuống còn 39,14% năm 2013) nhưng lại có sự tăng lên về giá trị tuyệt đối (tăng từ 468.513 triệu đồng năm 2010 lên 1.663.520 triệu đồng năm 2013). Tuy đã có sự chuyển dịch nhanh chóng và nâng cao năng lực sản xuất trong ngành nhưng sự tăng lên này không đều đặn qua các năm. Trong nội ngành nông nghiệp, chăn nuôi phát triển mạnh, cơ cấu cây trồng chuyển đổi tích cực, tăng nhanh về giá trị trên đơn vị diện tích, các loại giống cây, con đạt năng suất cao được đưa vào sử dụng rộng rãi. Lâm nghiệp với diện tích đất rừng tăng nhanh, độ che phủ lớn. Ngành ngư nghiệp được huyện hỗ trợ mạnh nhằm đa dạng hóa mơ hình hơn nữa. Ni thả cá được mở rộng với Diện tích ni cá 1.467 ha đạt 75,23% KH năm 2013 (trong đó: diện tích ao 1.173 ha; DT cá lúa 366 ha), sản lượng thuỷ sản (kể cả đánh bắt) dự ước 3.542, trong đó sản lượng cá nuôi thả cá nước ngọt với các loại cá đa dạng như cá trắm, cá trôi, cá mè, cá rô phi đạt 3.200 tấn đạt 86,5% KH bằng 100% so cùng kỳ năm 2012. [18; 3]
- Về Công nghiệp - Xây dựng: Có sự chuyển biến tích cực đúng hướng chung của cả
nước. Khơng chỉ có sự tăng lên về mặt tỷ trọng từ 24,98% năm 2010 lên 30,12% năm 2013 mà cịn có sự tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối từ 658.818 triệu đồng năm 2010 lên 2.023.651 trđ năm 2013, đạt 92,21% KH năm 2013. Tiểu thủ công nghiệp những năm gần đây được huyện khuyến khích phát triển mạnh, tổ chức được các lớp học nghề thủ công truyền thống cho lao động ở các xã, tuy nhiên tốc độ cịn chậm. Về cơng nghiệp, huyện đang tiến hành các quy trình lập quy hoạch chi tiết khu cơng nghiệp Nam Thái, Nam Giang và Rú Bùi Khánh Sơn. Các ngành nghề khuyến khích
tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Ưu tiên khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng nhờ có lợi thế về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Về Dịch vụ - Thương mại: Các ngành nghề DV - TM tiếp tục phát triển, tổng số hộ
kinh doanh tăng 7%, số lao động tăng 14% so cùng kỳ. Các hệ thống chợ nông thôn như chợ Sa Nam, chợ Rộ, chợ Nam Lộc, chợ Cống…ngày càng được xây dựng, củng cố, hoàn thiện trở thành trung tâm thương mại của huyện, giao lưu buôn bán ngày càng phát triển người dân thuận tiện hơn cho việc buôn bán, tạo việc làm tăng thu nhập. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng dần đều qua các năm đáp ứng đủ lượng hàng hóa cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Có sự chuyển biến tích cực theo đúng hướng chung của cả nước. Về tỷ trọng có sự tăng lên mạnh mẽ từ 22,29% năm 2010 lên 30,74% năm 2013, cùng với đó là sự tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối từ 226.229 triệu đồng năm 2010 lên 960.268 triệu đồng năm 2013, đạt 96,7% KH năm 2013 đề ra.
2.1.2.2. Về lĩnh vực xã hội
Thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 23,5 trđ tăng 1,5 trđ so với năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định dưới 1%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chỉ còn 17,8%; tỷ lệ hộ nghèo từ 9,81% giảm xuống cịn 7,5%; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường; giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú và được nâng cao.
2.1.2.3. Tình hình Dân số, lao động
Dân số là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nam Đàn đang là một huyện nơng nghiệp nên có dân số khá đông và nguồn lao động dồi dào.
Tổng dân số của huyện Nam Đàn tính đến cuối năm 2013 là 153.532 người, trong đó nam là 71.040 người (chiếm 46,27%) và nữ là 82.492 người (chiếm 53,73%) tổng dân số. Dân số huyện Nam Đàn phân bố không đồng đều chủ yếu sống ở khu vực nơng thơn (có 146.830 người, chiếm 95,63% tổng dân số), dân số sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6.702 người, chiếm 4,37% tổng dân số).
Tiêu chí Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Tổng dân số Người 150.601 150.997 152.112 153.53 2 Số người trong độ tuổi lao động Người 98.561 99.221 99.383 99.666
Nữ Người 49.886 50.063 50.342 50.848
Nguồn: Chi cục thống kê Huyện Nam Đàn
Quan sát bảng 2.2 ta thấy số lao động của huyện tăng lên qua các năm tương ứng với sự tăng lên của số dân. Năm 2010 lao động của huyện là 98.561 người, chiếm 65,45% tổng dân số của huyện. Đến năm 2013, số lao động tăng lên 99.666 người, chiếm 64,92% tổng dân số của huyện. Với một quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình nhưng số người trong độ tuổi lao động tăng lên đáng kể qua các năm và có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Điều này tạo sức ép về việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn thời kỳ nông nhàn.
Về cơ cấu lao động theo giới, lao động nữ luôn chiếm gần tương đương với lao động nam. Lao động nữ năm 2010 là 49.886 người (chiếm 50,61% lực lượng lao động) đến năm 2013 lực lượng lao động nữ là 50.848 người (chiếm 51,02% lực lượng lao động). Chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, tuổi thọ bình quân được tăng dần. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng dân số trong huyện có nhiều tiến bộ qua các năm. Những đặc điểm đó sẽ là những điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết việc làm và phát triển KT - XH của huyện.