0
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -62 )

TỈNH NGHỆ AN

3.2.4. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn thông qua xuất khẩu lao động

Công tác xuất khẩu lao động được xác định là cơng tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, một giải pháp quan trọng nhằm GQVL và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Vì thế để đẩy mạnh cơng tác XKLĐ chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

- Giao cho phòng LĐ - TB&XH huyện làm đầu mối xúc tiến các hoạt động như: tìm kiếm đối tác, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, thông báo công khai về thị trường, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các khoản

phí phải nạp, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, trình tự và thủ tục hồ sơ ngăn chặn các hành vi lừa đảo người lao động.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động thuộc diện nghèo, diện dân tộc thiểu số có cơ hội để đi XKLĐ. Đặc biệt là hỗ trợ thơng qua tín dụng vay vốn đối với con em thuộc diện chính sách và con em các hộ nghèo với chính sách ưu đãi.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện về công tác XKLĐ, thông tin về các thị trường, các đơn vị liên kết để người lao động biết và có sự lựa chọn phù hợp. - Kiện toàn, củng cố, nâng cao trách nhiệm và năng lực hoạt động của ban chỉ đạo

GQVL – XKLĐ các xã, thị trấn; hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu XKLĐ sát đúng với thực tế và có tính khả thi; phát huy tính tự chủ của các xã, thị trấn trong việc liên kết với các doanh nghiệp XKLĐ.

- Có quy chế cụ thể, rõ ràng để quản lý tất cả các đơn vị làm công tác XKLĐ trên địa bàn huyện. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc để các xã, thị trấn chỉ cho phép các đơn vị liên kết vào địa bàn tuyển dụng lao động. Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các địa phương vi phạm để cho các đơn vị chưa được cấp phép vào địa bàn tuyển dụng lao động.

- Tiến hành rà soát lại các đơn vị đang liên kết XKLĐ, sàng lọc các đơn vị hoạt động khơng có hiệu quả. Tiếp tục thu hút, lựa chọn để liên kết với các đơn vị đủ điều kiện và có uy tín trong lĩnh vực XKLĐ.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích XKLĐ, ngồi các nguồn vốn cho vay XKLĐ theo quy định của nhà nước cần phát huy hiệu quả các nguồn tín dụng nhân dân, quỹ vì người nghèo để hỗ trợ lao động trong khâu đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng để XKLĐ, đặc biệt lao động thuộc diện chính sách người có cơng, lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động bị thu hồi đất sản xuất.

- Phân công cán bộ phối hợp thực hiện để các đơn vị liên kết tiếp cận, tư vấn tuyển dụng lao động có hiệu quả.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Malaixia, Đài Loan… đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như Mỹ, Châu Âu,…

Một phần của tài liệu VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -62 )

×