Nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

TỈNH NGHỆ AN

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn

Trong cơ chế thị trường tất yếu xảy ra sự cạnh tranh về lao động. Ai có sức cạnh tranh lớn người đó sẽ có cơ hội tìm được việc làm lớn hơn, vì khả năng thắng trong cạnh tranh lớn hơn. Sức cạnh tranh ở đây phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn lao động như: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. So với lực lượng lao động ở thành thị thì trình độ trên của lực lượng lao động ở nơng thơn cịn có sự cách biệt do đời sống vật chất, tinh thần ở khu vực nơng thơn cịn thấp. Nơng thơn và nơng dân cịn chịu thiệt thịi về nhiều mặt, về cơ sở hạ tầng, về đời sống vật chất, tinh thần… Chính vì vậy, cần phải khắc phục những khó khăn, hạn chế đó trong cuộc sống của người lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn lao động, sức cạnh tranh, tạo nhiều cơ hội có việc làm cho người lao động khu vực.

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn huyện Nam Đàn

Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến tăng quy mô nguồn cung lao động, tạo sức ép lâu dài về việc làm cho khu vực nông thôn, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động. Vì thế để nâng cao chất lượng dân số và trí tuệ, thực hiện mục tiêu chung của cả nước về chỉ số phát triển con người, Huyện Nam Đàn cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác giáo dục dân số, truyền thông dân số đến từng gia đình, từng cá nhân, phát triển nhận thức, nâng cao hiểu biết về tình hình dân số trong nhân dân để họ có thái độ, hành vi hợp lý đối với những tình huống để có được cuộc sống có chất lượng tốt hơn; làm rõ cho người dân hiểu được lợi ích và sự cần thiết của kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con; chống tư tưởng báo thù, gia trưởng, trọng nam khinh nữ.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ), phân cơng cán bộ chủ chốt trực tiếp chỉ đạo công tác dân số ở địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân nhằm nâng cao nhận thức đối với công tác DS - KHHGĐ. Trong công tác vận động cần chú ý đến yếu tố tập quán, văn hóa và tơn giáo để có biện pháp vận động phù hợp, đặc biệt là đối tượng dân tộc thiểu số bản địa. Đối với bộ phận này cần phối hợp với già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo để tuyên truyền phổ biến đến từng gia đình. Các biện pháp tránh thai phải được cán

bộ chuyên trách thực hiện theo lối “cầm tay, chỉ việc” đến từng đối tượng. Có như thế mới nâng cao hiệu quả của công tác này đối với người dân địa phương.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng, an toàn với chất lượng ngày càng cao về dịch vụ DS - KHHGĐ và các phương tiện tránh thai và các dụng cụ y tế, thuốc men cho người kế hoạch hóa gia đình; tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tới các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa. Phát triển hồn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ dân số theo hướng gần dân, thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

- Nâng cấp và mở rộng trung tâm DS - KHHGĐ của huyện, chú trọng các vùng có tỷ lệ sinh cao, tăng cường cơng tác tun truyền, hồn thiện bộ máy làm công tác này ở cơ sở, có chế độ khuyến khích và bảo vệ sức khỏe cho những người thực hiện biện pháp đình sản.

- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy và năng lực chuyên môn cho cán bộ cộng tác viên làm cơng tác kế hoạch hóa gia đình.

- Thơng qua hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ… thực hiện giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình cho mọi đối tượng. - Có hình thức xử lý nghiêm đối với những gia đình khơng thực hiện kế hoạch hóa gia

đình, sinh con thứ 3 trở lên.

3.2.5.2. Thực hiện tốt cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường ở nông thôn

- Thực hiện cơng tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động ở nông thôn

Người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn sống trong điều kiện mơi trường khí hậu khắc nghiệt nên nguy cơ mắc bệnh cao, trong khi đó phần lớn lao động ở nơng thơn chưa có điều kiện đến với các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Chính vì vậy, Nam Đàn cần đẩy mạnh cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động theo hướng:

+ Nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen khơng đúng của người dân về chăm sóc sức khỏe bản thân mình, xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ cho người dân và khi mắc bệnh phải được chữa chạy bằng thuốc men và chăm sóc của bác sỹ.

+ Xây dựng, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, các trạm xá y tế, bệnh viện huyện; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, cung cấp trang thiết bị dụng cụ y tế đầy đủ, thuốc men kịp thời phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

+ Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và địa phương cho chương trình này.

- Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh mơi trường:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo các yếu tố về cơ sở hạ tầng như điện đường, trường, trạm kiên cố, cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt của người dân ở nông thôn.

+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng các cơng trình cấp nước tập trung, các cơng trình cấp nước nhỏ lẻ, từ hệ thống tự chảy và giếng làng đảm bảo cho mọi người dân ở nơng thơn có nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống

+ Tổ chức tập huấn, giáo dục tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển dịch vụ vệ sinh nông thôn, thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh; xây dựng hệ thống xử lý rác thải, chất thải các làng nghề, giữ vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn sạch đẹp.

+ Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm ở nơng thơn, tun truyền bắt buộc học tập các tiêu chí vệ sinh an tồn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống ở các quán, chợ nông thôn.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w