Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 35 - 49)

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

2.2.2.1. Tình hình việc làm

Nam Đàn vẫn là một huyện thuần nơng nên ngành nghề chính của đại đa số hộ là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thuộc lĩnh vực CN - XD và TM - DV vẫn chưa được phát triển mạnh. Tình hình việc làm của lao động nông thôn huyện Nam Đàn

a) Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế

Tính cuối năm 2013, Nam Đàn có 40.029 hộ, trong đó hộ hoạt động trong lĩnh vực N - L - NN là 27.239 hộ, chiếm 68,05%, số hộ hoạt động trong lĩnh vực trong lĩnh vực CN - XD tương đối ít với 8.548 hộ, chỉ chiếm 21,35%. Còn lại số hộ tham gia ngành Thương mại - Dịch vụ là 4.242 hộ, chỉ chiếm 10,6% - một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hộ tham gia vào nền sản xuất. Thực tế này cho thấy ngành CN - XD và Thương mại - Dịch vụ của huyện tuy đã có những sự đầu tư nhưng chưa phát triển đúng với lợi thế của huyện. Điều này được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6: Hộ phân theo ngành sản xuất chính

Loại hộ Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Hộ N - L - NN 27.239 68,05

Hộ CN - XD 8.548 21,35

Hộ TM - DV 4.242 10,6

Tổng 40.029 100

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2013 của huyện

Về cơ cấu ngành nghề của người lao động nông thôn huyện Nam Đàn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu ngành nghề của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn

Cả 2 vùng Đồng bằng Miền núi Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số 100 100 50 100 50 100 Thuần nông 52 52 24 48 28 56 Kiêm ngành 39 39 20 40 19 38 Dịch vụ 9 9 6 12 3 6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Để thấy rõ hơn về cơ cấu ngành nghề của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn chúng ta xem biểu đồ 2.3:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu ngành nghề của lao động nơng thơn huyện Nam Đàn năm 2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy việc làm của người lao động nông thôn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực N - L - NN chiếm đến 52%, trong khi đó lao động làm việc trong lĩnh vực Cơng nghiệp - Xây dựng chỉ có 39% và trong lĩnh vực TM - DV là 9%. Điều này cho thấy số lao động thuần túy làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, công việc chủ yếu theo mùa vụ, từng đợt tùy theo tính chất cơng việc. Điều này gây ra tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận người lao động nông thôn, đây là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Xét từng vùng cụ thể:

- Ở đồng bằng, tỷ lệ lao động thuần túy nơng nghiệp chiếm 48%, cịn tỷ lệ lao động này ở vùng núi cao hơn chiếm 56%. Điều này cho thấy, ở đồng bằng đang diễn ra sự phân công lao động tích cực hơn ở vùng núi.

- Số lượng lao động kiêm ngành ở cả 2 vùng gần như có sự cân bằng bởi ở cả 2 vùng của huyện Nam Đàn bên cạnh làm nơng nghiệp thì họ cịn có các ngành khác như thợ nề, thợ hồ, làm mộc, tiểu thủ công nghiệp,…

- Ở vùng núi, qua điều tra ngành nghề của 50 hộ thì chỉ có 3 hộ làm dịch vụ một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này dẫn đến sự mất cân đối trong phát triển của các ngành kinh tế đồng thời cũng gây nên tình trạng thiếu việc làm cho lao động ở nông thôn lúc nông nhàn.

b) Thời gian làm việc của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn

Thời gian làm việc của lao động nơng thơn trong năm là tiêu chí để đánh giá thực trạng lao động và khả năng tạo việc làm. Khác với các ngành sản xuất khác, thời gian làm việc của lao động nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng và cơ cấu ngành nghề hiện có.

Thời gian làm việc của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Phân tổ số ngày công lao động của người lao động nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Khoảng cách tổ (công) Cả 2 vùng Đồng bằng Miền núi Ngày BQ Số lao động Ngày BQ Số lao động Ngày BQ Số lao động SL % SL % SL % <100 84 45 45,00 83,65 22 44,00 84,35 23 46,00 100 – 200 128 53 53,00 126,8 28 56,00 129,2 25 50,00 >200 210 2 2,00 210 2 4,00 Bình quân 108 100 100 107 50 100 111 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tính chung cả 2 vùng, bình qn 1 lao động làm việc 108 ngày/năm. Trong đó, cao nhất là ở vùng núi người lao động làm việc 111 ngày/năm thấp hơn là ở đồng bằng với 107 ngày/năm. Số lao động làm việc trên 200 ngày chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 4,00%.

Số lao động làm việc từ 100 - 200 ngày/năm chiếm số đơng với tỷ lệ 53,00%, bình quân 128 ngày/năm. Bên cạnh đó, số lao động làm việc dưới 100 ngày/năm cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 45%. Sự không đồng đều về số ngày lao động trên cho thấy, thời gian làm việc của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, kỹ thuật rồi đến đất đai, khí hậu thời tiết,…

Về tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của người lao động ở nông thôn huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị 2010 2011 2012 2013

Lao động ở nông thôn Người 98.561 99.221 99.383 99.666 Tỷ lệ SD thời gian LĐ ở KVNT % 78,35 79,40 79,00 81,06

Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2013

Qua bảng trên cho ta thấy, nguồn lao động nơng thơn huyện Nam Đàn có xu hướng tăng qua các năm, nhưng số lượng tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cũng có xu hướng tăng qua các năm, chỉ đến năm 2012 giảm xuống từ 79,40% xuống còn 79,00% năm 2012 nhưng việc giảm này khơng đáng kể và đến năm 2013 thì lại tiếp tục tăng lên 81,06%.

c) Công tác xuất khẩu lao động

Thực hiện công tác xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm là một giải pháp đang được quan tâm nhằm tạo việc làm, giảm bớt số lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đồng thời từng bước ổn định KT - XH ở nơng thơn hiện nay.

Nam Đàn là huyện có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các ngành nghề và dịch vụ phát triển còn chậm. Do vậy, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm cịn chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm qua, các cấp Ủy đảng, chính quyền đã dành sự quan tâm cao đến công tác giải quyết việc làm. Trong đó, huyện đã triển khai nhiều biện pháp, các đề án của tỉnh và xây dựng các đề án GQVL - XKLĐ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm tạo bước đột phá lớn trong chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn và xóa đói giảm nghèo.

Trong q trình triển khai thực hiện, Huyện cùng các cơ sở đã tiến hành tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về vai trị, những tác động tích cực, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những chế độ ưu đãi, khuyến khích của tỉnh, huyện về xuất khẩu lao động. Đồng thời, Huyện tiến hành lựa chọn và liên kết trực tiếp với các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động để đảm bảo quyền lợi cho người đi xuất khẩu lao động nên trong những năm qua Nam Đàn đã trở thành một trong những huyện đứng đầu về công tác xuất khẩu lao động và đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.10: Tình hình xuất khẩu lao động ở huyện Nam Đàn

Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2013

Số lượng (người) 972 1.162 1.286 587

Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Nam Đàn ngày 3/8/2013

Năm 2010, huyện đã đưa 972 lao động đi làm việc ở nước ngoài, số lao động này đa tăng lên 1.162 lao động trong năm 2011. Năm 2012, có đến 1.286 lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là ở các như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia,… Năm 2013, mặc dù công tác xuất khẩu lao động gặp những khó khăn do tác động của thị trường xuất khẩu lao

động ở Hàn Quốc, Malaisia nhưng chỉ tính 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã có 587 lao động đi làm việc ở nước ngồi. Đây là một thành tích xuất sắc của huyện trong cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của người dân, ổn định KT - XH tồn huyện nói chung, vùng nơng thơn nói riêng.

Số lao động đi làm việc nước ngồi có việc làm và thu nhập ổn định góp phần giải tỏa sức ép về cơng việc cho các địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

d) Công tác đào tạo nghề để GQVL

Huyện Nam Đàn là một huyện chủ yếu làm nông nghiệp, lao động nông thôn chiếm 80% lực lượng lao động, đa phần là lao động phổ thơng chưa qua đào tạo vì thế song song với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp kinh tế gia đình Huyện cịn chủ động trong công tác đào tạo nghề cho người lao động. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 2 cơ sở dạy nghề của huyện là Trung tâm dạy nghề và HTX thêu ren Thanh Thúy Nam Thanh. Trong năm 2012 tại 02 cơ sở dạy nghề của UBND huyện quản lý đã liên tiếp mở 11 lớp có 355 người học trong với các nghề May cơng nghiệp 03 lớp với 90 người; 05 lớp thêu ren với 175 người; 02 lớp trồng hoa với 60 người. Sau khi đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn huyện, số người có việc làm sau đào tạo chiếm 75%. Theo kế hoạch năm 2013 sẽ mở thêm các lớp dạy nghề khác như nghề trồng nấm, chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật,…[14; 3]

Tổng hợp báo cáo của 24 xã, Thị trấn: Số lao động được học nghề trên địa bàn toàn huyện trong năm 2012 là 1111 người. Trong đó: số lao động có việc làm thường xuyên có 825 người đạt 75%; Số gia đình thốt nghèo có 132 người đạt 11%; Số gia đình trở thành khá có 312 người đạt 28%; Số lao động lập được nghề có 172 người đạt 15,4%; Số lao động được chuyển sang phi nơng nghiệp có 138 người đạt 12,4%.[17; 3]

Sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vấn đề GQVL ở huyện Nam Đàn đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.11: Kết quả giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động giai đoạn 2011 - 2013

Tiêu chí ĐVT 2011 2012 6 tháng năm 2013

LĐ được giải quyết việc làm Người 1.500 2.600 2.700 Trong đó:

LĐ đi làm việc ngoại tỉnh Người 6.000 7.200 6.480

Làm việc tại địa phương Người 650 700 800

Đi làm việc trong các huyện, TP,

TX thuộc tỉnh Người 1.200 1.250 1.300

Nguồn: Tổng hợp số liệu Phòng LĐ - TB&XH huyện Nam Đàn

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2011 - 2013 số lao động được GQVL mới có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tăng nhanh nhất là giai đoạn 2011 - 2012 từ 1.500 người lên 2.600 người năm 2012 trong đó thì số Lao động đi xuất khẩu lao động cũng tăng rõ rệt qua các năm. Nhưng chúng ta cũng thấy được một thực tế là số lao động có việc làm tại địa phương tuy có tăng nhưng vẫn cịn rất ít chỉ có 650 người năm 2011 đến năm 2013 tăng lên 800 người nhưng mà vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó Lao động đi làm việc ngoại tỉnh chiếm một số lượng rất lớn là 6.000 người năm 2011, 7.200 người năm 2012 đến năm 2013 có giảm nhưng mà vẫn cịn 6.480 người. Điều này cho thấy công tác GQVL của huyện đã được chú trọng, đặc biệt là XKLĐ được coi là bước đột phá trong GQVL nhưng cũng cần những giải pháp sâu sắc hơn để giải quyết việc làm giữ lao động làm việc trong huyện

e) Về tình hình thiếu việc làm.

Do phần lớn lực lượng lao động nơng thơn khơng có chun mơn kỹ thuật, lại mang nặng tác phong lao động nông nghiệp, tư tưởng sản xuất nhỏ, tự ti… nên khả năng thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp của họ rất chậm không theo kịp yêu cầu của CNH, HĐH và đơ thị hóa. Qua kết quả điều tra tình hình việc làm của 100 lao động nơng thơn cho thấy:

Bảng 2.12: Tình trạng việc làm Tình trạng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Khơng có việc làm 21 21,00 Có việc làm ổn định 25 25,00 Có việc làm tạm thời 54 54,00 Tổng 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Có 21/100 người chưa tìm được việc làm, chiếm 21.00%, có 25/100 người có việc làm ổn định, chiếm tỷ lệ 25,00%,và có 54/100 người có việc làm tạm thời (thiếu việc làm), chiếm 54,00%. Điều này cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động nông thôn rất cao. Công việc chủ yếu mang tính mùa vụ, từng đợt, bấp bênh do đó thời gian nhàn rỗi rất nhiều. Vì vậy, chính quyền huyện cần tích cực đẩy mạnh cơng tác GQVL, tạo việc làm mới cho người lao động ở nông thơn để họ có điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

f) Về tình hình thất nghiệp.

Mấy năm gần đây, tình trạng thất nghiệp ở huyện Nam Đàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong những ngun nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nơng thơn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm và tăng thu nhập.

Theo thống kê của huyện, trong tổng số lao động hiện nay của huyện thì lao động thường xun khơng có việc làm có khoảng 900 người, lao động dư thừa theo thời vụ hay thiếu việc làm (đa số lao động trong ngành nông nghiệp) khoảng gần 18.000 người. Cụ thể:

Bảng 2.13: Tình hình thất nghiệp ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT 2011 2012 2013

Tổng số lao động HĐKT Người 76.000 76.500 77.000

Lao động khơng có việc làm Người 300 250 200

Chiếm tỷ lệ trong tổng số lao động % 0,39 0,33 0,26

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Phòng LĐ - TB&XH huyện Nam Đàn năm 2013

Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy tình hình thất nghiệp ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2011 - 2013 có xu hướng giảm dần. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp chiếm 0,39% trong tổng số lao động thì đến năm 2013 đã giảm xuống chỉ cịn 0,26%. Bình qn mỗi năm GQVL cho 170 lao động thất nghiệp khơng có việc làm. Tuy nhiên, số lao động khơng có việc làm ở huyện vẫn cịn cao, đặc biệt là số lao động hoạt động theo mùa vụ thời gian nông nhàn thiếu việc làm cịn phổ biến. Vì thế nên huyện cần tăng cường hoạt

động phổ biến giới thiệu việc làm cho người lao động đặc biệt coi trọng công tác XKLĐ, tạo việc làm tại chỗ.

g) Tình hình thu nhập của lao động nơng thơn

Theo số liệu tổng hợp phịng LĐ - TB&XH huyện Nam Đàn năm 2013, thu nhập của các hộ lao động ở nông thôn chủ yếu là từ Nông - Lâm - Ngư Nghiệp. Cụ thể:

Số hộ có thu nhập từ N - L - NN là 26.476 hộ chiếm tỷ lệ lớn 66,14%, số hộ có thu nhập từ CN - XD là 6.741 hộ, chiếm tỷ lệ 16,84%, còn số hộ có thu nhập từ TM - DV là 4.242 hộ chiếm tỷ lệ thấp 10,60%, ngồi ra các hộ có thu nhập khác chỉ chiếm 6,42% trong tổng số hộ của huyện. Như vậy, đa phần lao động nông thôn huyện Nam

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w