Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

TỈNH NGHỆ AN

3.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn

hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn

Theo ý kiến điều tra khảo sát 20 cán bộ công nhân viên chức trong UBND Huyện Nam Đàn về vấn đề GQVL cho người lao động nông thôn huyện Nam Đàn tôi rút ra được giải pháp chú trọng về phát triển nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Cụ thể:

- Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và khai thác hết mọi nguồn lực của huyện như điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nơng nghiệp,… bởi đây là ngành kinh tế sử dụng số lượng lao động lớn nhất địa bàn huyện, đồng thời nông nghiệp sẽ là cơ sở cho các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

- Đi đôi với việc tập trung phát triển nơng nghiệp thì huyện phải đầu tư phát triển ngành Cơng nghiệp, Dịch vụ nhất là những ngành phục vụ cho nông nghiệp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lao động tại chỗ.

3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nam Đàn phải được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nam Đàn phải đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong huyện nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và giá trị lợi nhuận trên điện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng dân. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Nam Đàn phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước, có hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội cao. Muốn vậy, Nam Đàn phải tiến hành

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt coi trọng công tác phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Chọn lọc đưa nhanh các loại cây giống, vật ni có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng như Lúa tám thơm ở Nam Giang, Nam Lộc, Nam Tân,…; lạc ở xã Nam Hồng; Chanh ở các xã vùng núi như Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thái,… Và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa nơng sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn lực. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nông nghiệp và tăng sản lượng nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Khai thác tiềm năng đất đai các xã vùng bán sơn địa để xây dựng các trang trại có quy mơ vừa và nhỏ.

- Làm tốt công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với u cầu hoạt động của cơng nghệ. Khơng có kết cấu hạ tầng thích hợp với cơng nghệ thì khơng thể duy trì hoạt động hay hoạt động khơng có hiệu quả.

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây có tính mùa vụ, giá trị thấp sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị hàng hóa, áp dụng các hình thức sản xuất thâm canh, tăng vụ đưa các loại giống cây con có năng suất, chất lượng sản xuất để rút mạnh số lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nông sản tăng lên. Tiêu biểu như việc chuyển những khu vực trồng ngô, lạc cho năng suất thấp sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn như Dưa đỏ, dưa chuột, bí xanh, cà rốt, ớt xanh xuất khẩu ở Xã Nam Tân, Nam Anh, Kim Liên… thực hiện tăng vụ như trồng ngô trên đất lúa để tăng thu nhập ở Nam Lộc, Nam Đơng,… mở rộng diện tích trồng hoa tại Xn Hịa, Kim Liên, Hùng Tiến và Thị trấn Nam Đàn…

- Phát triển công nghiệp nhỏ, cơng nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa cho nơng nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động.

3.2.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và hàng hóa nơng sản, các ngành có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định trên địa bàn

huyện. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các lợi thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ các làng nghề trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, nhà trưng bày sản phẩm, hệ thống điện, đường giao thơng, phí đào tạo nghề...phát huy vai trò của nguồn vốn từ quỹ quốc gia GQVL để hỗ trợ các làng nghề, các hộ kinh doanh một phần vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh như Làng mộc nề Nam Hoa, Làng rèn Quy Chính, Làng tương Tự Trì xã Vân Diên, làng nón Đơng Liệt, làng dầu bơng, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung, làng gạch ngói Nam Giang,…

- Cũng cố và phát triển các làng nghề truyền thống như: mộc dân dụng, mộc cao cấp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, làm tương truyền thống...phát huy vai trò dạy nghề, truyền nghề GQVL tại chỗ cho các làng nghề, TTCN, trong thời gian qua có hàng trăm lao động đã được dạy nghề và GQVL thông qua các làng nghề hàng năm.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện việc xây dựng, thu hút đầu tư. Xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, TTCN, thu hút đầu tư mọi nguồn lực và đảm bảo môi trường phát triển bền vững vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, bia, nước giải khát, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt máy, cơ khí chế tạo, phụ tùng, lắp ráp...

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành TTCN ở nông thôn. Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất, kinh doanh tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người lao động. Đặc biệt là tiếp tục mở rộng và phát triển các làng nghề truyền thống, các làng nghề mây tre đan xuất khẩu. Nâng cao số lượng, chất lượng, mẫu mã và chủng loại hàng hóa TTCN để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

3.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thương mại - Dịch vụ

Để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, tạo nhiều việc làm, ngành thương mại, du lịch, dịch vụ ở Huyện Nam Đàn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ. Mở rộng phạm vi hoạt động về ngành hàng, chú trọng thị trường nội địa.

- Cũng cố hệ thống thương mại từ huyện đến xã, đầu tư xây mới trung tâm thương mại huyện và chợ một số xã nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi, mua bán các loại hàng hóa,

dịch vụ phục vụ và tiêu thụ sản phẩm nơng, lâm, cơng nghiệp. Qua đó thu hút thêm một bộ phận người lao động tham gia vào lĩnh vực này.

- Khai thác tối đa các hệ thống chợ đã có, đồng thời phát triển nhanh mạng lưới thương mại ở các xã, thị trấn.

- Khuyến khích xây dựng một số điểm du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử, mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Phát triển hình thức du lịch văn hóa gắn với lễ hội của dân tộc trên địa bàn. Trước mắt giao cho Phịng văn hóa thơng tin huyện chủ trì giúp đỡ, tư vấn một số làng có điều kiện xây dựng mơ hình một số lễ hội tiêu biểu trong năm, đồng thời liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh mở một số tour du lịch theo hình thức này. Qua đó tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn huyện có điều kiện làm thêm để tăng thu nhập theo hướng “ly nông bất ly hương”.

- Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành du lịch, vận tải, bưu điện, tài chính ngân hàng, những ngành chiếm tỷ trọng cao và then chốt, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ: thông tin, tư vấn pháp lý, tư vấn kỹ thuật,… Phát triển các hình thức ưu đãi tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại, dịch vụ của huyện. - Duy trì và phát triển các hoạt động du lịch hàng năm như Lễ hội vua Mai, hành trình

về với q hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, mộ bà Hoàng Thị Loan, quê nội, quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh,… vẫn ln là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngồi nước.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông thôn huyện nam đàn – tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w