Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần trường danh (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp

1.3.2. Các chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích tình hình TSCĐ tại doanh nghiệp, trước hết phải xem xét

TK111/112/331 TK 211 TK 335 TK 2413 TK 142/242 TK627/641/642 Tập hợp chi phí SCL phát sinh KC chờ phân bổ Xử lí CP SCL hồn thành Phân bổ dần chi phí Trích trước CP SCL SC nâng cấp, cải tạo

tình hình tăng giảm của TSCĐ giữa thực tế với kế hoạch, giữa cuối kì với đầu năm. Đồng thời tính và so sánh tốc độ tăng và tỉ trọng của từng loại TSCĐ. Xu hướng có tính hơp lí là xu hướng TSCĐ (đặc biệt là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất phải lớn hơn TSCĐ dùng ngồi sản xuất, có vậy mới tăng được năng lực sản xuất của xí nghiệp, các loại TSCĐ khác vừa đủ cân đối để phục vụ cho các thiết bị sản xuất và giảm đến mức tối đa TSCĐ chờ xử lí.

Xây dựng và tính tốn các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, năng lực và tình trạng kĩ thuật của TSCĐ, trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, trang bị mới TSCĐ hoặc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động SXKD nhằm tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu quả TSCĐ. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh cơ cấu của TSCĐ. Cơ cấu của TSCĐ có thể

được tính cho từng loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ TSCĐ.

Tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản = Giá trị TSCĐ Tổng giá trị tài sản Hoặc: Tỉ trọng của từng loại TSCĐ = Giá trị từng loại TSCĐ Tổng giá trị TSCĐ Hoặc: Tỉ trọng TSCĐ theo bộ phận sử dụng hoặc hoạt động =

Giá trị TSCĐ của từng bộ phận hoặc hoạt động Tổng giá trị TSCĐ

Chỉ tiêu tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản phản ánh cơ cấu đầu tư TSCĐ trong doanh nghiệp, nó cho thấy mức độ đầu tư vốn của doanh nghiệp vào TSCĐ. Tỉ trọngTSCĐ trong tổng tài sản giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế

- kĩ thuật ngành nghề và yêu cầu của hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tỉ trọng của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ phản ánh mức độ đầu tư vốn của doanh nghiệp cho từng loại TSCĐ, chỉ tiêu này khác nhau với từng thời kì và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉ trọng TSCĐ theo bộ phận sử dụng hoặc theo loại hoạt động phản ánh cơ cấu đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp cho từng bộ phận hoặc từng loại hoạt động trong tổng vốn đầu tư cho TSCĐ của tồn doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể được sử dụng để so sánh với tỉ trọng doanh thu, lợi nhuận của bộ phận hoặc hoạt động tương ứng, từ đó thấy được tính hợp lí và hiệu quả trong việc đầu tư và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Trong cơng thức trên, giá trị TSCĐ có thể được tính theo chỉ tiêu ngun giá hoặc giá trị cịn lại của TSCĐ, có thể tính vào thời điểm đầu kì hoặc cuối kì và số liệu tính được lấy từ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK phản ánh TSCĐ.

Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh mức độ hao mịn TSCĐ. Chỉ tiêu này phản

ánh tình trạng kĩ thuật của TSCĐ, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng mức độ cũ, mới của TSCĐ, từ đó có biện pháp tái đầu tư TSCĐ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số hao mòn TSCĐ = Giá trị hao mòn TSCĐ Tổng nguyên giá TSCĐ

Trong cơng thức trên, hệ số hao mịn có thể được tính vào đầu kì hoặc cuối kì, số liệu tính căn cứ vào sổ kế tốn các TK phản ánh nguyên giá và hao mòn lũy kế của TSCĐ.

Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ. Chỉ tiêu này phản

ánh trình độ cơ giới hóa trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Tổng số cơng nhân bình qn

Hệ số trang bị TSCĐ càng cao chứng tỏ tính hiện đại trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp càng lớn. Trong công thức trên, giá trị TSCĐ có

thể được tính theo ngun giá hoặc giá trị cịn lại, căn cứ vào sổ kế tốn của các TK phản ánh TSCĐ, số lượng cơng nhân sản xuất căn cứ vào sổ danh sách lao động, các quyết định tuyển dụng và HĐ lao động.

Thứ tư, chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ. Thơng qua việc

tính các hệ số đổi mới hoặc loại bỏ TSCĐ, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ, trình độ tiến bộ kĩ thuật và đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp.

Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kì Giá trị TSCĐ cuối kì Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kì

Giá trị TSCĐ cuối kì

Trong các cơng thức trên, giá trị của TSCĐ cuối kì có thể được xác định theo ngun giá hoặc giá trị còn lại, số liệu căn cứ vào số dư và số phát sinh trên sổ kế toán các TK phản ánh nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ.

Thực tế cho thấy, mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư trang bị đầy đủ máy móc thiết bị nhưng nếu việc sử dụng khơng hợp lí về mặt số lượng thời gian và cơng suất thì hiệu quả khơng cao. Sau một kì kinh doanh nhất định, việc đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào cho hoạt động SXKD nói chung, hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng có ý nghĩa to lớn đối với quản lí nhằm có cơ sở so sánh giữa kế hoạch với thực tế, giữa thực tế kì này với kì trước để từ đó đề ra những biện pháp, kế hoạch cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất nhằm khai thác và sử dụng tài sản một cách hợp lí, hiệu quả. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể được xác định theo các cơng thức sau đây:

Hiệu năng (hiệu suất) TSCĐ = Kết quả sản xuất đầu ra Giá trị TSCĐ bình qn

Cơng thức trên phản ánh bình quân một đồng giá trị TSCĐ bình quân được sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra cho doanh nghiệp,

kết quả này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ngày càng khả quan hơn. Trong công thức trên, kết quả đầu ra có thể là doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận thuần. Giá trị TSCĐ bình quân có thể được tính theo ngun giá hoặc giá trị cịn lại và được xác định bằng cơng thức:

Giá trị TSCĐ bình quân = Giá trị TSCĐ đầu kì + Giá trị TSCĐ cuối kì 2

Nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSCĐ hay suất hao phí TSCĐ.

Hệ số đảm nhiêm TSCĐ = Giá trị TSCĐ bình quân Kết quả đầu ra

Hoặc:

Hệ số đảm nhiệm TSCĐ = 1

Hiệu năng TSCĐ

Hệ số đảm nhiệm TSCĐ phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp hay lợi nhuận thuần thì doanh nghiệp phải đầu tư bao nhiêu đồng TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ và có xu hướng giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng có triển vọng tốt hơn.

Mức doanh lợi ( Mức sinh lợi) TSCĐ = Lợi nhuận

Giá trị TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần trường danh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w