Cảm biến điện dung

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử, cho môn thí nghiệm ô tô (Trang 30 - 32)

2. Các giải pháp đề ra để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

2.2.6. Cảm biến điện dung

a. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động Hình vẽ

Cảm biến điện dung dựa trên các nguyên tắc của một tụ điện. Một trong những tính chất vật lý của tụ điện là sự phụ thuộc của điện dung, tức là khả năng lưu trữ năng lượng, vào khoảng cách giữa hai tấm kim loại. Các tấm cĩ khoảng cách phù hợp.

Nếu hai mảnh là tương đối xa nhau, thì khả năng nạp giữa chúng là tương đối thấp. Nếu các tấm di chuyển lại gần nhau hơn, thì khả năng nạp tăng tương ứng.

Hình 2.16. Khi hai tấm khim loại ở xa nhau.

Hình 2.17. Khi hai tấm kin loại ở gần nhau.

Ứng dụng Hình vẽ

− Cảm biến đo gia tốc:

Cảm biến gia tốc được lắp trên khung kết cấu sàn xe theo chiều dọc và ngang trục.

Cảm biến gia tốc đo gia tốc của xe theo chiều dọc hoặc ngang, tùy thuộc vào sử dụng.

Cảm biến này được dùng để điều khiển hoạt động của túi khí.

Hìn h 2.18. Cấu tạo cảm biến gia tốc.

− Cảm biến áp suất phanh : Cảm biến áp suất phanh cĩ thể được lắp bên ngồi của xi lanh phanh chính hoặc cĩ thể tích hợp vào HCU.

Cảm biến áp suất phanh dùng để đo áp suất trong hệ thống phanh thủy lực.

Cảm biến này tạo ra một tín hiệu điện áp tỉ lệ thuận với áp suất phanh tạo ra. Và gửi tín hiệu này về ECU.

Khi áp suất phanh nhỏ thì khoảng cách giữa đĩa dung (di động) và đĩa dung (cố định) ở xa nhau do đĩ làm thay đổi điện dung của mạch do đĩ tạo ra tín hiệu điện áp tương ứng.

hình 2.19. Cảm biến áp suất phanh.

Hình 2.20. Cấu tạo cảm biến áp suất phanh. 1. Xi lanh phanh chính; 2.dầu phanh; 3. Thân

cảm biến; 4.Đĩa dung (di động); 5. Đĩa dung (cố định).

− Cảm biến độ lệch của xe : Cảm biến được lắp ở mặt cắt ngang bên phải của dầm ngang trong khoang hành lý.

Cảm biến độ lệch của xe sử dụng một con quay kiểu điện dung cĩ hình âm thoa.

Một cái cộng hưởng gồm cĩ một phần rung và một phần phát hiện được dịch chuyển 90 độ để hình thành một bộ phận. Một miếng gốm áp điện được lắp vào cả phần rung và phấn phát điện. để pháp hiện độ lệch hướng, người ta đặt điện áp xoay chiều vào phần rung, điện áp này làm cho nĩ rung. Sau đĩ, mức lệch hướng được phát hiện từ phần phát hiện theo mức lệch và hướng lệch của miếng gốm áp điện, do tác dụng của lực coriolis được tạo ra quang cái cộng hưởng.

Hình 2.21. Cấu tạo cảm biến độ lệch của xe.

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử, cho môn thí nghiệm ô tô (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w