3.1 .Nguyên tắc xác định các biện pháp
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của học Trường
3.2.1. Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ
và học sinh về vị trí vai trị của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT chuyên
3.2.1.1. Mục tiêu
Nhận thức có vai trị quyết trong việc định hướng cho hành động. Nâng cao nhận thức là cơ sở đê tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ động, để thực hiện mục tiêu chung.
Đối với nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trị, của HĐGD NGLL là rất quan trọng. Bởi lẽ, có nhận thức đúng đắn thì giáo viên sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và sẽ là tuyên truyền viên, vận động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cùng phối hợp tổ chức có hiệu quả HĐGD NGLL.
Ở trường THPT chuyên, HĐGD NGLL rất quan trọng, có tác dụng nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh. Học sinh là trung tâm, chủ thể của hoạt động, các em đã có tố chất thơng minh, có những thành tích cao trong học tập các mơn chun. Do đó, nếu các em nhận thức đúng được vai trò của HĐGD NGLL, thấy được tác dụng tích cực của hoạt động đối với bản thân thì các em sẽ tích cực, chủ động tham gia, có ý tưởng, sáng tạo trong hoạt động. Có như vậy thì mục tiêu của HĐGD NGLL mới trở thành hiện thực.
HĐGD NGLL chỉ có hiệu quả tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Khi PHHS nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của HĐGD NGLL thì họ sẽ định hướng, khuyến khích con em họ tham gia. Họ sẽ sẵn sàng ủng hộ, phối hợp tham gia và tổ chức HĐGD NGLL, góp phần vào q trình giáo dục tồn diện học sinh. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục thì cần phải làm cho PHHS nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của HĐGD NGLL.
3.2.1.2. Nội dung
Ban giám hiệu phải nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của HĐGD NGLL đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Có trách nhiệm quản lý thực hiện tốt HĐGD NGLL để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Mỗi CBGV cần phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ của một giáo viên giảng dạy bộ mơn nói chung, và giảng dạy bộ mơn chun nói riêng, ngồi việc cung cấp kiến thức khoa học bộ mơn mà cịn phải làm tốt cơng tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, phải thấy được vai trò của HĐGD NGLL trong việc giáo dục.
Các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGD NGLL cần phải được bồi dưỡng về năng lực tổ chức, năng lực quản lý các HĐGD NGLL. Đồng thời đội ngũ giáo viên cũng phải được quán triệt các nguyên tắc HĐGD NGLL.
Kế hoạch hoạt động của nhà trường được xây dựng từ đầu năm học, các kế hoạch của các tiểu ban và của Đồn thanh niên khơng có sự chồng chéo và phải thống nhất nhau. Đội ngũ học sinh nòng cốt của lớp cũng phải được bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐNGLL để phối hợp tốt với GVCN tiến hành có hiệu quả các HĐGD NGLL.
3.2.1.3. Cách thực hiện
Để nâng cao nhận thức, cần phải thơng qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau như tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học nghị quyết, họp hội đồng giáo dục, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm quản lí, tổ chức ngoại khố các chun đề về văn hoá giáo dục, đạo đức, pháp luật, phối hợp với các tổ chức chính quyền, đồn thể chính trị xã hội tuyên truyền vận động mọi lực lượng tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó, tác động đến tâm lí, nhận thức của cán bộ, giáo viên học sinh và các lực lượng xã hội khác về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục toàn diện nhân cách người học sinh.
* Đối với cán bộ giáo viên
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức cho CBGV học tập nhiệm vụ năm học, trong đó có nội dung về HĐGD NGLL. Thống nhất kế hoạch, nội dung và biện pháp thực hiện của ban HĐGD NGLL, của Đoàn thanh niên và GVCN để việc thực hiện mang tính thống nhất. Trong các cuộc họp hội đồng, Hiệu trưởng cần phổ biến, thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung của chủ điểm hoạt động trong tháng. Từ đó, giáo viên sẽ hiểu được mục đích yêu cầu của hoạt động và trách nhiệm cá nhân trong tổ chức hoạt động này. Đồng thời để tăng thêm tinh thần trách nhiệm của giáo viên, Hiệu trưởng cũng cần đưa việc tham gia tổ chức HĐGD NGLL vào tiêu chí thi đua.
Yêu cầu soạn giảng nghiêm túc nội dung chương trình HĐGD NGLL do Bộ GD&ĐT qui định cho tất cả giáo viên, để giáo viên hiểu trách nhiệm của họ trong hoạt động này.
Tổ chức cho giáo viên nghe báo cáo tình hình thời sự trong và ngồi nước, tình hình chính trị để giúp giáo viên nắm rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất nước, hiểu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước cần những con người phát triển tồn diện mà HĐGD NGLL góp phần tạo nên những con người đó.
Thường xuyên đổi mới và làm phong phú về nội dung và hình thức HĐGD NGLL để thu hút GV và HS tham gia.
* Đối với học sinh
Vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cuối tuần, tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức, thái độ, tình cảm và động cơ tham gia hoạt động.
Đổi mới hình thức tổ chức để thu hút sự tham gia của các em
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của học sinh để có những điều chỉnh về kế hoạch, nội dung để mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả hơn.
* Đối với PHHS
Trong các bổi họp PHHS, thực hiện tuyên truyền để PHHS hiểu được vai trò của HĐGD NGLL đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Giải thích cho PHHS hiểu rõ việc tham gia HĐGD NGLL sẽ giúp cho học sinh xây dựng được động cơ học tập đúng đắn hỗ trợ đắc lực cho việc học tập các môn học.
Mời PHHS dự các buổi HĐGD NGLL.
Thường xuyên trao đổi với PHHS để giúp cha mẹ học sinh nắm được thời khóa biểu học tập và sinh hoạt của học sinh. Các kế hoạch, nội dung HĐGD NGLL cần thông báo cho cha mẹ học sinh rõ để họ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia.