3.1 .Nguyên tắc xác định các biện pháp
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của học Trường
3.2.3. Biện pháp 3: Củng cố ban chỉ đạo và các cá nhân tổ chức hoạt
với kế hoạch HĐGD NGLL của trường vừa phải phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình như: khả năng tổ chức, sở trường, sở thích của lớp,
Kế hoạch phải có sự tích hợp với các nội dung các mơn học, trong đó phải chú trọng đến màu sắc của lớp chuyên.
Trong kế hoạch phải nêu rõ thời gian thực hiện, hướng dẫn cụ thể cho cán bộ lớp, Đồn, có tiêu chí để đánh giá học sinh rõ ràng.
3.2.3. Biện pháp 3: Củng cố ban chỉ đạo và các cá nhân tổ chức hoạt động GDNGLL GDNGLL
3.2.3.1. Mục tiêu
Để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL, nhà trường cần củng cố lại Ban chỉ đạo HĐGD NGLL, thành lập các tiểu ban hoạt động nhỏ. Sự phân cấp quản lý cụ thể sẽ giúp cho việc triển khai các HĐGD NGLL tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên, liên tục và có sự thống nhất từ Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn, GVCN lớp, GVBM cho đến học sinh.
3.2.3.2. Nội dung
Chúng tôi đề xuất thành phần Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng
- Các thành viên: Bí thư Đồn trường, Bí thư Chi đồn giáo viên, Tổ trưởng các tổ bộ mơn, đại diện Ban chấp hành Cơng đồn, đại diện Cha Mẹ học sinh, một số giáo viên có năng lực trong lĩnh vực hoạt động.
3.2.3.3. Cách thực hiện
Để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD NGLL, Ban chỉ đạo cần xác định rõ nhiệm vụ và phân cấp trách nhiệm cho từng tiểu ban.
- Ban chỉ đạo HĐGD NGLL có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
- Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường. Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên của lớp tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả.
- Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.
Ban chỉ đạo HĐGD NGLL sẽ trực tiếp chỉ đạo 6 tiểu ban ứng với 6 nội dung hoạt động:
+ Tiểu ban tổ chức chính trị xã hội;
+ Tiểu ban hoạt động văn hóa, nghệ thuật; + Tiểu ban hoạt động thể dục, thể thao;
+ Tiểu ban hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp; + Tiểu ban hoạt động vui chơi giải trí;
+ Tiểu ban hoạt động lao động cơng ích.
Sau khi đã củng cố lại Ban chỉ đạo, điều quan trọng là việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban; phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các tiểu ban, giữa các cá nhân tham gia tổ chức; duy trì đều đặn chế độ giao ban hàng tháng để định kế hoạch hàng tháng và tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động của tháng trước. Đối với các cuộc họp giao ban hàng tháng của Ban chỉ đạo cần mở rộng để đội ngũ GVCN toàn trường cùng tham gia để trao đổi rút kinh nghiệm trong cách tổ chức các hoạt động GDNGLL.