Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường trung học phổ thông chuyên khoa học tự nhiên thuộc trường đại học khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội (Trang 81 - 84)

3.1 .Nguyên tắc xác định các biện pháp

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của học Trường

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL

3.2.4.1. Mục tiêu

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông rất đa dạng và phong phú, thường diễn ra trong một không gian rộng, thời gian khơng cố định. Do đó, muốn thu hút học sinh tham gia đầy đủ các hoạt

động cần phải thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Tuỳ theo tính chất, mức độ của mỗi hoạt động, người hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp.

Các hình thức tổ chức các hoạt động lặp đi lặp lại, không hấp dẫn khiến nhiều học sinh của nhà trường khơng cịn hứng thú với HĐGDNGLL. Việc sử dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức hoạt động sẽ có sức lơi cuốn đối với học sinh, các em sẽ tích cực, hào hứng tham gia tổ chức hoạt động, GVCN định hướng, hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động, thông qua hoạt động có thể giáo dục tồn diện học sinh của mình và chính các em sẽ tự làm chủ hoạt động của mình, giúp đỡ GVCN rất nhiều trong triển khai HĐGDNGLL. Vì vậy, đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL là để HĐGDNGLL thu hút, lơi cuốn tồn thể học sinh tham gia, để HĐGD NGLL có ý nghĩa giáo dục quan trọng trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinh.

3.2.4.2. Nội dung

Giáo viên cần nắm vững nội dung hoạt động của từng chủ điểm giáo dục. Từ nội dung chủ điểm, BCĐ, GV cụ thể hóa thành nội dung của từng tuần, đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động với nhau.

Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, tháng. Đổi mới phương pháp tổ chức, cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động tích cực của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề.

Đổi mới hình thức tổ chức theo hướng tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng cường phương tiện hiện đại để gây hứng thú cho học sinh. Sử dụng các kênh thơng tin nghe, nhìn để tổ chức HĐGD NGLL.

Xây dựng các phần mềm tổ chức HĐGD NGLL.

3.2.4.3. Cách thực hiện

Khuyến khích GVCN đổi mới các hình thức tổ chức đa dạng như hội thi, văn nghệ, thời trang, tham quan di tích lịch sử. Khuyến khích giáo viên mỗi hoạt động khác nhau nên tổ chức hình thức khác nhau.

Động viên giáo viên đổi mới bằng cách kết hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động trong một chủ đề hoạt động. Muốn vậy, mời chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức kết hợp nhiều hình thức về trường tổ chức hoạt động mẫu cho GVCN được dự giờ và tổ chức rút kinh nghiệm, để qua đó GVCN nhận thấy lợi ích của việc đa dạng hình thức tổ chức có tác dụng tốt trong việc lôi cuốn học sinh vào hoạt động như thế nào.

BGH, cán bộ tiểu ban nên tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên, thậm chí có thể giúp đỡ bằng cách cử cán bộ đến lớp cùng kết hợp với GVCN tổ chức vài hoạt động mẫu từ đó giáo viên sẽ biết cách tổ chức hoạt động. Bên cạnh đó, BGH, cán bộ tiểu ban cần hiểu rõ năng lực, sở trường của từng GVCN để có cách đánh giá khách quan, cơng bằng đối với những cố gắng và nỗ lực của GVCN.

Tổ chức các đợt tập huấn GVCN, gợi mở thêm các hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích GVCN sáng tạo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Với các chủ đề hoạt động của tháng nhà trường nên đổi mới hình thức tổ chức bằng cách khơng tổ chức tại lớp mà tổ chức theo khối chuyên: Ban chỉ đạo có thể vận dụng các hình thức Game Show trên truyền hình như: Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng. Tổ chức cho học sinh thi diễn các tiểu phẩm về “Mơi trường”, “Phịng chống ma túy”, “An tồn giao thơng” hoặc tổ chức các cuộc thi địi hỏi các em làm việc theo nhóm như: làm các video clip, viết báo khoa học về các vấn đề mang tính thời sự hiện nay (mơi trường, an tồn giao thơng, sức khỏe học đường…) .

Đối với các hoạt động tham quan, dã ngoại cho học sinh ngồi trường học là một hình thức tổ chức mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục cho học sinh về tình yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ môi trường, rất được các học sinh chuyên yêu thích. Tuy nhiên, đa phần GVCN rất ngại tổ chức vì lý do an tồn và kinh tế. Vì vậy, ban giám hiệu nên tạo điều kiện về thời gian, có

giải pháp hỗ trợ về phương tiện, kinh phí, cử cán bộ quản lý học sinh để giáo viên có thể tổ chức được các nhiều lần hoạt động này. Phối hợp tổ chức với các giáo viên bộ môn chuyên Sinh, giáo viên Địa lý, Lịch sử để hướng dẫn các em khám phá thiên nhiên, sinh thái môi trường, truyền thống dân tộc đồng thời giúp các em làm báo cáo khoa học thực địa trong chuyến đi.

Tăng cường các hoạt động giao lưu, mời đại biểu tham dự các hoạt động với tư cách khách mời hoặc có thể trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động như: Mời các cựu học sinh thành đạt hoặc các học sinh có thành tích cao trong kì thi olympic quốc tế của trường để trao đổi kinh nghiệm học tập. Mời phụ huynh tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động, mời các cơ quan doanh nghiệp đến tư vấn về nghề nghiệp, định hướng tương lai, mời đại diện các trường ĐH đến giới thiệu chương trình học tập, tư vấn du học, mời các trường THPT chuyên trong các nước ASEAN trao đổi kinh nghiệm học tập, tạo điều kiện cho học tham dự các kì Olympic tiếng anh của các trường chuyên ở Hà Nội

Tạo diễn đàn để các em học sinh trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL. Qua đó, tổng kết để giúp cán bộ, GVCN trong việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động.

Có cơ chế khen thưởng, động viên, biểu dương với các GVCN tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trường trung học phổ thông chuyên khoa học tự nhiên thuộc trường đại học khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)