3.1 .Nguyên tắc xác định các biện pháp
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của học Trường
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
3.2.2.1. Mục tiêu
Kế hoạch hóa là cơng cụ để quản lý, giúp CBQL tập trung vào mục tiêu đã xác định đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Kế hoạch hóa tạo ra sự đồng bộ, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.
Kế hoạch HĐGD NGLL giúp cho CBQL có cái nhìn bao qt về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.
Kế hoạch hóa HĐGD NGLL sẽ đảm bảo tính ổn định, tương đối, tính hệ thống và tính mục đích của hoạt động, hạn chế sự lộn xộn và tùy tiện trong tổ chức, nhất là đối với những hoạt động mang tính qui mơ toàn trường.
3.2.2.2. Nội dung
Kế hoạch HĐGD NGLL được đưa vào kế hoạch nhà trường, được Hội đồng giáo dục bàn bạc và thông qua vào đầu năm học.
Kế hoạch phải có sự thống nhất cao từ BGH cho đến từng CBGV trong nhà trường. Hiệu trưởng phải duyệt kế hoạch đầy đủ, cụ thể theo quy trình từ GV, tổ chun mơn, các đồn thể.
Cần xây dựng kế hoạch HĐGD NGLL thành một văn bản riêng bao gồm đầy đủ các mặt hoạt động và có phân chia thời gian thực hiện từng thời kỳ, từng tháng.
Kế hoạch HĐGD NGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường, phải được đặt trong mối tương quan với các kế hoạch khác như kế hoạch dạy học, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất…
3.2.2.3. Cách thực hiện
* Với Ban chỉ đạo HĐGD NGLL:
Ngay từ đầu năm học, Ban chỉ đạo HĐGD NGLL phải lên kế hoạch cho cả năm học cho tồn trường dựa trên chương trình quy định của Sở Giáo dục & Đào tạo. Kế hoạch phải cụ thể trong từng tháng, từng tuần của năm học.
Đối với Bản kế hoạch cho tháng, tuần phải xác định rõ thời gian tổ chức vào ngày nào, giờ nào cịn về hình thức tổ chức, nội dung tổ chức cho các lớp chỉ là gợi ý, không ấn định nội dung, hình thức cụ thể, bắt buộc các lớp phải dập khuôn. Điều này giúp các lớp có được sự chủ động sáng tạo trong xây dựng chương trình hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng trong đánh giá, một số nội dung, hình thức hoạt động cần được ấn định cụ thể. Đối với kế hoạch cả năm học cho các hoạt động lớn toàn trường, bản kế hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tính khả thi. Kế hoạch HĐGD NGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường, phải được cân đối với các kế hoạch khác, tránh tình trạng chồng chéo, phân tán nguồn lực. Bản kế hoạch cần xác định rõ công việc cần làm, làm cho ai, làm bằng cách nào. Phải phân công rõ ràng các nhiệm vụ cho từng bộ phận, dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động.
* Với giáo viên chủ nhiệm: