2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa xã hội thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh.
2.1.1. Vị trí địa lí, dân cư
Thành phố Cẩm Phả là một thành phố mới thành lập của tỉnh Quảng Ninh (năm 2012), bao gồm 12 phường và 4 xã. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng Thành phố Cẩm Phả (Toạ độ: 20o58’10’’ - 21012’ vĩ độ bắc, 107010’ - 107023’50’’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 30km, bắc giáp huyện Ba Chẽ, đông giáp huyện Vân Đồn, tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc Thành phố là vịnh Bái Tử Long.
Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623 ha. Địa hình đồi núi. Núi non chiếm 55,4% diện tích. (Trong đó núi đá chiếm tới 2590 ha. Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Tính đến ngày 21/02/2012, dân số tại thành phố Cẩm Phả là 195.800 người với mật độ dân số xấp xỉ 403 người/km2. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đơng bắc Bắc Bộ.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
Thành phố Cẩm Phả cũng sở hữu nguồn tài nguyên phong phú (trữ lượng than lớn nhất cả nước, có đá vơi, đất sét, nước khống, antimon...) là tiềm năng lớn của Cẩm Phả để phát triển kinh tế… Ngoài ra, Cẩm Phả cịn có tiềm năng về du lịch, với vịnh Bái Tử Long; có nguồn nước khống nóng q hiếm để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, có khu du tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Ông cấp Quốc gia, khu Vũng Đục để phát triển du lịch tâm linh…
Cẩm Phả hiện có 1.041 doanh nghiệp. Trong đó số doanh nghiệp Trung ương là 27, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là 1.014 (647 TNHH, 326 cổ phần, 31 doanh nghiệp tư nhân, 10 hợp tác xã). Hàng năm khối doanh nghiệp
ngồi nhà nước đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng, chiếm trên 1/4 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố (năm 2015 đóng góp 235 tỷ đồng, bằng 20% tổng thu ngân sách TP), giải quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động.
Nhằm phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, Cẩm Phả tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực. Ưu tiên nguồn vốn cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đơ thị và một số cơng trình trọng điểm phục vụ cho việc xây dựng thành phố. Đặc biệt, trong những năm qua khi Cẩm Phả tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ về nâng cấp hạ tầng, phát triển các ngành nghề kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... và đã được công nhận là đơ thị loại II vào năm 2015 thì diện mạo về một thành phố cơng nghiệp cảng biển hiện đại đã ngày một rõ nét hơn.
Trong thời kì đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, nhân dân Thành phố Cẩm Phả ra sức phấn đấu góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng, nền kinh tế của Thành phố có sự tăng trưởng đáng kể. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng từ 4,5% đến 5,5% năm; lương thực bình quân đầu người tăng 5.7%/ năm; cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, điện, trường học, trạm y tế đã cơ bản được hồn thiện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh sang kinh tế cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự nghiệp văn hóa thu được nhiều thành tựu, phong trào xây dựng gia đình, làng xã văn hóa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo chỉ cịn dưới 3%, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, ổn định.
2.1.3. Về phát triển giáo dục
Trong những năm quá, Thành phố Cẩm Phả đã xây dựng định hướng chiến lược phát triển giáo dục, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục dạy học cho giáo dục trên cơ sở bằng nguồn ngân sách của địa phương và thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong thành phố. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục trên
địa bàn Thành phố Cẩm Phả đã phát triển, hoàn chỉnh từ bậc học Mầm non cho đến THPT.
Giáo dục Thành phố Cẩm Phả đã phát triển toàn diện, tất cả các xã, thị trấn đều có trường Mầm non, có từ 1 - 2 trường Tiểu học, 1 trường THCS, tồn huyện có 7 trường THPT, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Thành phố Cẩm Phả có 7 trường THPT gồm THPT Cẩm Phả, THPT Lê Quý Đôn, THPT Lương Thế Vinh, THPT Lê Hồng Phong, THPT Hùng Vương, THPT Cửa Ơng, THPT Mơng Dương, đến hết năm học 2015-2016 có 4 Trường đạt chuẩn Quốc gia gồm THPT Cẩm Phả, THPT Lê Q Đơn, THPT Lê Hồng Phong, THPT Cửa Ơng .
Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp các cấp học, bậc học đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học có xu hướng giảm rất nhiều. Giáo dục đạo đức và hướng nghiệp đã được coi trọng, hơn 97 % học sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ học nghề. Đặc biệt số lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh ngày càng cao.
Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn các giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề, có đủ năng lực,sức khỏe để dạy, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Đặc điểm trƣờng THPT Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
Trường THPT Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1976, lúc đầu có 02 lớp nhơ của THPT Cẩm Phả học, sau nhiều năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, những năm được đào tạo bán công trong công lập nhà trường có năm học với 36 lớp trên 1500 học sinh. Năm 2002 nhà trường tách phân hiệu Mông Dương thành lập nên trường THPT Mông Dương. Hiê ̣n nay nhà trường ổn định quy mô với 15 lớp với số họ sinh trong ba năm gần đây như sau: Năm học 2014-2015 quy mô 15 lớp 556 học sinh, năm học 2015-2016 quy mô 15 lớp 562 học sinh, năm học 2016-2017 quy mô 15 lớp với 585 học sinh.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
2.2.1.1. Tổ chức nhà trường: Trường THPT Cửa Ơng hiện có 45 CBQL, GV và nhân viên. Cơ cấu tổ chức của nhà trường có Chi bộ Đảng, Hội đồng sư phạm nhà trường, Cơng đồn, Đồn thanh niên và Hội Cựu Chiến binh …
Về trình độ chun mơn và lý luận chính trị cho thấy:
Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trườngTHPT Cửa Ơng.
Đội ngũ Tổng số
Trình độ chun mơn Trình độ lý luận
SĐH ĐH CĐ Cao cấp Trung cấp Sơ cấp CBQL (HT, PHT ) 3 1 2 0 0 3 0 GV 38 5 33 0 0 2 36 NV 4 0 3 1 0 0 3
Số liệu trên cho thấy: Về cơ bản 100% CBGV nhà trường đã đạt chuẩn về trình độ chun mơn, trong đó có 1 CBQL (33.3%) và 5 GV (13.2%) đạt trên chuẩn về trình độ chun mơn.
Nhà trường có chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ thành phố Cẩm phả với 25 Đảng viên, có tổ chức Cơng đoàn và Đoàn thanh niên. Đội ngũ GV nhà trường đa phần còn rất trẻ, đa phần tuổi đời từ 25- 40
Nhà trường gồm 04 tổ chuyên môn gồm Tổ Tự nhiên I gồm mơn Tốn ( 5GV), môn Vật Lý ( 3GV), môn Tin học ( 3GV), Tổ Tự nhiên II gồm mơn Hóa học ( 3GV), mơn Sinh học ( 3GV), môn Công nghệ ( 2GV), Tổ Xã hội I gồm môn Ngữ văn ( 6GV ), môn Địa lý ( 2GV), môn Lịch sử ( 2GV), Tổ Xã hội II gồm môn Tiếng Anh ( 4GV), mơn Thể dục ( 2GV), mơn Giáo dục quốc phịng ( 2GV), môn Giáo dục cơng dân ( 2GV ) và Tổ Văn phịng gồm 4 nhân viên.
Bộ môn Tiếng Anh của các nhà trường hiện nay gồm có 4 GV, trong đó có 4 GV là nữ (có 3 GV biên chế, 1 GV hợp đồng). Số GV trong độ tuổi 25- 35 là 4 người. 100% đạt trình độ cử nhân Tiếng Anh, khơng có GV đạt trình độ thạc sĩ.
Trong số 4 GV Tiếng Anh của các trường, có 1 GV giỏi cấp tỉnh, 2 GV giỏi cấp thành phố, khơng có GV nào được học tập và công tác ở các nước bản ngữ; chỉ có 3 GV được đào tạo chính quy từ hệ sư phạm của các trường đại học ngoại ngữ, còn 1 GV lại là các GV học Tiếng Anh khóa khơng chính quy của các lớp đại học chuyên ngữ.
Qua các số liệu đã điều tra ở trên và trao đổi với lãnh đạo các nhà trường, tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên mơn Tiếng Anh nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, ham học hỏi những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới; gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một số hạn chế. Trình độ GV Tiếng Anh của nhà trường khơng đồng đều, có 1GV tốt nghiệp hệ khơng chính quy, cịn có GV chưa quen với dạy Tiếng Anh hiện đại, không thể giao tiếp dù là giao tiếp thơng thường bằng Tiếng Anh; Trình độ tiếng (lý thuyết) và kỹ năng thực hành thấp, ít cơ hội để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngồi, khơng có động cơ giao tiếp bằng Tiếng Anh ở trường và ít có điều kiện để cập nhật với những phát triển mới trong dạy và học ngoại ngữ. Các GV trẻ với thâm niên giảng dạy chưa nhiều; chưa có GV đạt trình độ chun mơn trên chuẩn.
2.2.1.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Từ năm học từ 2010 cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư, nâng cấp gồm 15 phịng học kiên cố, 02 phịng Tin học, có phịng thực hành Hóa, Sinh và Vật lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
CSVC đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Đã có khu nhà hiệu bộ riêng với việc bố trí các phịng chức năng làm việc
hợp lý, các phòng này đều được kết nối mạng nội bộ và Internet. Khu phòng học đủ điều kiện để các lớp học chính khóa và phụ đạo, có phịng thực hành Lý- Cơng nghệ, Hóa - Sinh theo đúng qui chuẩn của cấp THPT cùng với hệ thống các máy chiếu đa phương tiện, máy chiếu hắt...Tuy nhiên xét riêng về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ mơn ngoại ngữ thì các nhà trường mới chỉ có máy cassette, máy chiếu và một số tranh ảnh; chưa có phịng dạy Tiếng riêng nên khi dạy một số kỹ năng mơn Tiếng Anh cịn rất hạn chế do đó chất lượng giảng dạy chưa cao.
2.2.2. Đặc điểm học sinh
Đối tượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đều là HS đã tốt nghiệp ở trường THCS Cửa Ông, THCS Cẩm Thịnh và một phần Xã Cộng Hòa thành phố Cẩm Phả. Đa số các em đều ngoan, chăm học, động cơ học tập nghiêm túc. Cùng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 15 đến 18 nên các em rất ham học hỏi cái mới, nhiệt tình học tập. Điều này rất thuận lợi cho việc học tập các mơn nói chung cũng như mơn Tiếng Anh nói riêng.
Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục học sinh. Số HS tham gia học tập tại trường phân bố rộng từ xã, phường, trong đó có xã Cộng Hịa thuộc khu vực miền núi cách trường gần 20 km đời sống kinh tế khó khăn. Các em thậm chí cịn chưa được học đủ chương trình mơn Tiếng Anh THCS. Điều này gây khó khăn cho việc học tập vì sách giáo khoa môn Tiếng Anh được liên thông từ lớp 6 đến lớp 12.
Hơn nữa sự phân hóa trong trình độ HS cũng gây khơng ít cản trở cho GV trong quá trình giảng dạy mơn Tiếng Anh. Hàng năm vẫn cịn học sinh bỏ học, một số HS nông thôn tiếp cận với ngoại ngữ và tin học luôn hạn chế hơn so với HS ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như mơi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Việc huy động cộng đồng tham gia vào cơng tác giáo dục cịn nhiều hạn chế. Một bộ phận cha mẹ HS còn ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT Cửa Ông thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
Để khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Cửa Ông thành phố Cẩm Phả, tác giả đã tiến hành khảo sát 3 CBQL, 4 GV tiếng Anh và 09 GV cốt cán cùng với 120 HS nhà trường, Nội dung khảo sát về ba vấn đề thực trạng giảng dạy môn Tiếng Anh của GV, thực trạng hoạt động học tập môn Tiếng Anh của HS và thực trạng CSVC và sử dụng các thiết bị dạy học, kết quả thu được như sau:
2.3.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh của giáo viên
Một đội ngũ GV giảng dạy tốt khơng chỉ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả, việc sử dụng công nghệ tin học trong q trình giảng dạy mơn Tiếng Anh theo phương pháp dạy học tích cực là rất cần thiết. Đa số các GV Tiếng Anh đều nhận thức rõ vấn đề này nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng tin học vào giảng dạy. Có thể nói hiện nay vẫn cịn một số GV Tiếng Anh chưa nắm vững kỹ năng chuẩn bị bài, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng thiết kế các hoạt động giảng dạy... số GV trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều vì thế nghiệp vụ sư phạm của họ chưa dành được sự đánh giá cao từ phía HS cũng như từ phía các GV. Phương pháp chủ đạo vẫn là lấy người dạy làm trung tâm, khi giao tiếp, nặng về dịch và giảng giải.
Trong các thành phần ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng thì ngữ pháp được chú trọng nhiều nhất vì kiểm tra và thi có tác dụng định hướng cho dạy và học. Có thể nói rằng những gì HS học đều hướng tới kiểm tra và thi. Hậu quả là, GV chỉ tập trung dạy những gì thường được đem ra kiểm tra cịn những nội dung khác, do khơng bao giờ được đưa vào bài kiểm tra, đều bị cả thầy và trò lãng quên.
Bảng 2.2: Thực trạng các hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của GV
TT
Nội dung hoạt động
Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thƣờng
Xuyên
Đôi khi Không bao
giờ
1 Chuẩn bị bài soạn kỹ trước lên lớp 80,9 19,1 0
nhưng kiến thức mới
3 Sử dụng phương tiện dạy học tích
cực 23,8 60,3 15,9
4 Thay đổi phương pháp giảng dạy
khi HS không hứng thú học tập 19,8 62,7 17,5
5 Trao đổi với HS về phương pháp
học tập 7,9 51,6 40,5
6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị
bài ở nhà 67,5 22,2 10,3
7 Kiểm tra việc tự học của HS 71,4 20,6 7,9
8
Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học
4,0 23,8 72,2
9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS
gặp phải trong q trình học tập 9,5 27,8 62,7
10
Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của
HS 88,1 11,9 0
Qua bảng khảo sát cho thấy: Việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều đến chất lượng giờ dạy. Đa số GV đã làm tốt nhiệm vụ này. Thêm vào đó chưa có nhiều sự đầu tư vào chun mơn nên có đến trên 40% số GV không thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS. Ngoài ra phần lớn GV mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm nhiều việc làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học