3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh cho trườngTHPT
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho GV,HS và cha mẹ HS về mục tiêu dạy
học môn tiếng Anh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm một công việc đúng hay sai bắt nguồn từ việc nhận thức đúng hay sai về cơng việc đó. Việc giáo dục nhận thức cho GV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh là việc làm bắt buộc của các nhà quản lý. Trên thế giới, Tiếng Anh hầu như đã được xem như là quốc tế ngữ. Đất nước chúng ta đang mở cửa và hội nhập, chúng ta cần ngoại ngữ để tự chủ trong giao tiếp, kinh doanh, sản xuất. Tiếng Anh là một cơng cụ tạo điều kiện cho nước ta hịa nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế. Khi GV nhận thức được điều này họ sẽ có động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo và sự tâm huyết đối với việc dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.
Đối với học sinh, muốn học tốt mơn ngoại ngữ nói chung hay mơn Tiếng Anh nói riêng thì HS phải nhận thức rõ tầm quan trọng của nó. Biện pháp này giúp HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh với
hiện tại và cơng việc tương lai sau này để họ có mục đích, động cơ rõ ràng trong học tập.
Đối với cha mẹ HS, nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh giúp họ tạo điều kiện về vật chất, thời gian và động viên tinh thần cho việc học môn Tiếng Anh của con em họ.
3.1.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. - Nội dung của biện pháp:
Đội ngũ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhận thức của CBQL có tác động rất lớn đến nhận thức của đội ngũ ấy. Ngọn lửa chuyên môn phải do chính người đứng đầu trường học, các nhà QLGD khơi gợi lên. Phần lớn GV mơn Tiếng Anh sẽ khơng thờ ơ đứng ngồi cuộc khi chính hiệu trưởng của họ có trình độ Tiếng Anh nhất định, am hiểu về chuyên môn và quan tâm thực sự đến việc dạy và học Tiếng Anh cũng như chất lượng GD chung của nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường phải là người đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm quán triệt các GV Tiếng Anh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc DH Tiếng Anh ở trường THPT hiện nay.
Việc giáo dục nhận thức cho HS về tầm quan trọng của Tiếng Anh là việc làm đầu tiên của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo dạy môn Tiếng Anh trong nhà trường. Với lứa tuổi học sinh THPT thì các biện pháp phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi và gắn liền với nhu cầu thiết thực của bản thân. HS phải nhận thức được rằng nếu khơng giỏi ngoại ngữ thì sẽ khơng tìm được cơng việc tốt ở tương lai. Vì vậy ngay từ khi còn học phổ thông mỗi HS cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của Tiếng Anh để có kế hoạch học ngoại ngữ cho tốt.
Việc giáo dục nhận thức cho cha mẹ HS đôi khi bị lãng quên. Nhưng đây cũng là một công việc tác động không nhỏ vào kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS.
- Cách thức thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng lập kế hoạch và giao cho tổ bộ môn tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về vai trò của Tiếng Anh đối với lứa tuổi HS sau khi tốt nghiệp
THPT cũng như trong các cơ hội việc làm và việc nâng cao trình độ hiểu biết xã hội. Đối tượng tham gia tọa đàm là cán bộ GV, HS và CMHS toàn trường trong đó chú trọng nhất là GV mơn Tiếng Anh và GVCN.
Hiệu trưởng nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh về mục tiêu DH môn Tiếng Anh ở nhà trường, đây là môn học và mơn thi tốt nghiệp bắt buộc trong chương trình THPT; Quán triệt cho GV Chất lượng của DH môn Tiếng Anh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD của tồn ngành GD nói chung và nhà trường nói riêng.
Hiệu trưởng tuyên truyền rõ thông điệp về tư cách, lương tâm của “người đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS. GV phải được tạo điều kiện, được định hướng để xây dựng cho mình một quan điểm lao động sư phạm nghiêm túc trong q trình dạy học mơn Tiếng Anh. Từng GV trước tiên là tấm gương cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm đối với đạo đức và chuyên môn cá nhân, khơng ngừng học tập và tự bồi dưỡng mình về quan điểm giáo dục bộ môn.
Các thầy cơ giáo có thể trực tiếp giảng giải về tầm quan trọng của mơn Tiếng Anh, có thể cung cấp tài liệu tham khảo và tổ chức các buổi thảo luận phản hồi tài liệu dưới dạng Sem- mi- na.
Mỗi GV có trách nhiệm giúp HS yêu thích học Tiếng Anh qua việc giới thiệu cho các em về nước Anh, về những cảnh đẹp , phong tục tập quán, về con người… và về những nước nói Tiếng Anh. Từ việc các em hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói Tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngơn ngữ của các nước nói Tiếng Anh; biết tự hào, u q và tơn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc.
GVCN tạo cơ hội cho cha mẹ HS thấy được yêu cầu của xã hội về ngoại ngữ, giúp họ thấy được nhu cầu cần học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh bằng cách đưa ra một số dẫn chứng cụ thể: các nhà tuyển dụng ngày nay đều yêu cầu thí sinh phải biết một ngoại ngữ (Tiếng Anh) thí sinh sẽ được ưu tiên...
Phối hợp với Đồn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với một số cơ quan, đồn thể mà cơng việc liên quan trực tiếp đến Tiếng Anh và hội cha mẹ HS để có cuộc luận bàn về tầm quan trọng của Tiếng Anh. Từ đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức được mục tiêu của việc học Tiếng Anh của con em mình.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng phải đổi mới cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong nhà trường để có tổ chun mơn ngoại ngữ Tiếng Anh độc lập và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn.
Bản thân người hiệu trưởng và các CBQL trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh.
GV môn Tiếng Anh và GVCN phải nhận thức đúng về vai trị của mơn Tiếng Anh trong nhà trường THPT và giáo dục HS nhận thức ấy với tinh thần trách nhiệm cao.
Tất cả những buổi tọa đàm, thảo luận có liên quan đến dạy và học mơn Tiếng Anh phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo và có nội dung thiết thực; khơng nhất thiết phải có quy mơ lớn, tránh hình thức và lãng phí.
HS có cơ hội thể hiện, trình bày ý kiến của mình vể tầm quan trọng của Tiếng Anh, từ đó GV có sự điều chỉnh cho các em nếu có những ý kiến lệch lạc so với nhận thức chung của xã hội.