Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mônTiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học mônTiếng An hở trườngTHPT

2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mônTiếng Anh

đối đầy đủ để HS có thể tự nghiên cứu tham khảo.

Tuy nhiên các nội dung còn lại mức độ thực hiện còn rất hạn chế. Tự học - con đường khắc phục nghịch lý: học vấn thì vơ hạn mà tuổi học đường chỉ có giới hạn. Muốn nâng cao học vấn thì ngồi việc học tập trên lớp HS phải có ý thứ tự học. Rất nhiều quan niệm cho rằng việc học tập ở nhà của HS là do bố mẹ các em chỉ bảo, dạy dỗ chứ không phải thuộc trách nhiệm của các thầy cô. Đây là một hạn chế lớn về nhận thức nên dẫn đến việc hầu như rất ít GV quan tâm đến việc hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch, phương pháp tự học. Các ý kiến đánh giá tập trung chủ yếu nội dung này ở mức trung bình và chưa tốt ( CBQL &GV: 11,1%; HS: 22,5%).

Việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp tự học cũng như phối hợp với cha mẹ HS theo dõi nề nếp chưa được thực hiện tốt. GV thường chỉ giao nhiệm vụ và dùng kết quả thực hiện nhiệm vụ ấy để đánh giá HS mà không mấy quan tâm đến q trình các em thực hiện. Chính vì vậy việc tư vấn cho cha mẹ những HS cũng như HS có kết quả học tập mơn Tiếng Anh yếu kém về cách thức tự học hầu như chưa hiệu quả.

Ở nội dung cuối cùng chúng ta thấy rằng khơng có ý kiến nào đánh giá mức rất tốt, chỉ có hơn 20% đánh giá mức tốt còn lại hầu hết là ở mức trung bình và chưa tốt. Điều này cho thấy cả GV và HS đều mặc nhiên đồng ý rằng việc đánh giá kết quả học tập là nhiệm vụ của GV, HS chỉ là đối tượng thụ động trong quá trình dạy – học mặc dù trong thực tế HS hồn tồn có khả năng đánh giá kết quả học tập của mình thơng qua hướng dẫn, định hướng phù hợp với trình độ năng lực bộ mơn của GV. Thậm chí nếu GV làm tốt nội dung này bản thân GV cũng có thể học hỏi được ý tưởng đánh giá độc đáo từ phía HS.

2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh Anh

Để quản lý các phịng chức năng và các thiết bị hiện có các nhà trường đều có nhân viên thiết bị thí nghiệm phụ trách theo dõi và lập kế hoạch duy tu,

sửa chữa, đề nghị mua sắm mới vào đầu mỗi năm học cũng như giúp đỡ GV trong quá trình sử dụng. Mỗi phòng chức năng đều có sổ theo dõi mượn, trả, tình trạng thiết bị, phịng chức năng trước và sau khi trả. Cơng việc này nhìn chung được làm nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của phó hiệu trưởng phụ trách CSVC nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 16 CBGV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Rất tốt Tốt TB Chƣa

tốt

1 Xây dựng kế hoạch trang bị và đầu tư

CSVC, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

0 27,7 22,2 51,1

2 Tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp CSVC,

trang thiết bị dạy học 11,1 33,3 44,4 11,2

3 Xây dựng nội quy và hướng dẫn cụ thể

về việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học

38,9 33,3 27,8 0

4 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các trang

thiết bị dạy học 0 22,2 22,2 55,6

Qua bảng khả sát cho thấy: Hiện nay các nhà trường đã thực hiện nội dung thứ 3 tương đối tốt. Nhà trường đã có những nội quy và hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng CSVC và trang thiết bị dạy học đảm bảo khai thác tối đa tác dụng cũng như cách thức bảo quản thiết bị để giảng dạy lâu dài, đồng thời có quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên cũng qua quá trình điều tra cho thấy nhà trường cịn chưa đề cao việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng hay nâng cấp CSVC, thiết bị dẫn đến tình trạng có phịng học hỏng quạt, đèn chiếu sáng, máy chiếu không được sửa ngay sau khi báo cáo. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.

Thêm nữa ở nội dung thứ 4, việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện- kỹ thuật hiện đại hiện có của nhà trường cho GV hiệu quả thực

hiện chưa cao. Số lượng GV Tiếng Anh trong trường có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện – kỹ thuật hiện đại chiếm khoảng 45%, điều đó cho thấy khả năng đáp ứng việc áp dụng PPDH hiện đại còn hạn chế. Hơn nữa việc sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy và học môn Tiếng Anh làm cho GV tốn khơng ít cơng sức từ khâu chuẩn bị bài, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị trang thiết bị thích ứng … Vì những lý do này mà những tiết dạy giáo án điện tử, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại không được thường xuyên thực hành mà phần nhiều chỉ sử dụng trong thao giảng và các hội thi GV giỏi các cấp.

Đặc biệt lưu ý đến nội dung thứ nhất “Xây dựng kế hoạch trang bị và đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh” nhà trường vẫn cịn nhiều hạn chế, có tới trên 50% ý kiến đánh giá việc làm này chưa tốt. Kế hoạch về vấn đề này hàng năm đều có đưa ra trong kế hoạch năm học nhưng cịn chung chung và chưa có chú trọng theo đặc thù môn Tiếng Anh. Hầu hết nhà trường trông chờ và nguồn kinh phí cũng như cấp phát thiết bị của cấp trên. Việc huy các nguồn xã hội hóa cơng tác giáo dục cho bộ mơn Tiếng Anh chưa được quan tâm đúng mức.

2.4.5. Thực trạng quản lý về kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Của Ông thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)