Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy mônTiếng Anh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 89)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh cho trườngTHPT

3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy mônTiếng Anh của

giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giảng dạy cho GV từ đó thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, khối lượng công việc của mình một cách khoa học, đồng thời giúp các nhà quản lý có cơ sở kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình của GV. Từ đó xây dựng ý thức tự giác, tự quản hành vi thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo quy định được ban hành trong nhà trường nhằm mục tiêu xây dựng được môi trường nhà trường mang tính giáo dục cao.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học để cung cấp cho HS cách tiếp cận, chủ động xử lý những tri thức của nhân loại, giúp cho người học sinh linh hoạt, hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: - Nội dung:

Đối với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của năm học; chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV cụ thể hóa kế hoạch năm học thành kế hoạch giảng dạy riêng của mỗi cá nhân.

HT chỉ đạo tổ chuyên môn ( xem them mục điều kiện thực hiện biện pháp) Tiếng Anh hướng dẫn GV xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi duyệt kế hoạch cá nhân của GV tổ trưởng chuyên môn cần lưu ý sự thể hiện của những vấn đề cơ bản sau: Nội dung và tiến độ thực hiện chương trình của từng lớp được phân cơng giảng dạy, kế hoạch và nội dung tự bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém, kế hoạch học tập nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại…

Để làm tốt công tác lập kế hoạch giảng dạy người thực hiện phải có kế hoạch cụ thể. Trong kế hoạch giảng dạy bộ môn Tiếng Anh GV phải thể hiện được mục đích, chỉ tiêu, nội dung và các biện pháp thực hiện.

- Xây dựng nề nếp dạy học của bộ mơn Tiếng Anh: Họp nhóm Tiếng Anh hai tuần một lần thống nhất nội dung giảng dạy các bài khó, thống nhất nội dung bài kiểm tra từ 15 phút đến các bài kiểm tra định kỳ.

- Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề hướng tới các kỹ năng học Tiếng Anh.

- Cách thức thực hiện biện pháp:

BGH thống nhất các yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Tổ trưởng môn Tiếng Anh báo cáo kế hoạch dự kiến phân công giảng dạy, các kế hoạch trọng tâm của tổ với Hiệu trưởng trước khi bắt đầu năm

học mới. BGH sẽ lập kế hoạch cụ thể cho cả năm học, trên cơ sở đó tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ và hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân.

Sau khi phân cơng giảng dạy, các nhóm GV theo khối lớp tiến hành lập kế hoạch công tác cho phần việc được phân công trong từng học kỳ và cả năm học. Tất cả các kế hoạch này phải được tổ trưởng chun mơn tập hợp có hệ thống và kiểm tra nội dung kỹ càng trước khi phê duyệt để thực hiện. Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nội dung và tính khả thi của kế hoạch.

Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ kết hợp với tổ trưởng chuyên môn quy định nề nếp dạy học và theo dõi việc thực hiện nền nếp thông qua việc thực hiện các kế hoạch qua các loại hồ sơ chuyên môn: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ trực… và qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

Nề nếp soạn giáo án trước khi lên lớp: Để hoàn thành giờ dạy trên lớp GV phải chuẩn bị kỹ giáo án trước ít nhất là 1 tuần. Trong giáo án có đầy đủ cách bước lên lớp theo đặc thù môn học, việc sử dụng phương tiện dạy học hiện có của nhà trường và có những lưu ý riêng cho việc sử dụng giáo án ở từng lớp dạy khác nhau.

Nề nếp giảng dạy trên lớp: Việc ra vào lớp của GV khi thực hiện giờ dạy có ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức và chất lượng học tập của các em HS. Người GV phải thực hiện đúng một số yêu cầu cơ bản như ra vào lớp đúng giờ, phân bố thời gian hợp lý cho trong tiết dạy, không dùng thời gian của tiết học để làm việc khác và đặc biệt là không dạy giãn giờ bỏ bài trái quy định.

Nề nếp kiểm tra đánh giá HS: Kiểm tra đánh giá HS là một khâu trong chu trình dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS khoa học, đảm bảo tính khách quan, vừa sức sẽ có tác động tích cực đến sự phấn đấu học tập của các em. GV phải thực hiện nề nếp kiểm tra đúng chương trình quy định, đúng số bài quy định, chấm trả bài đúng thời gian và công bằng trong cho điểm đánh giá HS.

GV phải tạo điều kiện cho HS tự lĩnh hội một cách tích cực, sáng tạo kiến thức. HS không chỉ thụ động nghe giảng, ghi chép những gì thầy cơ truyền tải mà GV phải tạo ra cho HS nhu cầu muốn tìm tịi hiểu biết, tự học, tự rèn luyện.

Quản lý trường THPT hiện nay cần theo hướng tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý giáo dục của nhà trường. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng cơng nghệ trong việc thiết lập, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Về quản lý nhiệm vụ soạn bài lên lớp thì nhà trường cần tập trung cho nội dung bồi dưỡng phương pháp, cách thức soạn giáo án. Đây là nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ của tổ ngoại ngữ. Tránh soạn giáo án theo kiểu đối phó, hình thức; lưu ý việc sao chép giáo giáo án trên mạng internet của một số GV. Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh cần duyệt giáo án của những GV trẻ trước khi họ thực hiện giảng bài trên lớp cũng như cung cấp tối đa các giáo án đã được dạy thử thành cơng trước đó. Trong các bài soạn GV cần lường trước những tình huống, vấn đề có thể gặp phải để dự kiến được phương án chủ động giải quyết.

- HT Yêu cầu và hướng dẫn tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất một số phương pháp dạy một số bài hay, bài khó trong chương trình tích cực soạn giảng và báo cáo các chuyên đề. Mời các chuyên gia về phương pháp giảng dạy đến dự, truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến.

Tổ chức quá trình dạy học phải hướng tới 4 mục tiêu kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nhiều khi khó tách bạch việc dạy nghe ra khỏi dạy nói, đọc, viết và tương tự với các kỹ năng còn lại bởi lẽ khi nghe thì phải nói lên điều mình nghe thấy, nếu nghe theo định hướng thì phải đọc hướng dẫn và nhiều khi phải viết kết quả nghe được. Tuy nhiên, khi rèn kỹ năng, tùy theo loại kỹ năng định rèn, có thể lấy đó làm trọng tâm.

Phương pháp dạy kỹ năng nghe

Hiện nay, kiểu luyện nghe chủ yếu trong các giờ học Tiếng Anh là nghe các đoạn băng có sẵn trong các giáo trình. Kiểu luyện nghe này đơn điệu, khơng

hiệu quả. Lớp học đông chỉ với một chiếc cassette và băng sao đi chép lại thì khơng thể đảm bảo chất lượng bài nghe. Để giúp học sinh nghe tốt, một số việc sau lên được làm:

- Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe đĩa nghe thông qua xem video, nghe thầy cô, nghe các bạn: nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe theo cặp…Hình thức càng phong phú càng dễ lôi cuốn học sinh. Bài giảng phải đảm bảo rõ ràng về mặt âm lượng, phát âm.

- Nội dung bài nghe phải gần gũi với người học, xoay quanh các chủ đề người nghe cần đạt tới, đảm bảo người nghe lúc nào cũng ở trong “ tầm với gần” nghĩa là phần có thể hiểu được là 80%, phần “ phỏng đoán” chỉ 20%. Tránh tình trạng bài nghe quá nhiều từ mới, vấn đề xa lạ với người học.

- Khi cho học sinh luyện nghe, GV nên định hướng thông tin chính của bài nghe để học sinh tập trung vào đó thơng qua hình thức ra câu hỏi trước khi nghe, sau khi nghe có kiểm tra kết quả nghe của HS dựa trên phần yêu cầu đề ra trước đó. Câu hỏi định hướng cũng nên phong phú: nghe tóm tắt từng đoạn, nghe điền từ vào chỗ trống, nghe chọn đáp án đúng/sai, nghe ghi.

- Một số HS có thể nghe tốt hơn những em khác. GV nên khích lệ để những em nghe yếu khơng nản trí. Thỉnh thoảng có thể ra những bài nghe đơn giản một chút để những em này cảm thấy tự tin hơn.

- Một điều hết sức quan trọng là sự tương hỗ giữa phát âm và khả năng nghe. Các em phát âm chuẩn thì thường nghe tốt hơn những em phát âm không chuẩn.

Phương pháp dạy kỹ năng nói

Mục tiêu đề ra là HS có thể tham gia các đối thoại đơn giản trong và ngồi lớp học; Có thể bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hóa, xã hội. Muốn đạt được mục tiêu này, GV có thể làm một số việc như sau :

- Tạo cơ hội nói cho HS thơng qua các hoạt động trong và ngoài lớp học. Ở trong lớp, HS có thể nói thơng qua các hoạt động như: vấn đáp giữa GV và HS, thảo luận nhóm ,đóng vai, nghiên cứu từng trường hợp, định kỳ trình bày

về một chủ đề tự chọn nào đó …Ngồi lớp học, các em có thể nói Tiếng Anh thơng qua các hoạt động đồn thể như : Câu lạc bộ Tiếng Anh, phát động phong trào nói Tiếng Anh .

- Các chủ đề luyện nói cho HS phải xoay quanh những chủ đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra, gần gũi, hấp dẫn và không quá khó đối với HS.

- Trong giờ học càng nhiều người có thể nói được càng tốt. Để đạt được điều này nên chia nhỏ lớp, mỗi nhóm sẽ chịu sự quản lý, hướng dẫn của một GV hay một bạn nói tốt trong lớp.

- Để nói được Tiếng Anh chỉ nói ở trên lớp chưa đủ, HS cần phải có thói quen nói Tiếng Anh ở ngồi lớp học. GV có thể giao nhiệm vụ cho các em bằng cách phân cơng vài em một nhóm tự tìm tài liệu rồi cuối tuần /tháng trình bày tài liệu trước lớp về một chủ đề nào đó liên quan đến bài học.

Phương pháp dạy kỹ năng đọc

Để hiệu quả hoạt động này trên được tiến hành như sau :

- Đối với những bài học mục tiêu là nâng cao vốn từ, nên phát tài liệu học cho HS để các em nghiên cứu trước ở nhà, vừa tiết kiệm được thời gian trên lớp, vừa có thời gian cho các em suy nghĩ , tra từ điển, làm các bài tập kiểm tra xem mình có hiểu đúng nội dung của bài đọc hay khơng.Sau đó trên lớp GV cùng HS kiểm tra lại một lần nữa kết quả bài đọc HS đã chuẩn bị trước.

- Nên đa dạng hóa hình thức luyện đọc để tránh nhàm chán .Ví dụ : đọc cá nhân, đọc theo cặp, đọc theo nhóm, đọc trả lời câu hỏi, đọc kể lại, đọc cho bạn chép …

Phương pháp dạy kỹ năng viết

Mục tiêu đối với kỹ năng này là HS có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của người đọc. Để đạt được mục tiêu này có thể tiến hành một số biện pháp sau :

- Tương tự như đối với kỹ năng đọc, trên lớp GV phải hướng dẫn cho các em lý thuyết cách trình bày một bài viết, sau đó về nhà các em tự viết, đến hạn mang nộp để GV chấm điểm và góp ý .

- Giới thiệu cho các em các bài văn mẫu để các em tham khảo .

Phát triển khả năng giao tiếp thì các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đan xen lẫn nhau, không thể tách riêng biệt để việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả tối ưu, phải thực hiện các nguyên tắc coi HS phải là trung tâm của q trình dạy học.

Tích cực sử dụng đồ đùng dạy học và áp dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật - công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy.Tránh tình trạng “dạy chay” và việc sử dụng tùy tiện các phương tiện, đồ dùng dạy học, vì điều đó khơng những khơng đem lại hiệu quả nâng cao tính tích cực hóa q trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của HS, mà cịn làm lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và phá vỡ cấu trúc của quá trình dạy học .

Động viên, khuyến khích GV Tiếng Anh tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới để sư dụng phù hợp khi áp dụng phương pháp dạy học đổi mới.

BGH và tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc kiểm tra đối chiếu kế hoạch giảng dạy với sổ báo giảng và sổ đầu bài theo định kỳ hàng tháng.

Các đồng chí GV làm nhiệm vụ trực ban giúp BGH giám sát theo dõi và ghi chép việc thực hiện nề nếp cụ thể trong từng buổi học, từng tiết học, giải quyết những công việc trong phạm vi quy định.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:

Tất cả CBQL, GV các nhà trường đều được quán triệt nội quy cơ quan và quy chế chuyên mơn; được thơng qua các tiêu chí thi đua với sự đồng thuận của số đông cán bộ GV nhà trường.

Nhà trường phân cấp quản lý nề nếp lên lớp và thực hiện chương trình giảng dạy cho tổ trưởng chuyên môn. Kế hoạch giảng dạy của GV phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và gắn liền với kế hoạch học tập của HS.

Hiệu trưởng phải làm cho tập thể giáo viên nhận thức đúng vai trò và sự cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học và đưa công nghệ thông tin vào giờ dạy qua các buổi họp triển khai các văn bản về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ, Sở qua các cuộc hội thảo theo chuyên đề về việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh.

BGH nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch giảng dạy đã xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)