Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)

2.5.1 .Ƣu điểm

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển TTHTCĐ quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết

Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục thƣờng xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, phƣờng có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nƣớc; đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cƣ để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Trung tâm khơng thể tự mình tổ chức tất cả các hoạt động để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi ngƣời dân trong cộng đồng. Việc phối hợp, liên kết sẽ tranh thủ đƣợc nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cho các hoạt động của trung tâm. Việc phối hợp, liên kết khơng những tránh sự lãng phí, chồng chéo giữa các ban, ngành, đoàn thể, mà còn hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua phối hợp, liên kết trung tâm HTCĐ ngày càng khẳng định vị trí vai trò của mình. Bởi vậy, phối hợp và liên kết với các cá nhân, tổ

chức kinh tế - xã hội, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài cộng đồng là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của trung tâm.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng về lĩnh vực chun mơn

Đáp ứng nhu cầu cần gì học nấy, học để làm ngay với nội dung đa dạng, phong phú đáp ứng các nhu cầu học tập của nhân dân: nhu cầu về cập nhật kiến thức văn hoá, tin học, ngoại ngữ; Nhu cầu về tìm hiểu thời sự, chính trị, pháp luật các chủ trƣơng chính sách mới của Đảng, Nhà nƣớc, các ban, ngành, đoàn thể về phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm; Nhu cầu đƣợc tiếp thu với tiến bộ của khoa học công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất kinh doanh... góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống; Nhu cầu đƣợc tƣ vấn, hƣớng nghiệp... xây dựng đội ngũ giáo viên cân đối về cơ cấu, đủ về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, thực hiện các chƣơng trình của trung tâm HTCĐ.

3.2.3. Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu học tập ngay tại địa phương

Đối tƣợng đến học tập tại trung tâm HTCĐ là ngƣời dân, chủ yếu là thanh niên và ngƣời lớn tuổi thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi trình độ văn hố. Họ tham gia các hình thức học tập theo nhu cầu cá nhân. Những cán bộ ngay tại địa phƣơng sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về tâm tƣ, nguyện vọng cũng nhƣ những phong tục tập quán của địa phƣơng họ. Đặc biệt là những ngƣời lao động sản xuất giỏi trên quê hƣơng đáng để mọi ngƣời học tập và việc học tập đó có thể áp dụng đƣợc ngay cho mỗi hộ gia đình. Tìm giáo viên tại địa phƣơng là việc làm cần thiết và có tính khả thi cao cho mỗi trung tâm học tập cộng đồng.

3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của chủ nhiệm trung tâm HTCĐ, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các giải pháp phát triển TTHTCĐ của quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ: năng lực chủ nhiệm TTHTCĐ; đội ngũ giáo viên;

CSVC&TBDH... Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp mới phát huy đƣợc thế mạnh của từng biện pháp trong việc xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ.

3.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các giải pháp phải thể hiện và cụ thể thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với các nguyên tắc trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định đƣợc xu thế phát triển TTHTCĐ hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lƣợc giáo dục, trong đó việc nâng cao năng lực quản lý của chủ nhiệm TTHTCĐ, xây dựng đội ngũ giáo viên trung tâm HTCĐ... là một yếu tố cấp bách cần đƣợc tạp trung giải quyết. Các biện pháp quản lý đƣợc dựa trên tình trạng thực tế phát triển các trung tâm HTCĐ quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)