Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 35)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hộ

2.1.2.1. Dân số - nguồn Lao Động

Số lao động toàn huyện trong độ tuổi 91.754 người/147.476 tổng số nhân khẩu, chiếm 62,22% dân số tồn huyện. Trong đó tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 82,66% tức là có tới 75.844 người có việc làm thường xuyên, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 45.391 người chiếm tới 49,47% số lao động trong độ tuổi lao động của toàn huyện. Như vậy, Thạch Hà là một huyện có được một lực lượng lao động dồi dào với sức trẻ chủ chốt, mang lại cho huyện một nguồn cung lao động lớn. Đây là điều kiện lớn cho huyện Thạch Hà phát huy lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế. Trong tiến trình tạo việc làm, xuất khẩu lao động nâng số lao động làm việc ở nước ngoài lên 4.726 người, tạo việc làm mới cho hơn 3.000 người, ngồi ra hằng năm cịn mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn.

Nhìn chung, người dân Thạch Hà có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi,...). Nhưng lại thiếu đi lao động có kinh nghiệm trong lao động cơng nghiệp, dịch vụ, đó là một thiệt thịi lớn cho huyện Thạch Hà. Tuy nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có văn hóa nhưng trình độ chun mơn vẫn cịn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thơng, vì vậy khi có nhu cầu về lao động có tay nghề cao sẽ gây khó khăn cho huyện.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Nằm trong khu vực thuận lợi, có nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nên nền kinh tế của huyện trong những năm qua có rất nhiều thay đổi lớn. Trong tiến trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 nền kinh tế của huyện đã đạt mức tăng trưởng ổn định, tóc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 12,8%, trong đó năm 2011 đạt 12%, năm 2012 đạt 13%, năm đạt khoảng 13,5%. Nâng mức bình quân thu nhập đầu người trong 3 năm đạt 17,3 triệu đồng/ người/ năm, đặc biệt năm 2013 đạt tới 22 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi, tỷ trọng cơ cấu của các ngành thay đổi trong cơ cấu GDP của huyện. Tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ giảm tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển biến tích cực nhưng trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong giá trí sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi vật ni có bước chuyển mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có tiến bộ. Các cơ chế hỗ trợ phát triển nơng nghiệp được ban hành và phát huy có hiệu quả. Trình độ thâm canh, độ đồng đều giữa các vùng sản xuất được nâng lên, góp phần nâng cao năng suất, tăng giá trị các mặt hàng sản xuất.

Trong sản xuất lúa diện tích gieo trồng tăng 550 ha từ năm 2008 đến năm 2012. Bên cạnh tăng diện tích gieo trồng thì nhờ thực hiện tốt các biện pháp tham canh, đưa các loiaj giống mới vào gieo trồng, chuyển đổi các loại cây trồng có hiệu quả nên năng suất đạt trung bình hơn 47 tạ/ha, sản lượng năm 2012 tăng trên 5000 tấn so với năm 2008. Các loại cây trồng khác như lạc, ngơ, khoai,.. thì tổng diện tích gieo trồng ngày càng có xu hướng giảm xuống cho nên sản lượng cũng có sự giảm sút qua các năm. Bên sạnh đó thì có nhiều mơ hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp như: mơ hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường trong huyện, cải thiện trồng sản xuất trên đất cát,... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số xã vùng biển. Nhờ đó, trong sản xuất huyện đã tạo dựng được một số loại cây trồng mạnh tạo thu nhập, thương hiệu giúp người nông dân nâng cao thu nhập dần cải thiện cuộc sống.

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm qua huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi như dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hướng nạc, xây dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm, nhiều giống gia súc, gia cầm mới được đưa vào sản xuất, tăng nhanh khối lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường. Chính vì vậy, Thạch Hà là huyện có ngành chăn ni phát triển so với các huyện khác trong tỉnh, đã hình thành một số khu chăn ni tập trung với quy mô và đầu tư khá lớn. Đối với chăn ni trâu bị thì tập trung ở các xã có nhiều diện tích đất gị đồi như Thạch Xn, Thạch Điền, Bắc Sơn,... nhờ có điều kiện phát triển loại hình chăn ni này. Đến năm 2012 tổng đàn Trâu(Bò) là

20.700 con, lợn hơn 70.300 con, gia cầm lên hơn 550.000 con. Chăn ni gà theo hướng an tồn sinh học đã được triển khai từ năm 2007 ở các xã như Thạch Thắng, Thạch Đài, Thạch Kênh và đến nay đã được mở rộng ở nhiều xã khác trong huyện.

Trong sản xuất nơng nghiệp thì hệ thống kênh, mương được đầu tư rộng rãi, trong tồn huyện trung bình mỗi xã có từ 1 đến 2 đập, hồ chứa nước; các hồ, đập trong huyện luôn luôn chứa đủ lưu lượng nước giúp cho sự tưới tiêu cho cây trồng, đảm bảo có đủ nguồn nước, khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khơ.

Cơng nghiệp đã có bước phát triển, trong những năm qua phải nói là ngành cơng nghiệp của huyện đang được đầu tư mạnh nhờ các dự án đầu tư từ nước ngoài vào cụm công nghiệp Thạch Khê, làm cho giá trị của ngành công nghiệp tăng nhanh, mạnh trong các năm qua, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Cùng với việc phát triển khu công nghiệp Thạch Khê và một số khu đô thị trong tương lai trên địa bàn huyện sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các khâu sản xuất và phân phối một số sản phẩm công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ đầu vào cho các nhà máy trong các khu công nghiệp như: cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất gạch men, phụ kiện cho nhà máy lắp ráp các sản phẩm cơ khí. Để từng bước gia tăng giá trị cũng như thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp trên địa bàn trong những năm tới.

Cùng với công tác quy hoạch, đinh hướng phát triển cơng nghiệp, huyện đã ban hành một số cơ chế chính sách, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, để người dân có thể tìm ra được khả năng phát triển cho chính mình.

Cơng nghiệp phát triển trong những năm gần đây tất yếu sẽ kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển. Trong các năm tỷ trọng của nhóm ngành này tăng nhanh từ 29,7% năm 2008 lên 39,4% năm 2013. Điều này cho thấy Thạch Hà đã có sự thay đổi đúng đắn trong phát triển kinh tế trong những năm qua. Tuy trên địa bàn chưa có trung tâm thương mại nhưng nhờ có hệ thống chợ phát triển, các thị trường tiềm năng thân cận đã phần nào giúp cho giao lưu bn bán thương mại phát triển. Ngồi ra thì nằm quanh khu trục quốc lộ nên hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng cho dịch vụ vận ngày càng có khối lượng chuyên chở lớn.

Thạch Hà là một huyện có nhiều truyền thống văn hóa, phong trào “tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng “Nông thôn mới” được đẩy mạnh. Đến nay tồn huyện có 115/232 thơn được cơng nhận danh hiệu “thơn văn hóa” đạt 49,56%; có 30.123 hộ (chiếm 85,2%) đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tham gia liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh lần thứ 2 đạt giải nhất. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và cơng tác tun truyền có nhiều tiến bộ. Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhan dân phát triển mạnh. Hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông và hệ thống truyền thanh được đầu tư nâng cao và mở rộng.

Chất lượng giáo dục toàn huyện đươc giữ vững, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả khá. Phong trào xã hội hóa giáo dục được các địa phườn quan tâm, huy động hiệu quả các nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia. Có 4 trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 2 trường THCS công nhận lại sau 5 năm; 30/31 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 99%; hoàn thành chuyển 6 trường bán công sang công lập (100% trường mần non trên địa bàn huyện cơng lập.

Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tăng cường công tác giám sát hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và điều trị nội, ngoại trú cho người dân đpá ứng yêu cầu.

Về dân số kế hoạch hóa gia đình: triển khai kịp thời các chiến dịch truyền thơng, tỷ lệ tăng dân số 0,9%.

Chế độ trợ cấp đối với các đối tượng chính sách, người có cơng được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh. Cấp 9.413 thẻ bảo hiểm y tế, tặng 12.667 suất quà có giá trị 1.746 triệu đồng; hỗ trợ làm 120 nhà ở cho các đối tượng. công tác bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, vi sự tiến bộ phụ nữ được thực hiện tốt và thu được kết quả khá. Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 35)