Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ để thúc đẩy sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 63)

Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển

3.2.2. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ để thúc đẩy sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

khoa học chuyển giao công nghệ để thúc đẩy sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở Thạch Hà cịn thấp. Vì vậy, những năm tới cần có chính sách tích cực để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện theo mục tiêu quy hoạch.

Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và cơng nhân lành nghề đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ quyết định sư thành công trong chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ khoa học kỹ thuật ở cấp huyện và cấp cơ sở. Thực hiện chương trình đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho các xã, doanh nghiệp. Tăng cường công tác tập huấn các chuyên đề về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao trình độ quản lý điều hành và chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức ( chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn) trong đó tập trung vào các ngành nghề chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ, du lịch, cơ khí sữa chữa, chế tạo,...

Đẩy mạnh phối hợp, liên kết với các Trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở trong tỉnh, khu vực... để mở rộng quy mơ và các hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của huyện. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ có trình độ kỹ thuật cao trong các ngành có liên quan đến cơng nghiệp khai mỏ, các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, ...chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với khách du lịch và hội nhập.

Có chính sách khuyến khích thu hút nhân lực có chất lượng cao đến sinh sống, làm việc tại Thạch Hà.

Tăng cường cơng tác nghiên cứu khoa học, tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi kỹ thuật canh tác của các sản phẩm chế biến thủy hải sản, từ đó chuyển giao nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Quá trình phát triển phải vận dụng đồng thời vừa đưa khoa học - công nghệ tiên tiến vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, vừa sử dụng khai thác tài nguyên một cách hợp lý dựa vào sử dụng nhiều lao động.

Đối với sản xuất công nghiệp, phải chú trọng công nghệ sử dụng nhiều lao động, đối với sản xuất nông nghiệp phải chú trọng công tác thủy lợi cơ giới hóa và cơng nghệ sinh học, đồng thời áp dụng các mơ hình quản lý tiên tiến, phải sử dụng rộng rãi cơng nghệ tin học, cơng nghệ sạch, an tồn vào trong sản xuất.

Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, cơng nghệ trong và ngồi nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong nước, các tổ chức nước ngoài.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 63)