Đánh giá về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1.3. Đánh giá về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3.1. Thuận lợi

Vị trí địa lý và hệ thống giao thơng cho phép Thạch Hà giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với các địa bàn bên ngồi. Nhiều lợi thế để hình thành khu cơng nghiệp tập trung như Thạch Khê, phát triển một số khu – cụm công nghiệp dọc theo quốc lộ 1A từ cầu Già đến cầu Cày (theo hướng từ Bắc vào Nam); hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ dọc đường tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 7,...

Nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho sản xuất ngơng nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Chế độ khí hậu, đất đai với 3 vùng đặc trưng rõ rệt có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đơng đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn ni; là vùng có tiềm năng phát triển nơng nghiệp thâm canh cao. Vùng bán sơn địa có quỹ đất đồi khá, có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây mau kết hợp chăn ni: bị, gà, nhím và các đơng vật có giá trị kinh tế cao khác,... tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Vùng ven biển là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển gắn với du lịch tâm linh.

Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm gạch...).

Nền kinh tế của huyện trong các năm qua có sự chuyển biến tích cực, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng với xu hướng chung của đất nước. Nền kinh tế tăng trưởng khá cao và ngày càng nâng cao được mức sống của người dân, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, số hộ nghèo ngày càng giảm, niềm tin của người dân vào Đảng ngày càng được cũng cố, là cơ sở cho phát huy tối đa khối đại đoàn kết để thúc đẩy phát triển nơng thơn văn minh hiện đại. Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các cấp trong sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.

Nguồn lao động dồi dào, với những con người rất cần cù chịu khó, chăm chỉ làm ăn, biết chịu đựng, có văn hóa truyền thống, từng bước được đào tạo nghề; bộ máy hành chính từ huyện đến xã đang nỗ lực cải cách hành chính, xây dựng các cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho huyện bước vào giai đoạn mới – giai đoạn Cơng Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

2.1.2.2. Khó khăn

Việc xây dựng khu công nghiệp và khái thác mỏ sắt Thạch Khê tập trung tại các xã ven biển: Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc gặp một số khó khăn trong việc giải phong mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phải sự dụng nhiều vào đất lúa. Sự phát triển công nghiệp sắt thép tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường cho vùng ven biển.

Trữ lượng nước ngầm không lớn, chất lượng không cao, nguồn nước mặt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên (chưa điều tiết hiệu quả, tiềm năng chưa được khai thác).

Nền kinh tế của huyện vẫn là nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp trong tỉnh, độ chênh lệch cao giữa các ruộng lớn, lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ các dãy núi phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện chảy qua nên khi mưa lớn thường gây ngập úng, lụt cục bộ. Hiện nay vẫn còn khoảng 1.200 ha ruộng trũng thường bị ngập nước vào mùa mưa, chỉ sản xuất được một vụ chiêm. Đất đai khu vực bán sơn địa tuy có diện tích lớn nhưng nhìn chung có độ phì thấp, bị chia cắt mạnh. Tầng dày đất <1 m chiếm diện tích lớn (8.000 ha), phần lớn có độ dốc > 250 (khoảng gần 4.000 ha) diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động chưa nhiều. Quỹ đất có vị trí thuận lợi cho phát triển một số khu công nghiệp tập trung nhưng lại tập trung chủ yếu tại khu vực ruộng 3 vụ, muốn thu hút đầu tư phát triển kinh tế phải mất một diện tích lớn đất sản xuất nơng nghiệp tốt.

Tuy sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, và tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn cao, tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp cịn lớn. Bên cạnh đó điểm xuất phát của nền kinh tế là thấp, cơ sở hạ tầng thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã có sự tập trung khá nưng vẫn còn yếu và thiếu, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

Mặc dù nguồn lao động của huyện là rất dồi dào nhưng xét cung quy lại thì chất lượng nguồn lao động, trình độ kỹ thuật, trình độ tieps thu khoa học cơng nghệ cịn thấp. Tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm hàng hóa cịn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)