Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)

Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển

3.1.1. Định hướng phát triển

3.1.1.1. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với tổ chức lại nơng thơn, khai thác triệt để những thế mạnh về diều kiện tự nhiên, làm nền tảng cho sự phát triển chung của nền kinh tế

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tạo phong trào ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả cơng nghệ sinh học gắn với bảo vệ và khắc phục ô nhiếm môi trường. đẩy mạnh chuyển giao công nghệ mới, tăng dần sản phẩm co chất lượng và sức cạnh tranh, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng tỷ lệ nông – lâm – nghiệp chế biến nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu.

a) Nông nghiệp

Xuất phát từ phương hướng sử dụng đất đai, thổ nhưỡng theo từng vùng và những tập đoàn cây con chủ lực đã hình thành và thích nghi với địa bàn, dự kiến tập trung phát triển các loại cây và con nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời đảm bảo khả năng cung ứng cho công nghiệp chế biến.

Từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng ngành tăng bình quân khoảng 3%/năm; phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp vào năm 2020 lên khoảng 55 triệu đồng. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nơng nghiệp sinh thái cơng nghệ sạch, cơng nghệ cao góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Đối với trồng trọt, tăng năng suất và sản lượng, đảm bảo duy trì an ninh lương thực. Giảm nhẹ diện tích lúa khơng đạt năng suất chuyển sang trồng cây và ni con khác có giá trị cao hơn, đảm bảo hệ số quay vòng đất tăng.

Phấn đấu đến năm 2015 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 70 ngàn tấn, năm 2020 khoảng 75 ngàn tấn. Đảm bảo lương thực bình quân dầu người đạt khoảng 450kg.

Giảm nhẹ và tiến tới ổn định diện tích cây lúa hàng năm, xây dựng vùng lúa thâm canh chất lượng cao, phấn đấu năng suất lúa khoảng 60 tạ/ha từ nay đến năm 2020. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng các loại cây rau màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Đẩy mạnh phát triển chăn ni lợn theo hình thức cơng nghiệp và bán cơng nghiệp; vùng miền núi cần chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc và một số động vật có giá trị hàng hóa cao.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thuần, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 60% vào năm 2020 giá trị sản xuất nông nghiệp.

b) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục tăng năng suất và chuyển sang trồng và chăn nuôi rừng. tăng tỷ trọng hoạt đồng trồng và chăn nuôi rừng trong những năm tới, hạn chế khai thác lâm sản quá cạn kiệt, khai thác có quy hoạch. Đạt tốc độ tăng trưởng ốn định và quy hoạch trồng và khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

c) Thủy sản

Thạch Hà có tiền năng ni trồng thủy sản rát lớn với khoảng gần 3.000 ngàn ha diện tích nặt nước. Phấn đấu đến năm 2020 khai thác 50% diện tích có khả năng ni thủy sản.

Áp dụng cơng nghệ mới để nâng cao năng suất nuôii thủy sản đạt 5- 6 tấn/ha theo hình thức ni thâm canh và bán thâm canh, nâng tổng sản lượng cá ni tồn huyện đạt 7,5 – 8 ngàn tấn vào năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 15 -16%/năm.

Khuyến khích phát triển giống thương phẩm, thúc ăn phục vụ chăn nuôi thủy sản; củng cố các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Đa dạng hóa các sản phẩm ni trồng theo cơng nghệ tiên tiến. Xây dựng hệ thống kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh. Đầu tư đồng bộ hạ tầng nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi sinh.

3.1.1.2. Phát triển nhanh hơn công nghiệp, tiểu tủ công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng bình qn 15%/năm

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cơng nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm chủ lực có trình độ cơng nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm xuất khẩu trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng,...

Phát triển các ngành công nghiệp sạch, nâng dần tỷ trọng những ngành có hàm lượng cơng nghệ - kỹ thuật cao. Đầu tư chiều sâu đổi mối công nghệ - thiết bị cho các ngành công nghiệp tinh chế nông sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Tham gia khai thác nguồn từ phát triển công nghiệp khai thác quặng sắt và công nghiệp luyện thép trên địa bàn.

Phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp khai thác sát ở Thạch Khê và công nghiệp chế biến nông, lâm sản... đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp đặt trên địa bàn huyện.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn: cơ khí, chế biến nơng sản phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hỗ trợ nhằm từng bước phát triển các hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp thành cac doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động theo hình thức hội nhập để phát triển kinh tế. Hỗ trợ đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới.

3.1.1.3. Tập trung phát triển bền vững và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ nhằm phát huy lợi thế trung tâm dịch vụ có sức hấp dẫn cao

Xây dựng chiến lược, tạo bước phát triển đột phá các loại hình dịch vụ, khoa học - công nghệ, tu vấn pháp lý, xuất khẩu lao động, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm, thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn; dịch vụ giao thơng vạn tải, xây dựng, xăng dầu. Hình thành các trung tâm thơng tin quốc tế và hệ thống dịch vụ trình độ cao ở khu kinh tế. Chuyển các hoạt động sự nghiệp cơng ích sang cơ chế dịch vụ, phù hợp với cơ chế thị trường đinh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Phấn dấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ trong những năm tới trong khoảng 14 – 15%/năm, tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ (đặc biệt

là các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, tư vấn,..) và du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổ chức khai thác tốt lợi thế du lịch sinh thái gắn với biển và du lịch tín ngưỡng, tâm linh ở khu vực Cửa Sót – Quỳnh Viên ( Lê Khơi).

Lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ của huyện hiện tại chiếm 22%, đến năm đến năm 2015 đạt 30% và lên 35 – 40% năm 2020. Năng suất lao động của ngành dịch vụ tính bằng giá trị sản xuất sẽ tăng lên 16 triệu đồng năm 2015 và khoảng 25 triệu đồng năm 2020. Từng bước đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng các ngành du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Đối với phát triển thương mại, phấn dấu tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đạt 200 tỷ đồng vào năm 2015 và 400 tỷ đồng vào năm 2020. Đầu tư 5 trung tâm thương mại loại III trên địa bàn huyện ( thị trấn Thạch Hà, khu vực Thạch Long và Thạch Đài, Tượng Sơn, Thạch Bàn) với tổng diện tích sử dụng khoảng 25 – 30 nghìn m2, tổng vốn dầu tư khoảng 70 – 100 tỷ đồng. Tổng số chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 có 24 chợ trên tồn huyện.

Đối với phát triển du lịch, quy hoạch hệ thống các điểm du lịch vui chơi giải trí, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: Hạ tầng khu du lịch cùng với việc tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa tạo nên các tour du lịch sinh thía kết hợp với ton giáo. Chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với những lợi thế của huyện và gần với các thị trường lớn như: khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và các tỉnh nằm trong vùng. Phấn đấu đến năm 2020 lượng khách đến du lịch tại địa bàn huyện đạt 200 – 300 ngàn người.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, hợp tác tích cực với hệ thống truyền thơng trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)