Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 54)

2008 2009 2010 2011 2012 Trồng và nuôi rừng425,6 806,4 799,3 1509,3 2297,

2.2.3. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Thạch Hà

2.2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.2.3.1.1.Những kết quả đạt được

Cơ cấu kinh tế ngành trong tồn huyện có sự chuyển dịch đúng đắn, tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Kết quả sự chuyển dịch nâng tỷ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng lên đạt 32,6%, ngành dịch vụ đạt 39,4% trong cơ cấu của kinh tế, sự tăng tỷ trọng của các ngành đó làm cho tỷ trọng của nơng, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 28%, sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa.Thể hiện được sự đúng đắn trong chính sách cũng như tập trung đầu tư phát triển của

các ban ngành. Nguồn vốn đầu tư đang có sự điều tiết hợp lý và khai thác tốt dần nguồn lực trong huyện.

Các ngành đều có tốc độ tăng trưởng khá qua các năm và dần thoát khỏi sự suy thoái kinh tế, hồi phục sản xuất.

Cơ cấu kinnh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch đúng hướng trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực. Các cây lương thực và thực phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây là những sản phẩm chủ lực. Việc sản xuất nơng nghiệp hiện nay có sự đầu tư cho nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đạt kết quả cao và tồn diện. Triển khai có hiệu quả các đề án, quy hoạch, chính sách hỗ trợ sản xuất đã ban hành; cơ cấu mùa vụ, cơ cấu bộ giống lúa và sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi theo hướng đáp ứng thị trường. Đã hình thành một số cánh đồng mẫu, mơ hình kinh tế; nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác.

Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Chăn ni có sự bất bênh do ảnh hưởng của dịch bệnh, song vẫn có sự phát triển ổn định. Tỷ trọng chăn nuôi tăng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Công tác cải tạo đàn gia súc có bước chuyển biến tích cực. Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn trong chăn nuôi được quan tâm và tạo được tâp lý tốt cho nông dân.

Cơng nghiệp (chủ yếu là cơng nghiệp khái khống) đã khởi sắc trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành, ổn định, trình độ kỹ thuật, quản lý trong phát triển công nghiệp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao. Để có được những kết quả như vậy nhờ việc hình thành khu công nghiệp liên hợp sắt Thạch Khê, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở Phù Việt, Thạch Vĩnh, Thạch Diền,...

Việc hình thành, phát triển khu cơng nghiệp Thạch Khê đã có tác động rất lơn đến các ngành liên quan và thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển nhanh chóng.

Các ngành dịch vụ đang có tỷ trọng tăng dần và chuyển hướng đúng sang các ngành có giá trị gia tăng cao. Nhóm ngành đang có sự đầu tư hiện đại về cơng nghệ, nhất là các dịch vụ tin học, bưu chính viễn thơng, ngân hàn,...

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho chuyển dịch cơ ngành kinh tế đã có sự điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, vốn đầu tư đã tập trung hơn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội nhằm tạo nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thuận lợi.

2.2.3.1.2.Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Xác định, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị tập trung giải quyết. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua sâu rộng, phát huy được nguồn nội lực của nhân dân cho đầu tư phát triển.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quyết liệt hơn trong lãnh đạo điều hành. Các doanh nghiệp và nhân dân đã chủ động khắc phục khó khăn, thách thức, nhất là khôi phục sản xuất, kinh doanh sau lũ.

Đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt tình trong cơng việc, ln có thái độ cầu tiến trong công việc. Sự tiến bộ trong nhận thức của lãnh đạo, chính sách phát triển, sự quan tâm giúp đỡ của trung ương, tỉnh, các sở ban ngành đã bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển của huyện.

Có sự nhạy bén trong tiếp cận và phổ biến đường lối chính sách của nhà nước xuống dân.

Sản xuất dần dần có sự chuyển sang sản xuât hàng hóa lớn, phát triển cao kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa.

Có sự liên kết giữa các ngành trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.3.2.1.Hạn chế

Quy mô và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp. Tỷ trọng sản phẩm hàng hóa có giá trị cao trong nông nghiệp chưa nhiều. Tốc độ tăng trưởng của các ngành chưa đồng đều và không giữ được mức tăng trưởng ổn định.

Cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp vẫn chưa rộng khắp, chủ yếu nông dân vẫn sản xuất theo hướng thủ công, phương pháp truyền thống. Kết cấu hạ tầng còn kém, mơi trường đầu tư cịn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư cơng nghiệp.

Chưa có các biện pháp hữu hiệu để khai thác lợi thế của ven thành phố Hà Tĩnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm; sản xuất nơng nghiệp theo hướng tập trung hàng hóa, hàng hóa quy mơ lớn, liên kết với doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất.

Cơng tác phịng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật ni cịn hạn chế, chưa tích cực, chủ động. Cơng tác tiêm phòng gia súc, gia cầm chưa nề nếp, dịch bệnh xuất hiện nhiều làm cho người dân sản xuất kém hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tư tưởng bảo thủ trong sản xuất vẫn còn ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ sản xuất; định hướng phát triển chăn ni cịn lúng túng, chưa khai thác tốt tiềm năng diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản, nuôi quảng canh là chủ yếu; kinh tế trang trại, đồi rừng phát triển chậm; nhiều mơ hình kinh tế thiếu sự bền vững.

Ngành cơng nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật cơng nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Cơng nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển.

Khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ cịn thấp nhiều sản phẩm khó tiêu thụ. Cơng nghệ sản xuất lạc hậu

Cơng tác cải cách hành chính chưa mạnh, hiệu quả tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chưa cao; hội họp vẫn còn nhiều, kết quả thực hiện các nội dung kết luận, chỉ đạo của các cấp còn chậm; ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ chủ chốt chưa nghiêm túc; chất lượng mơ hình một cửa, một cửa liên thơng cịn hạn chế.

Nền kinh tế Thạch Hà có xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị của nền kinh tế. Là một trong những đơn vị hành chính đạt mức trung bình thấp so với tỉnh Hà Tĩnh.

Sản xuất cịn manh mún nhỏ lẽ, chưa có quy hoạch các vùng sản xuất chuyên mơn hóa theo hướng cơng nghệ cao, sạch và an tồn sinh học, mơi trường sinh thái bị ô nhiễm.

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để có thể bứt phá tạo ra tăng trưởng kinh tế cần huy động tiềm lực vốn trong dân cho đầu tư và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế.

2.2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, cắt giảm đầu tư cơng, sự thay đổi của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sự biến động của giá cả hàng hóa, thị trường bị thu hẹp, các doanh nghiệp khôi phục sản xuất chaamh, sự mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng nguồn lực, hậu quả thiên tai, dịch bệnh,...

Mặc dù là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh nhưng công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đảm bảo nhu cầu chi của địa phương, tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách cấp trên nên chưa chủ động được về mặt ngân sách cho chi thường xuyên cũng như nguồn đầu tư phát triển.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho việc thực hiện phát triển kinh tế. Suy giảm kinh tế làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án, nguồn vốn phân bổ cho một số dự án cịn q ít so với tổng mức đầu tư. Thị trường có nhiều biến động phức tập, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của một số phòng, ngành, địa phương chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cáo. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh của cả hệ thống. Công tác thanh tra, kiểm tra, đơn đốc thực hiện nhiệm vụ chính trị cịn chưa tốt. Việc xác định trách nhiệm của các cơ quan, của thủ trưởng các đơn vị và xử lý trách nhiệm chưa nghiêm.

Năng lực tham mưu của một số phòng, ban, ngành, đồm thể cịn hạn chế, thiều ăng động, sáng tạo; chính quyền cơ sở một số nơi chưa hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Việc nắm bắt và dự báo tình hình chưa kịp thời; cơng tác kiểm tra, đơn đốc chưa thường xuyên, có lúc thiếu tập trung quyết liệt.

Năng lực và trách nhiệm của một số nhà đầu tư hạn chế, khơng có khả năng thực hiện dựu án sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, dẫn đến tình trạng chậm trễ kéo dài, lãng phí đất đai, tiền của.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 54)

w