KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

1. Kết luận

• Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương trong nước, các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh, cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một tất yếu khách quan. Với nội dung cốt lõi là đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, mở rộng việc nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ ở tất cả các khâu, các yếu tố của các ngành, các lĩnh vực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó hội nhập vào sự phát triển chung của tỉnh, đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao hiệu quả của sản xuất của nền kinh tế, để tạo sự bứt phá, tạo đà tăng tốc cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

• Trong giai đoạn 2008 – 2012 cơ cấu kinh tế ngành huyện Thạch Hà đã có những sự chuyển dịch như sau: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăn cao; tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng lên, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Trong các ngành thì có sự tăng tỷ trọng các ngành co tiềm năng phát triển, và có sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

• Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế căn bản còn chậm so với tiềm năng và lợi thế huyện đang có được. Sự chuyển dịch cơ cấu chưa thực sự bền vững, giá trị ngành công nghiệp tuy cao nhưng thực tế thì nền sản xuất cơng nghiệp huyện Thạch Hà chưa phát triển. Lực lượng lao động còn non trẻ, thiếu năng lực trong sản xuất công nghiệp, chất lượng nguồn lao động mặt bằng chung trong phát triển các ngành còn hạn chế, chưa cao; hệ thống cơ sở hạ tầng cịn yếu kém gây cản trở nhiều khó khăn cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

• Trong định hướng phát triển kinh tế, Cơ cấu kinh tế của huyện vào năm 2015 như sau: Nông – lâm – thủy sản chiếm 23,3%; công nghiệp – xây dựng chiếm 42,7%; dịch vụ chiếm khoảng 34%. Trong đó, các ngành đều có tốc độ phát triển cao; ngành dịch vụ dự kiến có tốc độ phát triển từ nay đến năm 2020 bình qn 14 – 15%/năm; ngành cơng nghiệp sẽ đạt tốc độ tăng trưởng với nhịp độ bình quân thời

kỳ 2015 – 2020 đạt 15%/năm; nhịp độ tăng trưởng ngành nông – lâm – ngư nghiệp bình quân từ nay đến năm 2020 khoảng 3,53%/năm.

• Giải pháp quy hoạch phát triển trong tương lai cần: Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ để thúc đẩy sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn huyện.

2. Kiến nghị

• Đối với huyện Thạch Hà: Cần có quy hoạch phát triển cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực trên cơ sở đồng bộ, phối hợp giữa các ngành chức năng của tĩnh, phối hợp đồng nhất với chương trình phát triển chung của tỉnh. Nắm vững các mục tiêu, quan điểm, xu hướng phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh cũng như Chính phủ trong các thơng báo, nghị quyết, chương trình, chính sách để từ đó áp dụng vào địa phương một cách linh hoạt, tốt hơn. Thực hiện việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai, định hướng tới năm 2020 và có chính sách phát triển thực hiện mục tiêu đó, để nhằm nâng cao sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách hiệu quả.

• Đối với tỉnh Hà Tĩnh: Cần có ưu tiên tập trung xây dựng cở hạ tầng, các chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học – công nghệ, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn, có vai trị to lớn trong phát triển kinh tế ngành như cơng nghiệp – xây dựng, dịch vụ; các chính sách khuyến khích, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w