3.2. Giải pháp quản lý trƣờng THPT Tân Thành-tỉnh Lạng Sơn tiếp
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhận viên, học
nghĩa, tầm quan trọng của quản lý trường THPT Tân Thành-tỉnh Lạng Sơn tiếp cận chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
3.2.1.1. Mục tiêu
Mọi cán bộ, giáo viên thấy rõ được tầm quan trọng, ý nghĩa của quản lý nhà trường tiếp cận chuẩn kiểm định
Quản lý nhà trường tiếp cận chuẩn là giải pháp quản lý còn khá mới mẻ, đối tượng chịu sự quản lý cần thực hiện nhiều việc hơn bình thường, đặc biệt làm những việc mà trước nay chưa phải làm do vậy công tác tư tưởng là hết sức quan trọng, tạo sự đồng thuận và quyết định kết quả áp dụng giải pháp.
Để thực hiện quản lý nhà trường tiếp cận chuẩn thì trước hết đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải được quán triệt về yêu cầu đổi mới công tác quản lý này, hiểu được ý nghĩa và nội dung để từ đó áp dụng vào cơng việc cụ thể của từng cá nhân.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Tổ chức quán triệt nội dung, yêu cầu của công tác quản lý chất lượng đến cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Phân tích những cơ hội và thách thức khi áp dung giải pháp quản lý nhà trường tiếp cận theo chuẩn. Kết quả cuối cùng là chất lượng nhà trường chắc chắn sẽ tăng, niềm tin trong nhân dân sẽ tăng, chất lượng đầu ra của nhà trường sẽ tốt và có độ tin cậy, sẽ tuyển sinh đầu vào được học sinh chất lượng tốt hơn, sẽ kêu gọi đầu tư hay xã hội hóa từ bên ngồi sẽ dễ hơn và được nhiều hơn và kết quả đời sông giáo viên sẽ được tăng lên.
- Tổ chức học tập và quán triệt thực hiện các văn bản về công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT và của UBND tỉnh.
- Tổ chức học tập, quán triệt thực hiện Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
- Nhà trường xây dựng cơ chế giám sát và bổ sung nội dung trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường về việc thực hiện quản lý theo chuẩn.
- Đỗi với đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường quán triệt nội dung yêu cầu đổi mới giáo dục đến tất cả cán bộ giáo viên trong trường để họ nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục, nội dung đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới nội dung dạy học, hoạt động giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh... và tất cả các nội dung cần phải có kế hoạch trước, trong kế hoạch cần thể hiện rõ mục tiêu cần đạt là gì, quy trình thực hiện, yêu cầu minh chứng cho mỗi quá trình là già.
Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định quy trình thực hiện, yêu cầu cần đạt trong mỗi quy trình và minh chứng của mỗi quá trình là gì. Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể, chi tiết theo từng tuần, từng tháng, học kì và cả năm học. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong đơn vị, giao công việc cụ thể cho mỗi cá nhân và yêu cầu cần đạt trong từng giai đoạn cụ thể.
Để thực hiện thành cơng thì cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện là hết sức quan trọng, quyết định kết quả của những mệnh lệnh quản lý. Công tác kiểm tra cần có sự đổi mới so với trước đây, việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kết quả mà phải kiểm tra được quy trình tạo ra kết quả, giống như việc kiểm tra không dừng lại ở việc dự giờ giáo viên mà các kiểm tra qua trình lao động trước đó của giáo viên để tạo ra bài giảng ngày hôm nay.
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu khi triển khai quản lý trường THPT Tân Thành tỉnh lạng Sơn