CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

1.3.1. Khái niệm CNTT

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “CNTT (Tiếng Anh: Infomation

Technology hay là IT) là ngành ứng dụng cơng nghệ quản lí và xử lí thơng tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin”. [2]

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị định số 49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 “về phát triển CNTT ở nước ta trong

những năm 90”: “Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. [15]

Theo luật CNTT số 67 / 2006 / QH 11 ngày 29 / 6/ 2006 ( Điều 4. Giải thích từ ngữ): “CNTT là tập hợp các PP khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thơng tin số”. [28]

Tóm lại, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thơng tin. Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, cơng cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thơng tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”.

Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng của các công nghệ Tin học - Điện tử - Viễn thơng và Tự động hóa.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, đến nay CNTT đã phát triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ khi máy tính ra đời năm 1943 đến những năm 60,70 của thế kỷ 20 - đây là giai đoạn khởi đầu của CNTT;

Giai đoạn 2 những năm 80, giai đoạn tin học hóa các ngành kinh tế quốc dân và xã hội;

Giai đoạn 3 của CNTT là internet hóa, được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20. [1]

internet hiện nay vừa tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi đồng thời cũng là một địi hỏi cấp thiết đối với GD&ĐT nói chung, phương pháp dạy học trong mỗi nhà trường, của mỗi thầy cơ giáo nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ theo hướng tích hợp và sử dụng triệt để những thế mạnh của CNTT vào dạy học.

1.3.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học

1.3.2.1. Khái niệm ứng dụng CNTT

Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (Mục 5, điều 5, Luật CNTT 2006). [28]

1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng CNTT trong giáo dục là một điều tất yếu của thời đại. Như ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Cơng nghệ thơng tin trong giáo dục và quản lí nhà trường (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính cơng nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hố cực kì quan trọng. Máy vi tính và những kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trị chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà khơng có CNTT là một nhà trường khơng quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội”. [37]

Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực: ứng dụng CNTT trong quản lí và ứng dụng CNTT trong dạy học.

Khi nói đến ứng dụng CNTT trong dạy học nghĩa là:

- Tăng cường đầu tư cho việc giảng dạy môn tin học cho CB, GV và HS. - Sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học (Soạn giáo án điện tử (GAĐT) khai thác tốt phần mềm thiết kế bài dạy; phần mềm Microsoft – powerpoint, word, violet…)

GAĐT có chất lượng…

Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, tùy theo mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), GV, trang bị CSVC về CNTT…mà nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường là rất khác nhau. Theo tác giả của đề tài nghiên cứu “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt nam” (do Đào

Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến Lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm 2003 – 2005) [26], việc ứng dụng CNTT trong các

nhà trường từ thấp đến cao có 4 mức độ sau:

- Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp GV trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu…nhưng chưa sử dụng CNTT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học.

- Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một cơng việc nào đó trong tồn bộ q trình dạy học.

- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học (PMDH) để tổ chức dạy học một chương trình, một số tiết, một vài chủ đề môn học.

- Mức 4: Tích hợp CNTT vào q trình dạy học.

Ứng dụng CNTT trong dạy học TH về cơ bản cũng tuân theo 4 mức độ đó.

1.3.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.3.3.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế, tổ chức kế hoạch dạy học

- Ứng dụng CNTT để thiết kế giáo án

+ Giáo án Dạy học tích cực (GADHTC)

Theo tác giả Ngô Quang Sơn: “GADHTC là giáo án (kế hoạch bài học) được

thiết kế theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh nhằm tích cực hóa q trình dạy học; biến q trình dạy học thành q trình dạy học tích cực; tích cực hóa q trình nhận thức, q trình tư duy của HS”. [22]

+ Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT

Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng

dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS (GADHTC) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trừu tượng đối với các em mà

các loại hình thiết bị dạy học truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mơ hình, mẫu vật, thí nghiệm thật...) không thể hiện nổi thì sẽ được số hố (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng, mơ hình mơ phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS xem, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”[22]

Như vậy, chúng ta có thể hiểu giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trước hết phải là một giáo án thể hiện được đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một giáo án dạy học tích cực. Ngồi ra, giáo án đó cịn khơng chỉ tích hợp được thêm yếu tố nghe nhìn: bức ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn Video Clip mà cịn cho học sinh tương tác … khi có nhu cầu thực sự cần thiết.

- Ứng dụng phần mềm dạy học

Tác giả Ngơ Quang Sơn có viết: “Phần mềm dạy học là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học của GV, HS bám sát mục tiêu, nội dung chương trình SGK”. [23]

Đối với việc DH thì GV phải có kỹ năng sử dụng PMDH. PMDH tạo ra môi trường học tập mới cho HS, giúp HS khám phá, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Người GV phải biết được PMDH nào là phù hợp và cần thiết cho mơn học của mình. Với từng PMDH, cần biết lựa chọn tình huống sử dụng PMDH để có hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều PMDH như: PowerPoint, Violet, Macromedia Flash, Cabri, Mapble, Geometer‟s Sketchpad, Crocodile, Encarta,... Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rõ bản chất của từng phần mềm để ứng dụng cho phù hợp. Thực chất một số phần mềm như MS PowerPoint, Violet... chỉ giúp cho việc thiết kế bản trình chiếu, nội dung trình chiếu đẹp và hiệu quả chứ khơng phải là đã thiết kế được một giáo án DHTC.

Đặc điểm của PMDH: Là phương tiện DH hiện đại có nhiều tính năng ưu việt hơn so với các loại hình thiết bị thơng dụng đó là:

Là một chương trình được lập trình sẵn ghi vào đĩa mềm.

Có thể mang một lượng thơng tin lớn, chọn lọc ở mức cần và đủ theo nhu cầu của nhiều đối tượng.

Là nguồn cung cấp tư liệu phong phú đa dạng, hấp dẫn, gọn nhẹ, dễ bảo quản, dễ sử dụng.

Có thể sử dụng thành tựu hiện đại của công nghệ truyền thông đa phương tiện (ĐPT) vào quá trình DH để nâng cao tính trực quan, sinh động, hấp dẫn của tài liệu nghe nhìn.

- Ứng dụng CNTT để tổ chức dạy học

Trên thực tế, hầu hết GV đều coi bản trình chiếu được thiết kế trên phần mềm trình diễn MS PowerPoint chính là giáo án điện tử, họ thiết kế giáo án DH trên các phần mềm trình diễn có sẵn mà khơng chú ý đến việc tích hợp được các phương pháp, biện pháp sư phạm vào GA. Sử dụng từ 35- 40 phút trong 1 tiết học để trình chiếu nội dung DH thơng qua hệ thống dạy học đa phương tiện (Máy tính – Máy chiếu đa năng – Màn chiếu), khơng có sự linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyền thống, bảng phụ), bảng động… Với hình thức DH như trên, khơng những khơng đem lại hiệu quả mà thậm chí cịn làm giảm chất lượng của các giờ dạy. Khắc phục nhược điểm này, CBQL cần giúp GV hiểu rõ bản chất của việc ứng dụng CNTT vào DH để từ đó GV có thể ứng dụng CNTT trong q trình DH hiệu quả.

Yếu tố sư phạm được thể hiện xuyên suốt trong cấu trúc của GA theo hướng DH tích cực, phát huy tính sáng tạo của HS. Nó phải đảm bảo đúng mục đích, u cầu của bài dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các phương pháp, hình thức sử dụng phối hợp trong quá trình giảng dạy để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của HS.

Yếu tố công nghệ được thể hiện trong cách sử dụng thiết bị CNTT. Cân nhắc sử dụng các TBDH hiện đại, PMDH cho các nội dung phù hợp, cần tránh lạm dụng các yếu tố công nghệ, bố trí thời gian cần thiết, cân đối trong bài dạy.

Để phát huy hiệu quả của GADHTC có ứng dụng CNTT thì GV nên giảng dạy trong mơi trường học tập ĐPT. Vì trong môi trường học tập ĐPT tạo ra được sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, giữa GV và các phương tiện truyền thông, giữa HS và các phương tiện truyền thông tạo nhiều thuận lợi để GV thực hiện bài giảng hấp dẫn.

Từ đó ta có thể hiểu:

GADHTC có ứng dụng CNTT = GADHTC + ứng dụng CNTT ở mức cơ bản

1.3.3.2. Ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập

Ứng dụng CNTT trong quản lí nhân sự, quản lí chun mơn nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập:

Đội ngũ CBQL phải có tầm nhìn chiến lược, phải nắm vững chun mơn, từ đó có thể xây dựng kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn về quản lí chun mơn ở trường. Tích cực ứng dụng CNTT, tin học hố cơng tác quản lí, DH nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí chất lượng DH. Qua đó, làm cho việc ứng dụng CNTT thực sự thấm sâu vào các hoạt động của trường, trở thành công cụ, nhân tố không thể thiếu để đem lại hiệu quả cao cho các hoạt động này.

Bên cạnh năng lực quản lí, một yêu cầu nữa là đội ngũ CBQL phải có trình độ, sự am hiểu về CNTT nhất định. Vì vậy, CBQL cũng phải đi đầu, chủ động trau dồi, bồi dưỡng kiến thức cũng như phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao sự hiểu biết của mình về CNTT. Đồng thời, họ cần đi sâu, đi sát, nắm rõ điều kiện thực tiễn của trường mình quản lí, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp quản lí hữu hiệu để hỗ trợ và khuyến khích học tập cho giáo viên. Nhà quản lí cần phải hiểu rằng chính đội ngũ CBQL, GV đóng vai trị quyết định trong việc ứng dụng CNTT vào quá trình DH và họ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh có hứng thú, tích cực tạo động lực trong các giờ dạy có ứng dụng CNTT. Từ đó, học sinh sẽ tự giác tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tạo thuận lợi cho q trình DH góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Ứng dụng CNTT trong quản lí CSVC, TBDH nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập

Muốn việc ứng dụng CNTT trong DH được thực hiện thì ngồi yếu tố con người, cịn phải được trang bị các thiết bị có ứng dụng CNTT cần thiết. Các trường

Người học TBDH Môi trường học tập ĐPT TBDH truyền thống và TBDH hiện đại Người dạy

Sơ đồ 1.2: Quan hệ tương tác diễn ra trong quá trình DH bằng GADHTC có ứng dụng CNTT

phải đầu tư các TBDH hiện đại, phần mềm về CNTT để đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong DH của GV và HS như kết nối Internet, phịng máy tính, máy chiếu (Projector), máy in, phòng ĐPT (Multimedia), PMDH, CD ROM...

Phòng học cần trang bị máy tính kết hợp với máy chiếu đa năng để GV có thể trình chiếu bài giảng của mình, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, kích thích hứng thú học tập của HS. Tạo cho HS hăng hái tham gia vào các hoạt động DH, tức là đã tích cực hố q trình nhận thức của mình.

Cần lắp đặt phịng học ĐPT với hệ thống máy tính được nối mạng Internet. Với cơng nghệ này, GV có thể áp dụng được các PPDH tích cực như DH dự án, chương trình hố, khám phá... Qua đó, khai thác các ưu điểm đặc trưng của nó như tính ĐPT, tính tương tác cao, học theo nhịp độ và đặc điểm cá nhân, kiểm tra đánh giá và phản hồi kịp thời...

Đối với các trường TH, do nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn chế, nên cần phải trang bị có trọng tâm, ưu tiên phục vụ cho hoạt động DH, tránh dàn trải, sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí. Bên cạnh đó, đội ngũ CBQL cần tăng cường cơng tác xã hội hố giáo dục để hỗ trợ thêm cho công tác dạy học.

Việc ứng dụng CNTT trong DH tại các trường TH cần thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đó chính là căn cứ pháp lý để trường đề ra các cơ chế, chính sách cụ thể cho việc ứng dụng CNTT vào DH.

1.3.3.3. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng

Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng chính là việc tích hợp CNTT vào quá trình DH. Khi cơ sở giáo dục được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại về CNTT thì phải tính đến việc khai thác và sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Chúng ta có thể ứng dụng CNTT ở tất cả các khâu của quá trình DH, đặc biệt là khai thác các tiện ích của mạng Internet phục vụ việc giảng dạy của GV cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)