tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.
Để nắm được thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động DH tại các trường TH thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 18 CBQL (gồm HT, các PHT, các tổ trưởng) và 76 GV, 11 NV trên địa bàn 03 trường tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, đây là 3 trường tiểu học có số cán bộ, giáo viên và mặt bằng giáo dục tương đương nhau, có phong trào ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đạt loại khá so với các trường trong thành phố, thông qua mẫu phiếu điều tra với các nội dung sau:
- Điều tra thực trạng về trang bị CSVC, các lọai hình ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học.
- Điều tra thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học. - Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT để thiết kế, tổ chức kế hoạch DH
- Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong QL để hỗ trợ và khuyến khích học tập - Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng - Điều tra những ưu thế và hạn chế của việc sử dụng CNTT trong dạy học TH.
2.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất cho việc ứng dụng CNTT tại các trường tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.
Theo khảo sát đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và ở 3 trường về thực trạng việc trang bị CSVC cho việc ứng dụng CNTT trong trường tiểu học, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1: Thực trạng trang bị CSVC cho ứng dụng CNTT tại 3 trường.
TT Tên trang thiết bị
Số lƣợng và chất lƣợng trang thiết bị Số lớp đƣợc sử dụng Số lớp không đƣợc sử dụng Số lƣợng Loại tốt Loại cịn sử dụng đƣợc Loại khơng cịn sử dụng đƣợc 1 Máy vi tính 182 168 182 62 52 2 Máy in 14 12 14 0 0 3 Máy Photocopy 03 03 4 Máy chiếu 76 76 5 Ti vi 60 in 03 03 0 114 6 Máy Scaner 03 03 114 7 Máy ảnh kỷ thuật số 03 03
8 Máy quay VIDEO 03 03
9 Phịng máy tính 06 06 62 52
10 Phịng học bộ mơn 08 08 114 0
11 Phòng đa năng 0 0 0 0
Kết quả khảo sát trên cho thấy thực trạng việc trang bị CSVC cho ứng dụng CNTT trong trường tiểu học đã được các đơn vị đầu tư trang bị:
- Máy tính: Đa số các trường đều đã được trang bị 01 đến 02 phịng máy tính phục vụ cho việc dạy tin học cho HS và có máy tính sử dụng cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học như một phương tiện hỗ trợ dạy học (có 54,3% học sinh được học tin học). Qua thực tiễn tìm hiểu tại các trường, máy tính mỗi trường gồm rất nhiều chủng loại do được trang bị, thay thế dần. Tuy vậy, đến nay hầu hết các máy tính vẫn cịn sử dụng được, điều này cho thấy cơng tác quản lí trang thiết bị kĩ thuật dạy học rất được các nhà trường quan tâm và làm tốt.
học từ lớp 3 đến lớp 5 và đảm bảo 02 tiết/1lớp/1tuần theo quy đinh của Bộ GD& ĐT, nhưng do số lượng máy tính khơng nhiều nên hầu như phải 2-3 HS chung một máy trong thời gian 35 phút. Do vậy, thời lượng thực hành trên máy tính ít nên cịn thiên về việc trang bị lý thuyết cho học sinh. Số lượng máy tính xách tay ở các trường cũng tương đối (mỗi trường có từ 4 - 5 cái), nhưng phòng học đa năng lại khơng có (tỷ lệ 0%) nên việc tiến hành tổ chức các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy các mơn học chưa được phong phú.
- Máy chiếu: Máy chiếu là một phương tiện kĩ thuật dạy học dễ sử dụng, giúp cho thầy và trị có thể tổ chức các hoạt động học tập nhằm thực hiện các nhiệm vụ của tiết học. Khi việc ứng dụng CNTT trong dạy học máy chiếu được coi là phương tiện dạy học hiện đại và hữu ích cho việc đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ máy chiếu mới chỉ được trang bị ở đa số các lớp học nên một số tiết dạy của giáo viên cần sử dụng máy chiếu còn phải chuyển sang lớp khác để thực hiện. Nhất là khi hiện nay đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhưng việc giảng dạy trên máy chiếu vẫn còn hạn chế.
Trong 03 trường được khảo sát, cả 03 trường đều đã lắp đặt màn chiếu cố định trên tường, tuy nhiên số lượng trang bị chưa đầy đủ ở tất cả các phòng học. Như vậy, mỗi lần sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) hiện đại này GV sẽ phải di chuyển học sinh và kết nối rất mất thời gian.
Tóm lại, có thể nhận định một cách khái quát: Hiện nay các trường tiểu học thành phố Việt Trì đã có trang bị CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhưng do số lượng CSVC còn hạn chế nên tần suất sử dụng trên mỗi lớp là không cao. Số lượng máy tính, máy chiếu phục vụ giảng dạy cho giáo viên chưa được trang bị ở tồn bộ các lớp, việc dạy học theo mơ hình trường học mới cũng không cần thiết phải áp dụng bài giảng điện tử nên việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học trong tồn trường là khó khăn. Đây là một vấn đề lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học như nhiệm vụ năm học đã đề ra.
2.2.2. Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL và giáo viên tại các trường tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. trường tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.
Ba trường tiểu học được điều tra, khảo sát nằm ở 03 phường của thành phố Việt Trì nhưng với số tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ CBQL, GV rất khác nhau.
Điều này sẽ cho thấy rất rõ trên kết quả điều tra thực trạng về trình độ CNTT của các đối tượng khảo sát.
Bảng 2.2: Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường.
TT Đối tƣợng Trình độ tin học Ghi chú Số lƣợng Chƣa biết Cơ bản Trung cấp Cao đẳng, Đại học Sau Đại học 1 Cán bộ quản lý 18 0 18 0 0 0 2 Đội ngũ GV 76 10 66 1 4 0 3 Nhân viên 11 00 11 0 0 0
Nhìn vào bảng 2.2 tơi nhận thấy:
- Về cán bộ quản lí: (Bao gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, các tổ trưởng chun mơn của 3 trường) có trình độ tin học cơ bản chiếm 100%, khơng có người cán bộ quản lí nào có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học hay sau đại học. Bên cạnh đó cịn có 33% cán bộ quản lý chưa học tập cơ bản về tin học nhưng có tập huấn về tin học cũng biết đánh văn bản đơn thuần. Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy phần lớn những cán bộ chưa biết về CNTT là những người đã lớn tuổi, hoặc nặng về kinh tế gia đình nên chưa tạo điều kiện học tập và tiếp thu cái mới. Đặc biệt là tâm lý e ngại và chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Về đội ngũ GV: Có trên 85% GV có trình độ tin học cơ bản, trong đó có 5 GV có trình độ từ Trung cấp đến Đại học, khơng có trình độ sau Đại học. Hầu hết các GV này có thể sử dụng máy tính để soạn bài trên Word, hơn nữa số GV có thể soạn bài giảng bằng GAĐT với các hình thức trình chiếu đơn giản, số ít có thể soạn bài giảng Elearning. Hiện nay, còn gần 15% GV có biết về CNTT qua tập huấn nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều chỉ mới biết đánh văn bản thông thường. Số này hầu như tập trung ở những GV có tuổi khoảng từ 40 – 55, một số GV tuổi cao chưa chú trọng việc đầu tư máy tính, chủ yếu giảng dạy bằng phương pháp thơng thường, nếu có tiết dạy sử dụng trang thiết bị thì nhờ sự trợ giúp của các giáo viên tin học nên việc soạn giảng có ứng dụng CNTT cũng khơng đạt cao. Phần lớn GV trẻ có trình độ tin học cơ bản là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong nhà trường. Tuy nhiên, với trình độ tin học như hiện nay thì vấn đề tổ chức, đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ GV là một điều cần phải sớm được quan tâm. Có thể nói, chỉ có thể đẩy mạnh và nâng cao chất lượng CNTT vào dạy học khi mà đội ngũ GV thực sự có trình độ tin học vững vàng.
- Về đội ngũ nhân viên: Có 11/ 11 nhân viên có trình độ tin học cơ bản. Điều này có thể giải thích được bởi lẽ họ là những người trực tiếp thực hiện những tác nghiệp phục vụ cơng tác quản lí của Hiệu trưởng. Và trong thực tế, đôi khi, họ cũng là những người trợ giúp được ít nhiều cho GV trong việc chuẩn bị cho ứng dụng CNTT vào dạy học.
Như vậy, trên thực tế, mặc dù là những người có vị trí quan trọng trong việc lập kế hoạch, quản lí, chỉ đạo, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học theo mục tiêu và nhiệm vụ năm học đề ra nhưng có thể nói, trình độ tin học của đội ngũ CBQL còn hạn chế so với yêu cầu, địi hỏi của xã hội hiện nay. Đây chính là một khó khăn lớn cho cơng tác quản lí việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Khơng những thế, với thực trạng trình độ tin học của đội ngũ giáo viên hiện nay, vấn đề đào tạo cơ bản về CNTT vẫn tiếp tục phải đặt ra, không thể trông chờ vào một hoặc vài nhân viên văn phòng hoặc GV dạy tin học trong việc soạn giảng và trình chiếu powerpoint được.
2.2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT để thiết kế, tổ chức kế hoạch dạy học
Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH bao gồm: Ứng dụng CNTT để soạn thảo văn bản; để tính tốn xử lí số liệu phục vụ cho bài giảng; để thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT; Ứng dụng các PMDH để thiết kế DH; Truy cập Internet để lấy tư liệu phục vụ cho bài giảng; GV sử dụng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm cho HS.
Dựa vào phiếu trưng cầu ý kiến GV (Phụ lục 1), chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH của đội ngũ GV các trường TH thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Kết quả khảo sát với 76 phiếu thu được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến về các hình thức ứng dụng CNTT để phục vụ hoạt động DH của đội ngũ GV tại các trường TH thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
TT Hình thức ứng dụng Số
lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Soạn thảo văn bản 76 100
2 Tính tốn xử lí số liệu phục vụ cho bài giảng 26 34
3 Thiết kế giáo án (GADHTC có ứng dụng CNTT) 69 90
4 Truy cập Internet để lấy tư liệu phục vụ bài giảng 76 100
5 Ứng dụng phần mềm dạy học để thiết kế kế hoạch DH 57 75
6 Thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá cho HS 49 54
Kết quả khảo sát cho thấy:
Phần lớn đội ngũ GV ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc soạn thảo văn bản như giáo án, tài liệu, đề thi...sau đó in ra giấy được tất cả GV đã sử dụng và tán thành (chiếm 100%). Bên cạnh đó, đa số GV cũng ứng dụng CNTT hỗ trợ trong việc tính tốn, xử lý thống kê điểm HS, xử lí số liệu để phục vụ cho bài giảng (chiếm trên 34%). Hầu hết GV đã biết truy cập Internet để sưu tầm tài liệu, lấy tư liệu phục vụ bài giảng (chiếm 100%). Số GV vào các trang Web GD để tham gia các diễn đàn, tải các chương trình phần mềm để thiết kế bài giảng chiếm phần lớn, tuy nhiên vẫn tập trung vào việc lấy tư liệu phục vụ bài giảng, chưa tham gia vào các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm (chiếm 100%). Số lượng GV thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá cho HS cịn hạn chế (chiếm 54%) chủ yếu tập trung vào các GV dạy Tin học và tổ khối trưởng và một số giáo viên thạo tin học.
Qua việc quan sát và tiếp xúc với đội ngũ GV tại các trường chúng tôi nhận thấy một số GV còn cảm thấy chưa tự tin khi thiết kế GADHTC có UD CNTT. Vẫn cịn có bộ phận GV có tư tưởng ngại đổi mới PPDH hoặc thuê các chuyên gia tin học thiết kế GA. Có nhiều GV đặc biệt GV có độ tuổi từ 45-50 hầu như chưa hiểu về bản chất cũng như qui trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.
Qua tìm hiểu trong thực tiễn các trường TH thành phố Việt Trì hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT trong quá trình DH bao gồm: Sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT; sử dụng hiệu quả các PMDH;...
Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến về các hình thức ứng dụng CNTT trong quá trình DH của đội ngũ GV tại các trường TH thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.
TT Hình thức ứng dụng SL TL (%)
1 Sử dụng hiệu quả GADHTC có ứng dụng CNTT 32 42
2 Sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 69 90
3 Sử dụng hiệu quả phần mềm Violet 10 13
4 Sử dụng hiệu quả phần mềm Macromedia Flash 1 1
5 Sử dụng hiệu quả các phần mềm khác như: Total Video Mapble… 3 4
6 GV chỉ sử dụng giảng dạy theo quy trình đã được thiết kế 15 20
7 GV chú trọng khâu trình chiếu và thuyết trình 55 72
8 GV kết hợp hài hòa các phương pháp khác 60 79
9 Tạo môi trường học tập tích cực, tạo tình huống thúc đẩy HS học tập 76 100
Khi hỏi về các giờ dạy của GV có sử dụng máy chiếu đa năng thì hầu như GV cho biết đã soạn giảng bằng phần mềm PowerPoint. Phần mềm mà GV sử dụng nhiều nhất để thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT là Microsoft PowerPoint (chiếm 90%). Bên cạnh đó, có 13% GV sử dụng phần mềm Violet của Công ty Tin học Bạch Kim - Việt Nam. Mới chỉ có rất ít GV khai thác thêm một số phần mềm ứng dụng khác, chủ yếu GV mới chỉ dừng lại ở việc thay vì trước kia viết lên bảng để HS chép, nay chiếu lên màn chiếu để HS chép.
Số lượng GV, ở các trường TH thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ có số lượng tiết dạy bằng GADHTC có ứng dụng CNTT cịn chiếm tỉ lệ chưa cao (42%). Trong kết quả điều tra của chúng tôi về vấn đề này cho thấy hầu như GV chỉ soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng CNTT trong các giờ dạy thao giảng hoặc là khi đi thi GV dạy giỏi (tức là mỗi năm chỉ soạn khoảng 2-3 giáo án loại này) hoặc thỉnh thoảng GV soạn giảng bằng loại GA này khi nào thấy cần thiết.
GV sử dụng các PMDH để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC có ứng dụng CNTT cịn rất hạn chế. Và thay vào đó GV lại quá chú trọng đến các hiệu
ứng âm thanh và hình ảnh mà chưa thực sự tạo được điểm nhấn về nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy.
Chất lượng bài giảng phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư thời gian, công sức và khả năng tin học của mỗi GV. Có khá nhiều GV xác định rõ GADHTC có ứng dụng CNTT là một hướng đi tất yếu nhưng lại rơi vào tình trạng quá lạm dụng CNTT. Thậm chí có GV đã lầm tưởng GADHTC là thay thế cho việc thầy viết lên bảng, trò ghi bằng việc "chiếu chữ". Mặt khác, GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới PPDH, phổ biến vẫn là cách dạy thơng báo những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa. Mặc dù đã có sự tăng cường sử dụng các TBDH hiện đại, song cũng chưa phát huy tính tích cực, chủ động của HS, chưa phát huy hiệu quả cao trong DH. Nhận thức về quy trình DH mới chỉ dừng lại ở mức độ làm sao cho HS dễ hiểu, dễ nhớ và làm theo cho đúng mà chưa thấy