Việc đề xuất các biện pháp quản lí việc thiết kế và sử dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiểu học, trong điều kiện hiện nay cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Khơng đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Xét theo lí thuyết hệ thống, việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các nhà trường là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động dạy học, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như CSVC, trình độ đội ngũ, cơng tác quản lí,…cho nên một biện pháp quản lí khơng thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Như vậy, xây dựng các biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Trong hệ thống các biện pháp đưa ra, các biện pháp phải thể hiện được cách giải quyết các vấn đề tồn tại trong việc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học hiện nay. Bên cạnh đó vẫn phải chú ý đến trọng điểm và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được còn hạn chế hiện nay trong các khâu quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của người quản lý, phải tổng kết từ thực tiễn quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình
điều hành quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
Vì vậy, địi hỏi người Hiệu trưởng phải tìm ra các biện pháp quản lí phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường tiểu học, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp sống được, tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp
Kế thừa chỉ là sự tiếp nỗi giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lí).
Các biện pháp đưa ra cần phải đảm bảo được tính kế thừa nghĩa là biện pháp này là tiền đề, cơ sở của biện pháp kia. Việc kế thừa này có thể hiểu là áp dụng tồn bộ biện pháp cũ nhưng cũng có thể chỉ là những ưu điểm của một vài hoạt động trong các biện pháp đó, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Chẳng hạn: Cách thức kiểm tra, đánh giá phải dựa trên những vấn đề mà trong quá trình tổ chức, chỉ đạo đề ra trước đó. Hoặc việc động viên, khen thưởng phải dựa trên kết quả của cơng tác kiểm tra, thanh tra mà có những hình thức động viên, khen thưởng phù hợp. Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Bởi vì, trên thực tế, các biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học khơng được thực hiện một cách tuần tự, mà nó có thể đan xen, thay đổi trật tự…Vì vậy, địi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm chắc được ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đã sử dụng trước kia, để từ đó có thể xây dựng các biện pháp quản lí mới nhằm khắc phục các hạn chế đó, giúp đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải có tính khả thi nếu khơng tất cả các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo đề xuất đều khơng có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý.
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: Biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục ở đây là trường tiểu học.
Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế, được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
u cầu tính khả thi địi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, các bước tiến hành biện pháp.
3.2. Đề xuất biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trƣờng tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ học tại các trƣờng tiểu học thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những biện pháp mà các nhà trường đã thực hiện đồng thời việc nghiên cứu và vận dụng những kiến thức lý luận liên quan như đã phân tích nêu trên, chúng tơi xin đề xuất những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học các trường TH thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ như sau:
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp
Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào DH các trường TH thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ đã cho thấy cịn một bộ phận khơng nhỏ GV và CBQL chưa thấy được vai trò hết sức quan trọng của CNTT. Cần nâng cao nhận thức cho GV về ứng dụng CNTT vào DH. Cần chỉ rõ cho đội ngũ GV thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của CNTT để từ đó họ tự ý thức đến việc ứng dụng CNTT vào DH.
- Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của PGD&ĐT về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng thuận trong Ban Giám hiệu, Cơng đồn, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường đối với việc ứng dụng CNTT trong DH. Góp phần đổi mới tư duy quản lí, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện DH.
- Việc ứng dụng CNTT trong DH góp phần cho việc chuẩn hóa về CSVC ở nhà trường. Ứng dụng CNTT trong DH hiệu quả sẽ giúp cho việc quản lý của Hiệu trưởng được dễ dàng.
3.2.1.2. Nội dung, ý nghĩa của biện pháp.
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền làm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thấy được sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới và trong nước, thấy được lợi ích của CNTT đem lại, thấy được vị trí của mình trong thời đại mới, thời đại của CNTT, thời đại của CNH- HĐH và xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức.
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của Sở GD&ĐT, của PGD&ĐT về vai trị, lợi ích của CNTT mang lại để cán bộ, giáo viên trong nhà trường hiểu đúng, nhận thức đúng và tự giác thực hiện.
Cần quan tâm nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, đặc biệt là các tổ trưởng chun mơn, từ đó họ có thể hướng dẫn cho GV ở tổ mình được thuận lợi. Đội ngũ CBQL phải chỉ ra được những tác động tích cực về ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch DH; ứng dụng CNTT để tiến hành DH; ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập; ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng.
Thực hiện đổi mới tư duy trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục. Giúp cho người học tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân
và các yêu cầu của xã hội. Giúp cho cán bộ, giáo viên có ý chí phấn đấu, có ý thức tự học hỏi, vươn lên để trở thành nhà giáo, nhà sư phạm mẫu mực có tính thần trách nhiệm cao.
Việc ứng dụng CNTT trong DH sẽ góp phần nâng cao CLDH đồng thời cịn xây dựng được đội ngũ GV có trình độ chun mơn cao, xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, thích ứng với các yêu cầu đặt ra trong xã hội mới.
Khẳng định CNTT là công cụ quan trọng, thiết thực cho việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT cũng góp phần cho việc chuẩn hóa về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, thích ứng với các yêu cầu đặt ra trong xã hội mới.
Nhà quản lí phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về việc ứng dụng CNTT trong DH, phải xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi GV đối với việc ứng dụng CNTT trong DH để nâng cao chất lượng DH. Ứng dụng CNTT còn giúp cho lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, quản lý, thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện.
Đầu tiên là Hiệu trưởng, Ban lãnh đạo nhà trường tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, PGD&ĐT về CNTT trong lĩnh vực hoạt động giáo dục. Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng các tiện ích của CNTT thơng tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo.
Đưa nội dung ứng dụng CNTT vào kế hoạch năm học như là nhiệm vụ trọng tâm.
Thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH.
Triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo về mảng công việc mà họ phụ trách. Đội ngũ CBQL cần phải thấy rõ xu thế tất yếu phải ứng dụng CNTT để nâng cao CLDH. Từ đó, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc ứng dụng CNTT trong DH.
Tổ chức cho đội ngũ GV học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong DH nói riêng, về nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở nhà trường. Làm cho GV thấy vai trị của mình với u cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao trình độ về CNTT để đáp ứng địi hỏi về chất lượng đội ngũ GV ngày càng cao. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào DH.
Có thể triển khai, phổ biến các văn bản về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong DH bằng nhiều hình thức: phổ biến trực tiếp hoặc giao cho tổ trưởng chuyên môn nhận kế hoạch phổ biến đến cho từng GV, theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, báo cáo hàng tháng tới Ban giám hiệu
Tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, tổ chức đi thăm quan, học tập, rút kinh nghiệm các đơn vị bạn, đồng thời xen kẽ trong các hội nghị, trong họp hội đồng để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về CNTT cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn nhà trường.
Tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
Chia sẻ khó khăn đối với những GV có trình độ tin học cịn hạn chế. Trong giờ dạy cụ thể, GV phải biết ứng dụng CNTT một cách hợp lý để đổi mới PPDH góp phần nâng cao CLDH. Tránh sử dụng CNTT không đúng lúc, khơng đúng mức dẫn đến các tình trạng như lạm dụng, hình thức... gây ra phản tác dụng trong q trình DH.
Động viên, khuyến khích các thầy, cơ giáo có kinh nghiệm, say mê CNTT, say sưa tìm tịi phương pháp giảng dạy mới, tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo. Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các cá nhân, tập thể ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc và đổi mới phương pháp dạy học. Coi đó là một tiêu chí thi đua trong các cá nhân, tập thể trong nhà trường.
Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.
Tham mưu, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để trang bị, mua sắm thêm về cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính cho nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện Đối với cán bộ quản lí
Ban giám hiệu nhà trường phải hiểu rõ xu thế phát triển tất yếu của thời đại, đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ và vai trị của ứng dụng CNTT trong DH. Có sự nhất trí đồng thuận trong đội ngũ lãnh đạo về đường lối, chủ trương của ngành về việc ứng dụng CNTT trong DH, là người đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong DH và quản lí.
Đi sâu đi sát hiểu rõ thực tế tình hình phát triển kinh tế, văn hố chính trị của địa phương; điều kiện thực tiễn của nhà trường trong sự biến đổi của xã hội.
Điều kiện về năng lực quản lí, trình độ CNTT của CBQL và sự chủ động trau dồi kiến thức tin học nâng cao trình độ CNTT.
Đối với giáo viên
Nghiêm túc thực hiện chủ trương, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT trong DH. Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nói chung và CNTT nói riêng.