Thực trạng hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy họ cở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông phan đình giót thành phố điện biên phủ theo hướng tiếp cận phát triển năng lực (Trang 50 - 55)

2.2. Quá trình và nội dung khảo sát

2.2.1.Thực trạng hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy họ cở trường THPT

Phan Đình Giót - thành phố Điện Biên Phủ

2.2.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập

- Học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển.

- Các em rất tích cực tham gia lao động, tự giác, chăm chỉ và lao động có hiệu quả, thích hoạt động văn hố, văn nghệ, thể thao và thích tham gia các cuộc thi để giành “vị trí chiến thắng”.

- Nhiều em rất chuyên cần, say sưa trong học tập, đặc biệt là các em lớp cuối cấp. Năm học nào cũng có học sinh xếp loại học lực giỏi và đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.

Kết quả đánh giá học tập tu dưỡng của học sinh toàn trường qua các năm học được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh toàn trường

Năm học T. số

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

TS % TS % TS % TS TS % TS % TS % TS

2012 -2013 785 45 5,73% 235 29,94% 483 61,53% 22 387 49,30% 373 47,52% 23 0,03% 2

2013-2014 726 47 6,47% 212 29,20% 449 61,85% 18 338 46,56% 367 50,55% 18 0,06% 3

2014-2015 757 52 6,87% 284 37,52% 404 53,37% 17 377 49,8% 365 48,22% 12 0,01% 3

Kết quả trên cho thấy, bên cạnh những học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, động cơ thái độ học tập rèn luyện đúng đắn thì vẫn còn một bộ phận nhỏ khơng xác định được mục đích và động cơ học tập dẫn đến chây lười, ỷ lại vào chính sách ưu tiên, tự học tập mang tính đối phó, hành vi vơ ý thức tổ chức kỷ luật tuy không phải bản chất nhưng chiếm tỷ lệ cao ở học sinh lớp 10, lớp 11.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ của trường THPT Phan Đình Giót, TP Điện Biên Phủ

Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ của trường ở mức khá so với các trường khác trong địa bàn tỉnh (cao hơn từ 20% đến 30%). Tuy nhiên chủ yếu là học sinh đỗ nguyện vọng II, số học sinh đỗ thẳng vào đại học còn ở mức khiêm tốn. Đây cũng là bài tốn khó cho cơng tác quản lý ở các nhà trường. Vì tỷ lệ học sinh đỗ ĐH là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu thị tỉ lệ học sinh giỏi qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh còn thấp, song so với tỷ lệ học sinh giỏi cấp trường thì lại cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do chất lượng đầu vào thấp và khơng đồng đều rất khó cho cơng tác đào tạo học sinh giỏi toàn diện. Do vậy, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi là một mục tiêu của nhà trường trong những năm học tiếp theo.

Hiện nay, đầu vào của các trường là xét tuyển, song số học sinh dự tuyển thường thấp hơn so với chỉ tiêu giao, số học sinh khá giỏi phần lớn đã được tuyển vào các trường chuyên của tỉnh.

Bảng 2.4: Phân bổ học sinh các dân tộc từ năm 2012- 2015 Năm học TS học sinh Các dân tộc

Kinh Thái H.mông K.mú Si la Cống DT khác

2012 - 2013 785 287 275 220 1 0 0 2

2013 - 2014 726 224 281 212 5 0 0 4

2014- 2015 757 256 293 197 8 0 0 3

Qua bảng thống kê số học sinh các dân tộc ở bảng trên ta có thể thấy mặc dù là các trường ở khu vực Thành phố nhưng số lượng không nhỏ học sinh là con em các đồng bào dân tộc, phần lớn trong số này đến từ các huyện ngoài khu vực thành phố. Nhiều học sinh tư duy yếu, chậm thích ứng, kém linh hoạt, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hố, các thao tác tư duy thiếu tính logic, hệ thống hố khái qt hố; Khả năng lĩnh hội kiến thức mới, hiểu thuộc tính chung, thuộc tính bản chất cịn yếu, khả năng định hướng trong tri giác cịn hạn chế, dễ bị lơi kéo bởi những yếu tố mầu sắc bề ngoài mới lạ, dễ bị nhầm lẫn giữa những yếu tố bản chất và không bản chất; Vốn tiếng Việt nghèo nàn, khả năng diễn đạt yếu, nói và viết mắc nhiều lỗi chính tả, nên hay rụt rè, ít nói, ít phát biểu xây dựng bài giảng.

Bảng 2.5 Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở trường Phan Đình Giót

Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu X T.Bậc

Xây dựng quy định cụ thể về tinh thần,

thái độ học tập của HS 28.6 50.0 7.1 14.3 2.93 2 Xây dựng quy định về nề nếp tự học, tự

rèn luyện của HS 42.9 35.7 21.4 0 3.21 1

Xây dựng ý thức, động cơ học tập tốt

HS biết sử dụng các phương pháp học tập phù hợp với môn học và mục tiêu của bậc học

5 25 50 20 2.13 7

Kiểm tra đánh giá thường xuyên kết

quả tự học của HS 7.1 50 42.9 0 2.14 6

Coi trong sự tương tác của HS với thầy

và bạn trong việc chiếm lĩnh ND học 42.9 50.0 7.1 0 3.36 1 Thực tế kết quả điều tra cho thấy hoạt động học tập và quản lí hoạt động học tập của HS có nhiều vấn đề. Những nội dung quan trọng trong hoạt động học hay kích thích hoạt động học như tính tích cực, chủ động trong học tập chưa cao; việc kiểm tra đánh giá thường xuyên để kích thích việc học chưa được chú trọng. Tinh thần thái độ học tập của học sinh cịn ở mức trung bình. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu nâng cao năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông phan đình giót thành phố điện biên phủ theo hướng tiếp cận phát triển năng lực (Trang 50 - 55)