Biện pháp 4: Tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương trong dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông phan đình giót thành phố điện biên phủ theo hướng tiếp cận phát triển năng lực (Trang 76 - 80)

* Mục tiêu biện pháp

Tăng cường quản lý nề nếp, kỷ cương dạy và học trong nhà trường, thực hiện quy chế dạy học của Bộ GD-ĐT, tiếp tục củng cố giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong dạy và học.

Cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ trong các quy định của ngành, điều lệ trường THPT, các quy định về nề nếp chuyên môn, xác lập thêm một số nội quy riêng vận dụng phù hợp vào thực tế đơn vị nhằm giúp GV, HS hoàn thành tốt yêu cầu công việc, thực hiện mục tiêu, sứ mệnh chung của nhà trường.

Từng bước đưa hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS vào nề nếp, tạo một môi trường sư phạm ngăn nắp, kỷ luật nhưng thân thiện, GV gương mẫu, HS tích cực.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

CBQL lập kế hoạch về xây dựng nề nếp nhà trường

Tập hợp, nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Bộ GD-ĐT về QL dạy và học: Mục tiêu đào tạo trường THPT, điều lệ trường THPT, quy định về hồ sơ giảng dạy, quy định về thi đua khen thưởng, điều kiện xét hồn thành chương trình, các tiêu chí… Cụ thể hóa được các u cầu văn bản vào đơn vị mình, từ đó đề ra các u cầu thực hiện đối với cán bộ GV.

Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng các quy định riêng với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đơn vị, chi tiết để đánh giá thi đua cho chính xác, cơng bằng. Các quy định riêng được đưa ra bàn bạc cơng khai, từ đó thống nhất thực hiện.

Lập kế hoạch, nội dung các quy định cần nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian hoàn thành (đi vào nề nếp), điều chỉnh, bổ sung hợp lý, thành lập ban kiểm tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định, nội quy đề ra.

cần được quán triệt và đề ra các biện pháp khắc phục. Các nội dung đã thực hiện tốt cần được tuyên dương, khen thưởng đồng thời nhân rộng phạm vi áp dụng.

Thông báo rộng rãi các quy định, quy chế chun mơn tới tồn thể GV, cán bộ nhân viên trong nhà trường, nội quy HS tới tồn HS. Nêu rõ hình thức khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể thực hiện tốt, mức độ xử lý kỷ luật với các trường hợp vi phạm, khơng hồn thành tốt nhiệm vụ.

Tổ chức cho GV đăng ký thi đua ngay từ đầu năm, tổ chức giao chỉ tiêu chất lượng đầu năm, đăng ký chỉ tiêu chất lượng cuối năm. Tập thể HS đăng ký thành tích thi đua từng tháng, từng học kỳ. Đưa nội dung thực hiện nề nếp vào các phong trào thi đua của nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng tháng, từng tuần mà đặt ra nội dung thi đua, nội dung trọng tâm của từng học kỳ, từng tháng, từng tuần đó.

Xây dựng hoàn thiện các thang điểm đánh giá nội dung giờ học trên lớp, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, việc soạn bài, ghi sổ đầu bài, tiến độ cho điểm, công tác kiểm tra đánh giá HS, tiến độ thực hiện kế hoạch đầu năm của GV. Theo dõi thường xuyên việc thực hiện các quy định, nề nếp của GV thông qua các hoạt động lên lớp, qua hồ sơ chuyên môn, sổ báo giảng, báo cáo ghi chép của trực tuần.

Để thực hiện tốt biện pháp trên, HT nhà trường nên quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau:

HT nhà trường phải tạo ra bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, dân chủ phấn khởi, nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm túc trong tập thể sư phạm nhà trường và tập thể HS. Tập thể nhà trường đồn kết ln có sự đồng thuận nhất trí cao giữa các tổ chức trong toàn trường, phát huy được sức mạnh tập thể trong việc chỉ đạo thực hiện nội quy, quy chế trường học.

CBQL NT huy động được sự đồng thuận của GV và HS thông qua công tác tuyên truyền và coi trọng các ý kiến đóng góp của những người liên

đới. CBQL phải được sức mạnh tập thể để đưa cá nhân vào cùng quay trong một quỹ đạo, hướng đến mục tiêu chung.

3.3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo tổ chức tốt các điều kiện cho hoạt động dạy học nói chung và tự học của học sinh nói riêng

* Mục tiêu biện pháp

Hoàn thiện bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất là một việc làm ý nghĩa, có tác dụng hỗ trợ và thúc đấy hoạt động dạy học nói chung và tự học có điều kiện thuận lợi trong thực hiện và phát triển.

Một điều ai cũng phải công nhận là hoạt động tự học khơng phải hồn toàn tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất hay trang thiết bị phục vụ cho học tập. Phòng học hay trang thiết bị phục vụ cho học tập không phải là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong việc tự học. Tuy nhiên có được phòng học khang trang, rộng rãi và thống mát, nếu có phương tiện hỗ trợ như phịng máy tính hiện đại…để học tập, để tra cứu thông tin hoặc tự học hay trải nghiệm thì phương tiện này là những công cụ thật thuận lợi cho việc thực hiện.

Tạo điều kiện tối đa khả năng tài chính hiện có, huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài, nội lực bên trong của nhà trường để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thơng, thư viện, phịng đọc, phòng tự học…thiết bị dạy học, phần mềm dạy học…đáp ứng được yêu cầu dạy học theo hướng tăng cường năng lực nói chung và hoa ̣t đô ̣ng tự ho ̣c của HS nói riêng.

Trang bị các cơ sở vật chất hiện đại và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương thức tổ chức da ̣y ho ̣c theo tin h thần học đi đôi với hành, tăng cường hoạt động trải nghiệm; ví dụ như : Đáp ứng đủ phịng học, hội trường, phịng học bộ mơn, phòng thực hành, phòng đọc thư

viện để bố trí lớp học theo yêu cầu của việc tổ chức hoạt động học thay vì áp đặt kiến thức và tạo điều kiện cho học sinh học tập ngoài giờ lên lớp.

Trang bị những điều kiện cần thiết cho học tập và tự học, bổ sung những phương tiện vật chất cần thiết cho tự học mang ý nghĩa hết sức quan trong trong điều kiện sinh hoạt học tập hiện nay.

Những thay đổi trong hoạt động dạy học chú trọng mục tiêu năng lực kéo theo sự thay đổi trong yêu cầu về trang thiết bị , CSVC và ho ̣c liê ̣u kèm theo. Thời gian và nội dung tự học tăng lên kéo theo những địi hỏi về khơng gian tự học, về nguồn tài liệu tra cứu học tập, về phương tiện kĩ thuật phục vụ quá trình đào tạo, đặc biệt là các phương tiện hoạt động học tập trải nghiệm và Internet..

Có cơ chế chính sách thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đảm bảo giờ học sinh động, sáng tạo mang lại hứng thú tích cực đối với học sinh .

Dành nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm cho việc trang bị các thiết bị dạy học hay tổ chức cho HS các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Tăng cường thư viê ̣n điê ̣n tử cho HS truy câ ̣p, tìm kiếm thơng tin theo yêu cầu của hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c ngoài lớp . Tăng cường liên hệ với địa phương để giúp học sinh tự học và tham gia hoạt động trải nghiệm một cách hiệu quả nhất.. Do nhu cầu phát triển xã hội, do yêu cầu đổi mới của ngành GD, NT nên coi việc đầu tư phát triển CSVC, phịng bộ mơn; thư viện điện tử là một nhu cầu thực tế hiện nay của nhà trường.

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường.

Phát huy tinh thần, ý thức tự giác sử dụng thiết bị vào giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức bảo vệ, bảo quản tốt, tự đóng góp thêm các đồ dùng dạy học trang thiết bị tự làm trong điều kiện khó khăn của nhà trường.

Đầu năm học HT nhà trường thống kê cơ sở vật chất hiện có, trạng thiết bị. Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ phịng học, bàn ghế, có đủ đồ dùng dạy học, phịng học bộ môn, khu tập thể dục cho các môn thể dục, tài liệu tham khảo cho GV và HS theo yêu cầu của từng môn học.

Huy động tối đa nội lực trong tập thể GV, HS trong nhà trường, tổ chức đóng góp ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của nhà trường

QL tốt công tác sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị trường học theo tinh thần tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

Căn cứ vào báo cáo thực tế của tổ chuyên môn, GV bộ môn về yêu cầu cần trang bị các thiết bị dạy học cho các tổ bộ mơn: Đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ thể dục thể thao, thiết bị dạy học các mơn, HT căn cứ tình hình thực tế có kế hoạch dự trù kinh phí để mua sắm.

Trong việc mua sắm thiết bị, ưu tiên việc mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tài liệu tham khảo cho năm học tiếp theo trên cơ sở đề nghị các tổ chuyên môn, HT duyệt mua các loại sách báo thật cần thiết theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nhà trường quy định.

Căn cứ số lượng thiết bị dạy học của nhà trường, HT cử GV có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học bộ mơn, có sổ theo dõi thường xun việc sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của GV và kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau mỗi giờ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông phan đình giót thành phố điện biên phủ theo hướng tiếp cận phát triển năng lực (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)