3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Phan Đình Giót
3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đáp
ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh
* Mục tiêu biện pháp
Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc giảng dạy trong thời kỳ đổi mới. Quan tâm đúng mức đến việc trao đổi cách thức dạy học hướng vào mục tiêu năng lực ở nhà trường; đảm bảo các PPDH phát huy tác dụng cho việc đạt được mục tiêu năng lực ở người học; cung cấp được kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Có ý thức cao trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, trong sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết.
Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng được nội dung chương trình đã xây dựng. Giáo viên đánh giá đúng đối tượng học sinh; thực hiện dạy học đúng tiến độ chương trình năm học và đạt được mục tiêu đề ra.
Tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo, có hiệu quả. Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy học, ngăn chặn các hiện tượng cắt xén, tự ý thay đổi trong việc thực hiện chương trình mơn học, kế hoạch dạy học.
Từng bước nâng cao chất lượng học tập của HS, đáp ứng nguyện vọng gia đình HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu đào tạo của trường THPT.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. GV cần lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS: Phát huy vai trị chủ đạo của người thầy; tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Vận dụng tri thức, giúp HS nhận thức các vấn đề đa dạng phức tạp của cuộc sống, có kỹ năng thực hành. Tạo cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu, có phương pháp tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng sống. Đảm bảo mục tiêu giáo dục do UNESCO đưa ra: Học để biết, học
Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản nội dung dạy học đồng nghĩa với việc GV biết lựa chọn nội dung theo mục tiêu đã xác định. Muốn HS có năng lực nội dung sách vở phải gắn với thực tế, có liên hệ với thực tế và yêu cầu HS vận dụng vào thực tế. Phương pháp dạy học tích cực thực chất là sự kết hợp nhiều phương pháp một cách hợp lý cho từng bài dạy, từng nội dung kiến thức, sao cho khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết (thuyết trình), giảm tính hàn lâm, khuyến khích tư duy sáng tạo, chủ động tích cực của người học. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, yêu cầu tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học; phân tích được ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để GV có sự lựa chọn và phối hợp cho phù hợp với từng bài dạy, từng nội dung trong một bài học. Với từng đối tượng HS, GV cũng phải lựa chọn phương pháp, mức độ cho phù hợp, từ đó đảm bảo cho HS nắm chắc kiến thức và có khả năng thực hành, vận dụng.
Tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học mới. Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chun mơn, nghiên cứu kỹ chương trình, bài dạy, từ đó đề xuất các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng chuyên đề.
Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, nguồn lực chuyên môn và điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, phân loại GV để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. Hướng dẫn GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách soạn các chuyên đề đảm bảo thực hiện được các nội dung chính sau: Đổi mới thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức tốt các hoạt động cho HS; Đổi mới hình thức tổ chức dạy học; Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học; Áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS.
Tổ chức cho tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề mẫu, sử dụng tốt đổi mới phương pháp dạy học, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Giáo viên cần chú ý một số điểm sau khi thay đổi phương pháp dạy học:
Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống: Thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc. Để nâng cao hiệu quả các phương pháp này, giáo viên trước hết cần nắm vững yêu cầu, sử dụng thành thạo kỹ thuật trong chuẩn bị cũng như tiến hành bài trên lớp, như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi, xử lý câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập…
Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tích cực nhận thức của học sinh. Giáo viên có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chun mơn, ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn.
Vận dụng dạy học theo tình huống: dạy học được tổ chức theo một chủ
đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp liên môn. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học: Hiện nay, việc trang bị phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên ln có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử e-learning. Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng được nội dung chương trình đã xây dựng. Giáo viên đánh giá đúng đối tượng học sinh; thực hiện dạy học đúng tiến độ chương trình năm học và đạt được mục tiêu đề ra.
Tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo, có hiệu quả. Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy học, ngăn chặn các hiện tượng cắt xén, tự ý thay đổi trong việc thực hiện chương trình mơn học, kế hoạch dạy học.
Từng bước nâng cao chất lượng học tập của HS, đáp ứng nguyện vọng gia đình HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu đào tạo của trường THPT.
Hiệu trưởng QL chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV tức là đưa ra các biện pháp QL, sau khi phân công giảng dạy, HT yêu cầu GV căn cứ khung chương trình bộ mơn GV tự xây dựng chương trình nhà trường, kế hoạch dạy học của mình, nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học ấy. Cái cốt lõi trong việc làm này của giáo viên không phải là phải đầy đủ kiến thức trong chương trình mà phải là qua bài học các em có được kỹ năng nào; từng bước nâng dần độ khó để học sinh có năng lực bản thân một cách thực sự.
HT nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT về việc thực hiện các nhiệm vụ năm học. Trên cơ sở chương trình khung, từng GV lập
chương trình nhà trường, kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi tiết cho năm học; phải được thông qua tổ chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra thống nhất trước khi thực hiện.
HT chỉ đạo việc xếp thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.
Căn cứ chương trình nhà trường được duyệt, GV chuẩn bị bài theo chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS, phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, chú ý phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy. BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV, đảm bảo trước khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tuần.
Tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn, bản thân HT và các PHT cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chun mơn, nghiệp vụ vủa GV, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, thống nhất phương án để xử lý các tình huống cụ thể.
Hàng tháng, HT quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện nội dung chỉ đạo đổi mới cách dạy của các thành viên trong tổ, các GV chủ nhiệm lớp báo cáo tình hình học tập của lớp, chú trọng tới yêu cầu đổi mới cách học. Nếu phát hiện có sự sai sót hoặc thực hiện chưa đúng, hoăc có kiến nghị xác đáng của GV chủ nhiệm lớp và HS, nhà trường thông báo đến GV bộ mơn và u cầu GV có biện pháp khắc phục.
Theo kế hoạch dạy học trong chương trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cần đạt được các nội dung sau: Nâng cao về nhận thức về đổi mới phương pháp trong cán bộ QL, GV, HS; Cải tiến
phương pháp dạy, phương pháp học; tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ q trình dạy học; Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS. Mục đích cuối cùng của các nội dung trên là hướng vào việc tạo lập năng lực cho HS trong quá trình học tập.
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh thể hiện sự ghi nhận, xác nhận kết quả học tập toàn diê ̣n của học sinh khi thực hiê ̣n dạy học hướng vào mục tiêu năng lực. Thông qua KT/ĐG, GV biết được hoạt động học tập đã được thực hiện được MT dạy học chưa trong thực tế, thực hiện đúng hay chưa đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy, cơ chế kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của học sinh là biện pháp có ý nghĩa thiết thực và hết sức cần thiết.
Đánh giá kết quả học tập của HS là q trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của học sinh; thấy được những tác động và ngun nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của GV và cán bộ QL của nhà trường; Đổi mới việc kiểm tra đánh giá phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình dạy học, giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, có thơng tin chính xác, giúp GV có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học với từng đối tượng HS. Đồng thời giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.
Kiểm tra, đánh giá là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích của GV, HS. Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, uốn nắn kịp thời sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nhà trường hoạt động đúng quỹ đạo, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Quan trọng hơn, kiểm tra đánh giá là mối liên hệ ngược trong quản lý, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ GV và HS, tạo khả năng cho cán bộ GV và HS tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung của nhà trường.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhâ ̣n thức la ̣i mu ̣c đích của viê ̣c kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động
học tập của học sinh không chỉ để xác nhâ ̣n kết quả tự ho ̣c mà còn để hướng dẫn và hỗ trợ viê ̣c ho ̣c;
Tiến hành đồng bộ nhiều hình thức KT/ĐG thường xuyên, đi ̣nh kỳ, hết môn thông qua các nhiệm vụ học tập được GV giao và bằng nhiều phương pháp kĩ thuật phong phú, đa dạng.
Cơng khai hố quy trình và kết quả đánh giá kết quả hoạt động học tập của học sinh: Một trong những yêu cầu đối với hoạt động quản lí là ban hành các quy định, cơng khai hố các quy định về kiểm tra đánh giá trong chương trình GD nói chung và ở mơn học nói riêng và trong các văn bản quản lí của NT. Một mặt vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong quản lí một mặt vừa đồng thời tạo ra cơ chế cho phép học sinh biết rõ được các bước thực hiện, nội dung, yêu cầu đối với hoạt động KT/ĐG liên quan đến học sinh, góp phần nâng cao khả năng tự nhận thức, điều chỉnh hoạt động tự học của học sinh. Những nội dung cần được công khai như:
Công khai nội dung những vấn đề kiểm tra liên hệ thực tế (dưới dạng các dự án học tập) đối với môn học.
Chấm bài kịp thời, chữa bài và chỉ rõ những sai sót mà học sinh thường gặp, công bố kết quả đúng hạn. Trong dạy học hướng vào mục tiêu năng lực, cần phối hợp nhiều biện pháp để kiểm tra đến cá nhân học sinh hay nhóm học sinh, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ rõ năng lực của mình. Khi kiểm tra viết hết môn, thi trắc nghiệm, phải tạo điều kiện nghiêm ngặt để học sinh làm bài nghiêm túc và trung thực. Trong khi đó kiểm tra thường xuyên được công khai để thúc đẩy việc học. Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra,
thi (trắc nghiệm, thi viết, thi rèn luyện kĩ năng thực hành). Từ đó, để học sinh tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.
Phối hợp khéo léo các phương pháp kiểm tra: là vấn đề có tính kỹ năng sư phạm của từng giáo viên. Để đảm bảo tính thống nhất tương đối, NT cần có những quy định xác định mức độ tối thiểu trong việc phối hợp các phương pháp kiểm tra, hạn chế việc làm tùy tiện. Phối hợp các phương pháp kiểm tra