Khảo sát việc áp dụng dạy học tích hợp giáo dục văn hóa giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 49 - 53)

2.2. Thực trạng việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh

2.2.3. Khảo sát việc áp dụng dạy học tích hợp giáo dục văn hóa giao

cho học sinh

Mơn Ngữ văn ở trường phổ thơng nói chung và trường trung học phổ thơng nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục

trong xu thế mới. M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”, dạy văn cũng là dạy các em cách làm người, có khả năng thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng, Người thầy phải làm thế nào đảm bảo được nội dung kiến thức bài học và học sinh vừa cảm thụ, rung động với các tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được giáo dục văn hóa giao tiếp, đó không phải là điều đơn giản. Văn học là một môn khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, đòi hỏi việc người giáo viên dạy văn phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó khơng chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy cụ thể.

Hiện nay, hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn học khoa học tự nhiên mà không chú trọng các môn khoa học xã hội. Đây cũng là tình hình chung của xã hội và chính điều này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập nói chung cũng như việc tìm hiểu, cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng. Vì vậy, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừa giúp học sinh nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú, hấp dẫn, đam mê cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đối với người giáo viên Ngữ văn.

Trước thực tế đó, tơi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu vấn đề này từ cả phía học sinh và giáo viên bằng những câu hỏi trắc nghiệm:

Về phía học sinh: tơi đã phát câu hỏi trả lời trắc nghiệm cho bốn lớp 12A1, 12A2, 12A6, 12A7 (tổng 160 học sinh) để các em đưa ra những đánh giá của mình về tác dụng của học văn đối với việc rèn luyện, nâng cao văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong cuộc sống. Kết quả đạt được như sau:

Phiếu 2.1. Phiếu khảo sát học sinh

Câu hỏi Trả lời Trả lời

Em có thích học mơn Ngữ văn

khơng? Có (105 HS) Khơng (55 HS)

Có người cho rằng “Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch thừa trí tuệ thiếu tâm hồn”.

Em có đồng ý với quan điểm trên không?

Đồng ý (108 HS)

Khơng hồn tồn đồng ý (52 HS)

Mơn Ngữ văn có giúp các em rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp tốt hơn hay khơng?

Có (105) Khơng hồn tồn

(55)

Mơn Ngữ văn có giúp em tăng thêm kĩ năng biết lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh khơng?

Có (100) Khơng hồn tồn

(60)

Văn hóa giao tiếp, ứng xử của em với mọi người xung quanh có được nâng cao hơn khi học môn Ngữ văn hay khơng?

(115 HS)

Khơng hồn tồn (45 HS)

Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy nhận thức của học sinh chưa đầy đủ. Có học sinh nhận định văn học là mơn học bổ ích, có ý nghĩa quan trọng trong nhà trường. Có nhiều học sinh cho rằng học văn có giúp em nâng cao khả năng nhận thức, nhưng khơng thực tế vì các tác phẩm văn học toàn phản ánh những cái đã qua nên chỉ giúp các em nhìn nhận lại q khứ mà khơng giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại. Thậm chí có đến 37,5% học sinh không biết là học Văn có giúp em điều chỉnh hành vi của mình hay

khơng và 34% học sinh kết luận khơng thích học mơn Văn. Đây là một tỉ lệ khơng nhỏ, từ đó chúng tơi nhận thấy học sinh cảm nhận được Văn học là mơn học có ý nghĩa nhưng cịn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn. Văn học có giá trị bồi đắp tâm hồn cho mỗi người, nhưng cảm nhận cụ thể về nó thì chưa rõ. Điều này khiến người giáo viên dạy Văn phải băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ và tìm ra giải pháp.

Về phía giáo viên: tơi đã trao đổi và lấy ý kiến từ 20 thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Kết quả khảo sát như sau:

Phiếu 2.2. Phiếu khảo sát giáo viên

Câu hỏi Trả lời Trả lời

Thầy/cơ có thường xuyên vận dụng phương pháp tích hợp trong các giờ dạy Ngữ văn của mình hay khơng?

Thường xuyên (18 )

Không thường xuyên (2 )

Các thầy/cô nhận thấy hiệu quả của việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các giờ giảng văn như thế nào? Hiệu quả ( 15 ) Không hiệu quả ( 5 )

Các thầy/cô đã thực hiện việc tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp cho học sinh chưa?

Đã thực hiện (4)

Ít thực hiện (16)

Thầy/cơ có các tài liệu liên quan đến tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp như thế nào?

Có tài liệu (5) Khơng có tài liệu (15) Theo các thầy/cơ việc tích hợp giáo dục

văn hóa giao tiếp cho học sinh qua một số giờ dạy học tác phẩm văn học Việt Nam có cần thiết hay khơng?

Qua khảo sát tình hình thực tế, có thể thấy rằng các thầy cơ giáo đã có ý thức trong việc thường xuyên vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Bên cạnh đó, đa số giáo viên cịn tích cực áp dụng và đạt được hiệu quả nhất định trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ giảng văn. Tuy nhiên, đối với việc tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp cho học sinh thông qua các tác phẩm, đoạn trích văn học lại chưa được các thầy cơ đặc biệt lưu ý (có thể do nhận thức, kinh nghiệm giảng dạy hoặc có ít tài liệu). Do đó, số lượng giáo viên đưa nội dung tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp cho học sinh cịn ít. Trong khi đó, việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường hiện nay là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hơn nữa, môn Ngữ văn là một mơn học rất có ưu thế trong việc giáo dục kĩ năng này cho học sinh. Vì vậy, chúng tơi nhận thấy cần nghiêm túc tìm ra giải pháp trong việc bồi dưỡng chuyên môn, để mỗi giờ dạy văn không chỉ đem lại kiến thức mà cịn phát triển tồn diện nhân cách cho các em. Đây cũng chính là trách nhiệm và tâm huyết của mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)