Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 109)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.8. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả khảo sát, thực nghiệm được khách quan và chính xác, chúng tơi tiến hành đánh giá bằng những phương pháp sau:

Quan sát: Thông qua hoạt động dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học để đánh giá mức độ truyền đạt và tiếp thu bài, cũng như năng lực tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh.

Thu thập thông tin: Bằng cách trao đổi, trò chuyện, hỏi đáp ngắn để tìm hiểu mức độ hiểu bài và vận dụng phương pháp vào làm bài của học sinh

Đánh giá kết quả học tập: Thông qua kết quả đánh giá phiếu điều tra và

bài kiểm tra của học sinh bốn lớp, qua đó khẳng định hiệu quả của phương pháp tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua tác phẩm văn học.

Barem điểm để đánh giá chất lượng bài của học sinh như sau: Câu 1 (5 điểm): - Nhận xét về hành động của thằng bé Phác

- Nêu ra hướng giải quyết của bản thân Câu 2 (5 điểm): - Cảm nhận được vẻ đẹp của người đàn bà

- Rút ra những bài học ứng xử trong cuộc sống 3.9. Kết quả thực nghiệm

3.9.1. Đánh giá qua quan sát giờ học

Khi quan sát giờ học chúng tơi nhận thấy giờ dạy có tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp, lớp học sơi nổi hơn, học sinh có sự chủ động trong tiếp thu bài giảng. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm qua các tình huống cụ thể, tạo

cho lớp học có khơng khí học tập, các em học sinh chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng làm việc nhóm cũng được nâng cao.

Giờ dạy ở các lớp đối chứng, giáo án theo phương pháp truyền thống trình tự bài giảng chủ yếu dựa vào hệ thống câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa. Học sinh trả lời câu hỏi đã có sẵn, giờ học khơng có các tình huống, câu hỏi mở, hoạt động nhóm...Bởi vậy, lớp học trầm chưa phát huy được sự chủ động và tích cực của học sinh.

3.9.2. Đánh giá qua phiếu điều tra

Về phía giáo viên: Để đánh giá kết quả giờ dạy thực nghiệm chúng tôi đã phát phiếu lấy ý kiến của các giáo viên tham gia dự giờ thực nghiệm.

Phiếu 3.1: Đánh giá kết quả giờ dạy thực nghiệm

Dạy học tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua một số tác phẩm văn học Việt Nam lớp 12 đã phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Việc dạy học theo hướng tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Xin thầy cô cho biết ý kiến về giờ dạy thực nghiệm:

Nội dung Xếp loại Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%)

Nội dung kiến thức bài giảng 82 18

Phương pháp và phương tiện sử dụng 90 10

Cấu trúc giờ học 75,5 24,5

Khả năng tổ chức và bao quát lớp 85 15 Hiệu quả của việc tích hợp văn hóa giao tiếp 90 10

Thái độ học tập của học sinh 77 18 5

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy giờ học thực nghiệm đã có những phản hồi tích cực, chất lượng dạy và học được các thầy cô giáo ghi nhận qua những đánh giá khách quan. Thu hút được sự quan tâm của các đồng nghiệp

Về phía học sinh: Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả của bài giảng qua quan sát, chúng tơi cịn đánh giá qua phiếu điều tra. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra học sinh qua phiếu số liệu sau: Lớp 12A1, 12A7 lớp thực nghiệm (tổng 80 học sinh). Lớp 12A2, 12A6 lớp đối chứng (tổng 80 học sinh).

Phiếu 3.2: Hiệu quả bài dạy có tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp

STT Nội dung học sinh nhận thức sau bài dạy

Tiết học có tích hợp

Tiết học khơng tích hợp

SL % SL %

1 Cái nhìn đa chiều về cuộc sống 80 100 58 72,2 2 Vẻ đẹp người phụ nữ trong

quan hệ gia đình 80 100 60 75

3 Mối quan hệ giữa nghệ thuật và

cuộc sống 73 91,3 65 81,3

4 Biết lắng nghe, chia sẻ với

người thân trong gia đình 71 88,8 50 62,5

5 Sự khoan dung, độ lượng 77 96,3 45 56,3

6 Biết hy sinh vì người khác 62 77,5 47 58,8

7 Biết kiềm chế cảm xúc 68 85 40 50

8 Có khát vọng vươn lên 70 87,5 54 67,5

Nhìn vào kết quả thu được ở phiếu 3.2 ta thấy rất rõ hiệu quả việc tích hợp giáo dục KNS, văn hóa giao tiếp vào bài học. Khơng chỉ các nội dung về văn hóa ứng xử được các em nhận thức tốt hơn mà ngay cả việc nắm vững những nội dung kiến thức của bài học cũng tốt hơn so với lớp đối chứng khơng thực hiện phương pháp tích hợp.

Sau khi học xong tác phẩm, học sinh lớp thực nghiệm sẽ đã có cái nhìn đa chiều về cuộc sống và cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ trong quan hệ gia đình với tỉ lệ cao hơn lớp đối chứng. Các em ở lớp thực nghiệm cũng đã

hiểu và có những kỹ năng sống, cách ứng xử trong giao tiếp tốt hơn. Các em đã biết chia sẻ, đồng cảm, có sự khoan dung độ lượng, biết hy sinh vì người khác và có khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Điều đó chứng tỏ giáo án sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục không chỉ tạo hứng thú cho các em trong học tập mà còn nâng cao hiểu biết và giáo dục kỹ năng sống cho các em rất hiệu quả.

Kết quả bài dạy thử nghiệm đã cho thấy: Tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp vào mơn học chính là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

3.9.3. Đánh giá qua bài làm của học sinh

Sau giờ học, chúng tôi kiểm tra nhận thức của học sinh qua các câu hỏi và barem điểm đã thống nhất. Kết quả đánh giá được tổng kết lại thành hệ thống bảng điểm.

Bảng 3.1: Tổng kết bảng điểm (160 học sinh)

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN (80 bài) 0 0 0 0 2 8 17 38 10 5 0

ĐC (80 bài) 0 0 0 4 8 22 15 25 6 0 0

Bảng 3.2: Phân loại kết quả

Xếp loại điểm Yếu Trung bình Khá Giỏi

KQTN Số bài 80 2 25 38 15

% 2,5 31,3 47,4 18,8

KQĐC Số bài 80 12 37 25 6

% 15 46,2 31,3 7,5

Qua bảng điểm trên, có thể thấy rõ kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

Điểm yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn của lớp đối chứng là: 12,5%, tương ứng với bài điểm yếu thấp hơn là 10 bài. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là: 14,9%, tương ứng với bài điểm trung bình thấp hơn là 12 bài. Điểm khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 16,1%, tương ứng với số bài điểm khá cao hơn là 13 bài. Điểm giỏi của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 11,3%, tương ứng với số bài điểm giỏi cao hơn là 9 bài.

Từ những kết quả phân tích ở trên có thể đánh giá: giáo án thực nghiệm theo phương pháp tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn chương có tính khả thi.

Giờ dạy đã phát huy được vai trị chủ động, tích cực học tập của học sinh. Trong giờ học mỗi học sinh đều trở thành những chủ thể nhận thức, chủ thể hoạt động và tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Các em được tự do trao đổi về tác phẩm, đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá riêng của mình. Cùng với đó học sinh được trình bày quan điểm và nghe các ý kiến giải đáp của các thầy cô giáo. Trong giờ học thực nghiệm các em được rèn luyện thêm những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…

Người giáo viên ngồi vai trị tổ chức dẫn dắt giờ học, thì người thầy cịn phải quan sát, theo dõi, nắm bắt những ý kiến của học sinh để giải đáp, định hướng kiến thức. Giúp cho giờ dạy học đạt kết quả cao hơn. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Văn học là môn khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, văn học còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, lịch sử, văn hóa, văn học, đời sống nội tâm của con người.

M.Gorki có nói “Văn học là nhân học” vì thế, Ngữ văn là một mơn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh, trong đó có giáo dục kĩ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, văn học giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hồn thiện nhân cách.

Dạy học mơn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến tích hợp kiến thức cho học sinh. Trong đó tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học Việt Nam là mục tiêu và nhiệm vụ nhằm nâng cao ý thức học tập và tinh thần thái độ của các em với cuộc sống. Để tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh, người giáo viên phải nỗ lực sáng tạo, tìm kiếm tư liệu, lựa chọn nội dung phù hợp, áp dụng các phương pháp dạy học tích hợp hiệu quả. Tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nắm chắc, hiểu sâu kiến thức văn học và mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống. Hình thành cho học sinh các năng lực cần thiết như năng lực thu thập và xử lí thơng tin liên quan đến văn bản, năng lực trao đổi, hợp tác, thảo luận, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình trước tập thể…

Trong luận văn tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua môn Ngữ văn. Để đạt được điều đó tác giả đã khảo sát thực trạng kĩ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp của học sinh, việc tích hợp trong giảng dạy của giáo viên. Từ đó đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp. Trong q trình tiến hành khơng

tránh khỏi những vướng mắc, bất cập (quy định về phân phối chương trình, năng lực của giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh) nhưng cũng đã được giáo viên rút kinh nghiệm và tháo gỡ hiệu quả. Kết quả được đánh giá

qua giờ dạy thực nghiệm tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu, qua kiến thức và kỹ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp của các em.

Có thể khẳng định việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua day học một số tác phẩm văn học Việt Nam lớp 12 có tính khả thi. Qua các giờ học đã đem đến cho các em những kiến thức, đồng thời thấm đượm trong tâm hồn các em tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình và tình người trong cuộc sống. Giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ những giờ học Ngữ văn sẽ phát triển cho các em khả năng ứng xử tốt, giúp các em luôn tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm, quyết đốn hơn trong cuộc sống và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục mở các lớp tập huấn về giáo dục kĩ năng sống, cho giáo viên theo đặc thù các môn học để giáo viên vừa xác định được ý thức trách nhiệm bản thân, vừa có kiến thức cần thiết để thực hiện giáo dục KNS trong nhà trường.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị báo cáo điển hình các đơn vị thực hiện tốt cơng tác giáo dục KNS, có tổ chức đánh giá, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân. Tổ chức học tập kinh nghiệm các đơn vị làm tốt hoạt động này theo hình thức hội thảo.

- Trong việc duyệt kinh phí hàng năm cho các đơn vị, nên có nguồn kinh phí dành riêng cho các hoạt động giáo dục KNS nhằm đảm bảo các hoạt động này triển khai có hiệu quả.

2.2. Đối với các trường trung học phổ thông

- Các trường trung học phổ thông phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường để đạt mục tiêu giáo dục tồn diện, từ đó có những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường.

- Các trường cần lập kế hoạch trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, có sự phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để các hoạt động có hiệu quả.

- Với chức năng của bộ mơn là giáo dục tồn diện con người, các giáo viên Ngữ văn cần tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Trong đó có sự đổi mới phương pháp dạy học như tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp qua dạy học tác phẩm văn chương. Giúp các em lĩnh hội kiến thức và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người trong xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kim Anh (2011), Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn – Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại Học Giáo Dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hoạt động ngoài giờ lên lớp sách giáo viên 12. Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn. Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 . Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thơng.

8. Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.

9. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Bùi Hiển (2001), Từ điển Giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển Bách

khoa, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học. Nhà xuất bản Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

12. Trần Bá Hồnh (2006), "Dạy học tích hợp" Tạp chí Giáo dục (9), tr. 11 – 14. 13. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền (1994), Giảng văn văn học Việt Nam 1945- 1975. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Thị Hường (2008), Chuyên đề dạy – học Ngữ văn lớp 12 "Chiếc thuyền ngoài xa " ( Nguyễn Minh Châu ). Nhà xuất bản Giáo dục.

15. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

16. Nguyễn Cơng Khanh (2012), Xây dựng mơ hình câu lạc bộ giáo dục giá trị sống. Nhà xuất bản Hà Nội

17. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học sinh ở trường THPT. Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Ngọc Linh (2003), Kĩ năng sống dành cho học sinh học cách " cho và nhận ". Nhà xuất bản Văn học.

19. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 109)