Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 93 - 109)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Giáo án thực nghiệm

Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá trên đây, chúng tơi nhận thấy việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS là việc làm khơng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà là cả quá trình dạy và học. Được thực hiện qua nhiều

tác phẩm, nội dung giảng dạy trong đó có tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu.

Giáo án thiết kế theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh.

Tiết 93, 94 (chương trình nâng cao)

CHIẾC THUYỀN NGỒI XA

Nguyễn Minh Châu A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh

* Về kiến thức

- Hiểu được những chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, nghệ thuật chân chính ln gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

- Thấy được vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện, lời văn giản dị mà sâu sắc thấm thía.

* Về kỹ năng

- Kỹ năng chuyên môn: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại - Kỹ năng sống

+ Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức qua cách tiếp cận nội dung hiện thực của tác phẩm, qua tấm lòng thế sự, trăn trở ưu tư của nhà văn.

+ Rèn luyện tư duy sáng tạo qua phân tích, bình luận về giá trị tác phẩm

* Về thái độ

Biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách tồn diện, có chiều sâu; cảm thơng với nỗi khổ của con người, từ đó có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống đời thường có nhiều phức tạp.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, các tài liệu tham khảo - Thiết kế bài dạy

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm với hướng dẫn thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Vào bài mới

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt Nội dung tích hợp

- Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu? - Sự nghiệp sáng tác của NMC có thể chia làm mấy I. TIỂU DẪN 1. Tác giả * Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu (1930 -1989) , quê: Quỳnh Lưu, Nghệ An.

- Là nhà văn quân đội, ông đã từng viết và chiến đấu tại nhiều chiến trường, từng cơng tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Con đường văn nghiệp: Năm 1960, ông bắt đầu viết văn và có những đóng góp đáng kể cho văn học kháng chiến chống Mĩ; từ năm 1980 của thế kỉ XX, NMC là cây bút tiên phong trong phong trào đổi mới văn học. - Ông mất năm 1990

* Sự nghiệp sáng tác chia làm 2 giai đoạn:

giai đoạn? Đặc điểm các tác phẩm của ông trong từng giai đoạn? - Xuất xứ của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?

học thời chống Mĩ

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng, lãng mạn, với giọng điệu ngợi ca, trang trọng.

+ Nhân vật trung tâm là những người anh hùng, người lính.

+ Ngơn ngữ trữ tình, lãng mạn.

t/p tiểu biểu: Cửa sơng, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính.

- Sau 1975:

+ Từ cảm hứng lãng mạn, sử thi NMC chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường.

+ Nhân vật trung tâm là những con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hồn thiện nhân cách.

+ Ngơn ngữ đời thường, giàu tính

chính trị, triết luận t/p tiêu biểu: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê.

2. Tác phẩm

- Sáng tác năm 1983, in lần đầu trong

tập Bến quê, 1985.

- TP tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư - thế sự của nhà văn giai đoạn sáng tác sau 1975.

- GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà. - GV hướng dẫn đọc - GV và HS đọc một vài đoạn nhỏ. Theo em tác phẩm xoay quanh những tình huống nào? - Như đã nói ở phần tóm tắt, phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là “một cảnh đắt trời cho”, Đó là cảnh gì? nhận xét? - HS suy nghĩ, trả lời

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tóm tắt tác phẩm - Bố cục:

+ Đoạn 1, 2: Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

+ Đoạn 3, 4: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện, suy nghĩ của tác giả về cuộc đời và về nghệ thuật. - Tình huống truyện:

+ Người nghệ sĩ choáng ngợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ dã man bên bờ biển.

+ Ngạc nhiên trước cảnh người phụ nữ không chịu bỏ chồng -> thay đổi quan điểm về nghệ thuật.

2. Đọc - hiểu chi tiết

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

* Một “cảnh đắt trời cho”

- Hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa: một mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa...-> một vẻ đẹp đơn giản và tồn bích của thiên nhiên mà người

- Ấn tượng và cảm xúc của nghệ sĩ Phùng trước cảnh tượng ấy? - HS suy nghĩ, trả lời - Những chi tiết diễn tả tâm trạng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi gặp cảnh đẹp ấy có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ, trả lời - GV dẫn: Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ, đang tận hưởng những khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì nghệ sĩ may mắn chớp được, một vẻ đẹp vừa cổ kính, mơ màng như trong tưởng tượng và mong ước của người NS.

- Cảm xúc của người nghệ sĩ: bối rối và “trong tim như có cái gì đó thắt vào”, cảnh đẹp đã làm người NS rung động thật sự và dấy lên một cảm xúc thẩm mĩ, phát hiện ra “cái đẹp là đạo đức”, khám phá thấy “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

-> Đối với người nghệ sĩ, bắt gặp được cái đẹp là hạnh phúc tột đỉnh, để có được những khoảnh khắc thăng hoa nghệ thuật hiếm hoi người NS phải đam mê, hết mình. Vẻ đẹp của thiên nhiên và c/s có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.

* Cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài: người đàn ông đánh

người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh ngạc phát hiện ra điều gì tiếp theo? - HS suy nghĩ, trả lời. - Thái độ của Phùng khi chứng kiến cảnh tượng ấy? - HS suy nghĩ, trả lời - Vì sao Phùng lại ngạc nhiên đến vậy? - Cảnh tượng ấy gợi cho em suy nghĩ gì về đời sống? - HS thảo luận theo bàn, (làm việc nhóm, ghi chép ý kiến, đại diện trả lời. - Những chi tiết về ngoại hình của người chồng tốt lên điều gì?

- Lão đàn ơng hùng hổ, mặt đỏ gay, rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.

- Người đàn bà cam chịu đầy nhẫn nhục.

- Phùng: kinh ngạc đến sững sờ “cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.

-> Phùng khơng thể ngờ đằng sau cái vẻ đẹp diệu kỳ của hoá công kia lại là cái ác, cái xấu đến không thể tin nổi. Phát hiện bất ngờ khiến Phùng băn khoăn, trăn trở.

-> Cuộc đời này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp, nghịch lí

- Người chồng vũ phu

+ Ngoại hình: khắc khổ (lưng cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hai hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt độc dữ)

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta không quan sát kỹ sẽ không hiểu được bản chất của nó.

Tình huống trong truyện cho thấy cuộc đời này có nhiều mâu thuẫn, phức tạp, nghịch lí.

- HS suy nghĩ, trả lời

Tại sao mỗi khi đánh vợ, người đàn ông lại “rên

rỉ đau đớn”?

- HS suy nghĩ, trả lời

- Người đàn bà hàng chài xuất hiện với chân dung như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời - Em có suy nghĩ gì về thái độ của người đàn bà khi bị chồng đánh?

-> c/s đói nghèo, lam lũ.

+ Mỗi lần đánh vợ lại “rên rỉ đau đớn”

-> như một sự giải toả nỗi ẩn ức, bế tắc.

- Người đàn bà hàng chài:

+ Thân hình to lớn, đường nét thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới -> chị là hiện thân của sự nghèo khổ, vất vả và cam chịu.

+ Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, khơng tìm cách chạy trốn”

+ Khi thấy thằng Phác xuất hiện, chị “chắp tay vái lấy vái để” “những giọt nước mắt chứa đầy những nốt rỗ chằng rỗ chịt”

-> Đó là người phụ nữ chịu nhiều thiệt thịi, bất hạnh. Vì thương con vì sợ tổn thương đến tâm hồn những đứa trẻ, chị đã nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi, vũ phu của người chồng

- Bình: Thái độ

cam chịu đầy

nhẫn nhục của người đàn hàng chài làm cho chúng ta phải kinh ngạc. Đây là thái độ lạ lùng

- Các em hãy bình luận: vì sao người đàn bà hàng chài lại chấp nhận như vậy? - HS: Thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến và phát biểu. - GV dẫn: Trong tình huống trên thằng Phác đã có hành động như thế nào? Theo em hành động ấy đúng hay sai? - Giả định nếu em thằng Phác, em sẽ hành động như thế nào? - Phần này GV tích hợp giáo dục kỹ năng ứng xử cho HS bằng phương pháp tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

-> Vẻ đẹp của lòng vị tha, tình yêu thương và đức hy sinh của tình mẫu tử trong những cái lấm láp đời thường. nhưng thực chất đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ có suy tính kỹ lưỡng từ trước. Trong hồn cảnh đơng con mà cuộc sống trên mặt nước lại đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, người đàn bà chỉ còn cách lựa chọn duy nhất là cam chịu, nhẫn nhục để bảo vệ hạnh phúc gia đình. - Hành động của thằng Phác khi thấy người cha đánh mẹ được xuất phát từ tình

thương mẹ.

Nhưng là hành động bồng bột,

- HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời. - GV nhận xét, định hướng thiếu kiềm chế... - Hành động đó khơng đúng với vị trí một người con. - Một số giải pháp được các em đưa ra nếu mình rơi vào hoàn cảnh của thằng Phác: + Tâm sự với các anh chị em trong gia đình để làm sao cha không đánh mẹ nữa. + Con trai tâm sự với cha.

+ Nói chuyện

thẳng thắn với cả cha và mẹ.

+ Tìm người khác can thiệp, giúp đỡ. ... => HS đã có những suy nghĩ và giải pháp hợp lý hơn để giải quyết tình huống

- GV dẫn: Người đàn bà xuất hiện theo lời mời của chánh án Đẩu, khi anh có ý định khuyên bảo, đề nghị người phụ nữ ấy bỏ chồng - Người đàn bà ấy đã như thế nào trong câu chuyện ở tồ án huyện? - Vì sao người đàn bà ấy từ chối sự giúp đỡ của Đẩu, Phùng và quyết định gắn bó với chồng dù phải chịu trăm ngàn cay đắng?

b. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án và suy nghĩ của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật

* Người đàn bà

- Ban đầu sợ sệt, lúng túng - Sau đó

+ Mạnh dạn từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Đẩu, thậm chí đề nghị lại rằng có thể đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ chồng.

“con lạy quý tòa ...đừng bắt con bỏ nó”

+ Đưa ra những lí do

Người đàn ông là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của những nươì đàn bà dân chài, nhất là khi biển động, phong ba, là điểm tựa cho cuộc đời khốn khổ của chị

Chị cần hắn để nuôi những đứa con, để chúng được sống và lớn lên (vui nhất là được nhìn đàn con tơi được ăn no).

Cũng có lúc vợ chồng, con cái hồ thuận, vui vẻ. bạo lực gia đình. => Tác động tích cực đến những gia đình HS vẫn còn hiện tượng bạo lực.

- GV cho HS bình luận: Hành động "bất ngờ" ấy của người đàn bà có ý nghĩa gì? - HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. - Cách nhìn nhận của người đàn bà ấy về người chồng của mình có gì khác với cách nhìn của Đẩu, Phùng và cả thằng Phác về người đàn ông vũ phu ấy - Sự khác biệt trong điểm nhìn trên giúp chúng ta hiểu gì về cách

Người đàn ông ấy vốn hiền lành, chỉ vì nghèo khổ mà trở nên hung bạo.

* Người đàn ông

+ Trong con mắt của người đàn bà: nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc

nghiệt -> nhìn đa chiều, toàn diện

+ Trong con mắt của Đẩu, Phùng , thằng Phác: độc ác, tàn nhẫn

-> nhìn phiến diện

-> Người đàn bà quê mùa, thất học này lại là người thấu hiểu lẽ đời. Cái thiên chức làm mẹ khiến chị chấp nhận cuộc sống cam chịu, nhấn nhục,

Định hướng: hạnh phúc trong cuộc sống là sự che chở cho những người mình yêu thương. Hạnh phúc đơi khi cịn là sự chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, hy sinh của bản thân cho người khác. Như người phụ nữ hàng chài chấp nhận cuộc sống đầy phong ba, bão táp để được nhìn những đứa con được ăn no, được lớn lên,...

nhìn đời sống và con người? Về vẻ đẹp của người đàn hàng chài. - HS suy nghĩ trả lời. - Nhân vật Đẩu và Phùng như thế nào sau câu chuyện của người đàn bà?

- Cũng như Đẩu, Phùng đã im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Có lẽ anh cũng đang suy nghĩ sau những gì vừa diễn ra. Theo em câu chuyện ấy đã giúp Phùng hiểu ra điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình và về chính mình? bị hành hạ

-> Thấp thống ở người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu lịng vị tha và có đức hy sinh cao cả.

* Nhân vật Đẩu và Phùng

- Cả hai đại diện cho luật pháp, chính nghĩa muốn bênh vực, giúp đỡ nạn nhân.

- Sau buổi nói chuyện, Đẩu “vỡ ra”, nghiêm nghị và đầy suy nghĩ

- Phùng nhận ra:

+ Người đàn bà không hề nông nổi mà rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, cuộc đời lam lũ nhưng biết chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi đời thường, một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí thơ kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu. + Bạn mình (Đẩu): có lịng tốt, thương người, sắn sàng bảo vệ công lý nhưng chưa đi sâu vào đời sống nhân dân để hiểu hơn cuộc sống của họ.

+ Mình đã đơn giản khi đánh giá về

- GV định hướng: Để cuộc sống có ý nghĩa, rất cần cái nhìn toàn diện, vị tha, khoan dung như người phụ nữ ấy.

- GV dẫn: Qua câu chuyện về một chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ, nhà văn đã nói lên những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật. - Qua việc tìm hiểu trên, em hãy khái qt về thơng điệp đó của nhà văn?

- Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, tác giả đã đề cập đến một vấn đề rất bức xúc của gia đình. Theo em đó là vấn đề gì? - Em có hồn tồn đồng tình với cách giải

quyết của người đàn bà hàng chài

người đàn bà, về cuộc sống (giải pháp giúp người phụ nữ bỏ chồng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh qua dạy học một số tác phẩm văn học việt nam lớp 12 (Trang 93 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)