Cơsở đề xuất các biện pháp quản lý hoạtđộng dạyhọc tiếng Anh có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh có yếu tố nước ngoài theo chương trình liên kết tại các trường tiểu học trên địa bàn quận hoàn kiếm hà nội (Trang 89 - 92)

Anh có yếu tố nƣớc ngồi theo chƣơng trình liên kết ở bậc tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát từ nhu cầu của xã hội và sự tự nguyện của người học. Theo nguyên tắc, các chương trình, mơn học được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải bảo đảm mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo của từng cấp học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu các quy định pháp luật liên quan đến giáo dục, đào tạo và dạy nghề; các chương trình đào tạo hoặc môn học được dạy và học bằng tiếng nước ngồi nào thì việc kiểm tra, thi, đánh giá phải được thực hiện bằng tiếng nước ngồi đó tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Người dạy chương trình giáo dục, đào tạo bằng tiếng nước ngồi phải đạt trình độ chun mơn, nghiệp vụ theo quy định đối với chức danh nghề nghiệp đối với các nhà giáo các cấp học, trình độ đào tạo tương ứng. Phải có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tối thiểu cao hơn 2 bậc so với yêu cầu năng lực ngoại ngữ đối với học sinh đạt được sau khi học xong cấp học, tính theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng

cho Việt Nam hoặc tương đương. Những người được đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tồn thời gian ở nước ngồi thì được miễn yêu cầu về năng lực ngoại ngữ quy định như trên.

Đối với người học phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình, mơn học được dạy bằng tiếng nước ngoài và theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Còn đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với tất cả các chương trình được dạy bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.

Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngồi tại Việt Nam (khơng vì mục đích lợi nhuận)

Thông tư số 15/2003/TT-BGDĐT ngày 31/3/2003 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngồi tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020), số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008.

Chính phủ ra Nghị định Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.Số: 73/2012/NĐ-CP. Nội dung của Nghị định bao gồm:

1. Nghị định này quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngồi, thành lập văn phịng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh

vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

UBND thành phố HN đã ra kế hoạch Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”

Những văn bản trên là cơ sở pháp lí của cơng tác tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài ở bậc tiểu học tại một số trường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngồi ở bậc tiểu học tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tích nhất định trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ nói chung và hoạt động dạy học ngoại ngữ theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngồi nói riêng. Tuy nhiên, như đã được nêu lên trong phần nói về thực trạng quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngồi ở bậc tiểu học tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, bất cập như, do năng lực quản lý của chủ thể quản lý về việc tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá đồng thời công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên…, nên công tác quản lý hoạt động dạy học theo chương trình liên kết với nước ngoài chưa được quan tâm và thực hiện đúng yêu cầu; chưa có sự thống nhất, phối hợp trong cơng tác chỉ đạo, thực hiện giữa các chủ thể quản lí. Những tồn tại trên cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngồi ở bậc tiểu học tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Căn cứ vào cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn trên tác giả đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thực hiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc

biệt hiệu quả quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài ở bậc tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh có yếu tố nước ngoài theo chương trình liên kết tại các trường tiểu học trên địa bàn quận hoàn kiếm hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)