3.2. Biện pháp quản lý hoạtđộng dạyhọc tiếng Anh có yếu tố nƣớc ngoà
3.2.2. Nhóm biện pháp 2
Đề thực hiện dạy học tiếng Anh cho HS Tiểu học đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt đảm bảo xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh tiểu học. Hệ thống chủ điểm và chủ đề được lặp lại có mở rộng theo vịng trịn xốy trơn ốc qua các năm học nhằm củng cố, từng bước phát triển năng lực giao tiếp của họcsinh. Trong đó nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh được hình thành thơng qua các hoạt động giao tiếp. Học sinh cần được tham gia tích cực vào các hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp với các chủ điểm và
chủ đề quen thuộc và có ý nghĩa thì giải pháp thực hiện hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngồi theo chương trình liên kết được triển khai tại một số trường tiểu học rất quan trọng. Sự chỉ đạo , tổ chức, điều khiển hoạt động dạy học của Ban lãnh đạo trung tâm ngoại ngữ có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả dạy học tiếng Anh cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao hiệu quả của Ban lãnh đạo trung tâm ngoại ngữ cần:
3.2.2.1. Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên
- Trước yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ cho HS Tiểu học, thì việc tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt, giàu lịng u nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt có phẩm chất, nhân cách tốt, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Để quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên, lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài cho HS Tiểu học cần:
- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuẩn giáo viên tiếng Anh ở các cấp học cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Hướng dẫn GV cần xác định mục tiêu dạy học tổng quát và chi tiết có thể theo thời khóa biểu, theo lớp, theo chương trình...
- Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy. Người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới.
- Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi với HS Tiểu học.
mức độ thành công của người học.
- Xác định được trình độ hiện có của HS Tiểu học phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đặc biệt phù hợp trình độ nhận thức của HS Tiểu học.
3.2.2.2. Quản lý nội dung chương trình
Khi đã xác định rõ mục tiêu giảng dạy cần xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy. Mục tiêu chiến lược của ngoại ngữ gắn chặt với những mục tiêu lớn của giáo dục và đào tạo, được xác định trên 3 bình diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trị và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Như vậy, yêu cầu về nội dung chương trình giảng dạy tiếng Anh của HS Tiểu học theo chương trình liên kết cần:
Định hướng phương pháp dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo đường hướng giao tiếp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh;
Kiến thức ngơn ngữ đóng vai trị như một phương tiện để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức ngơn ngữ, lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ cần hướng dẫn GV nằm vững chương trình dạy học tiếng Anh cho HS Tiểu học bao gồm:
Từ vựng (Vocabulary)
Số lượng từ vựng cần dạy học ở tiểu học khoảng 500 - 700 từ. Đó là những từ thơng dụng trong tiếng Anh phục vụ cho các tình huống giao tiếp trong phạm vi hệ thống chủ điểm và chủ đề của chương trình. Số lượng từ vựng thụ động (cần thiết cho các kĩ năng thu nhận ngơn ngữ) nhiều hơn số lượng từ vựng tích cực (cần thiết cho các kĩ năng sản sinh ngôn ngữ).
Ngữ âm (Phonology)
Ngữ âm được thể hiện trong lĩnh vực ngôn ngữ nói (domain of oral language) và lĩnh vực ngôn ngữ đọc và viết (domain of literacy).
Trong lĩnh vực ngơn ngữ nói, nội dung này bao gồm khả năng nói tiếng Anh đảm bảo phát âm đúng các nguyên âm, phụ âm (trong đó chú trọng đến
các âm khó, khơng có trong tiếng Việt) và một số tổ hợp phụ âm; nói đúng trọng âm từ và ngữ điệu câu .Trong lĩnh vực ngôn ngữ đọc và viết, nội dung này bao gồm khả năng nhận biết mối quan hệ tương ứng giữa âm thanh và chữ viết để đánh vần, đọc và viết đúng những từ ngữ đãhọc.
Ngữ pháp (Grammar)
Ở tiểu học, ngữ pháp không nhất thiết phải được dạy học một cách chính thức và theo hệ thống. Các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau được giới thiệu thông qua các ngữ cảnh sinh động, tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi. Nội dung ngữ pháp tiếng Anh trong chương trình tiểu học bao gồm:
• Các loại câu giao tiếp chủ yếu như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định/phủ định; các câu đơn, câu ghép, câu phức; trật tự từ trong câu.
• Động từ ở thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản, tương lai đơn giản, động từ tình thái, danh từ số ít/ số nhiều, danh từ đếm được/không đếm được, sở hữu cách của danh từ, dạng so sánh hơn của tính từ, đại từ nhân xưng, chỉ định, nghi vấn, số đếm đến 100, số thứ tự đến 30, những giới từ thông dụng, những liên từ thông dụng, quán từ, …
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường kiến thức thực tiễn, đặc biệt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,…
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học, đặc biệt đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của HS.
+ Ngồi ra, chương trình nội dung giảng dạy cần mang tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Để quản lý được mục tiêu, nội dung chương trình dạy học của GV, lãnh đạo các Trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngồi cần:
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học của tổ chuyên môn và giáo viên
+ Xây dựng kế hoạch dạy học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học rất lớn. Vì vậy, lãnh đạo Nhà trường cần hướng dẫn, quan tâm sâu sát kiểm tra kế hoạch đó. Việc xây dựng kế hoạch dạy theo hướng đổi mới cần thực hiện:
- Dự kiến các nguồn lực, nhân lực để thực hiện kế hoạch: Như CSVC, TTBDH, SGK, tài liệu, hay kinh nghiệm, năng lực, chuyên môn của đội ngũ GV triển khai thực hiện kế hoạch đồng thời trình độ của HS.
- Kế hoạch dạy học của mỗi GV bộ môn cần trang bị cho HS những hiểu biết, kiến thức cần thức về nội dung học.
- Phát triển kỹ năng thực hành kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
- Kế hoạch phải thể hiện thiết kế môn học giúp học sinh hứng thú với học tập và giúp HS liên hệ với thực tiễn với kiến thức đã học.
- Kế hoạch dạy phải phù hợp với trình độ, mức độ nhận thức của HS. Trung tâm yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình, nhất là việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho từng tiết dạy, từng bài học cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý các ưu điểm của các phương pháp truyền thống (thuyết trình, gợi mở,vấn đáp...) cần quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tịi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của học sinh. Tích cực sử dụng kỹ thuật - công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy. Tránh tình trạng “dạy chay” và việc sử dụng tùy tiện đồ dùng dạy học. Vì điều đó khơng những khơng đem lại hiệu quả nâng cao tính tích cực trong q trình nhận thức và phát triển sáng tạo của học sinh, mà cịn lãng phí thời gian nguyên vật liệu và phá vỡ cấu trúc của quá trình dạy học.
Ban lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngồi cần hướng dẫn GV của Trung tâm xây dựng nội dung, chương trình dạy học đảm bảo các yếu tố sau:
- Về hệ thống chủ điểm và chủ đề (Themes and Topics) + Chương trình tiếng Anh tiểu học bao gồm 4 chủ điểmsau: Me and My Friends (Tôi và Bạn bè)
Me and My School (Tôi và Mái trường) Me and My Family (Tơi và Gia đình)
Me and My Community (Tơi và Cộng Đồng)
Những chủ điểm này được lặp lại qua mỗi năm học thông qua các chủ đề, trên cơ sở đó học sinh có thể củng cố và phát triển năng lực giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp (Communicative Competences): là khả năng sử dụng kiến thức ngơn ngữ để tham gia vào q trình giao tiếp một cách phù hợp trong tình huống giao tiếp cụ thể.
Hệ thống năng lực giao tiếp trong chương trình tiếng Anh tiểu học được thể hiện qua các chức năng, nhiệm vụ giao tiếp và là cơ sở để xây dựng các đơn vị bài học.
Năng lực giao tiếp được thể hiện thơng qua 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ở tiểu học, những kĩ năng này có nội dung cụ thể như sau:
Nghe (Listening): nghe hiểu các từ/cụm từ, các câu ngắn, đơn giản; nội dung chính các đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, đơn giản trong phạm vi chủ điểm và chủ đề đãhọc.
Nói (Speaking): hỏi và trả lời các câu ngắn, đơn giản về các chủ điểm và chủ đề đã học; sử dụng các từ, câu cơ bản đã học để nói về bản thân, gia đình, bạn bè và các hoạt động học tập, vuichơi.
Đọc (Reading): đọc hiểu nội dung chính các bài đọc liên quan đến các chủ điểm và chủ đề đã học; đọc và nhận biết một số thông tin cụ thể của nội dung bàiđọc.
Viết (Writing): viết các câu, đoạn văn ngắn liên quan đến chủ điểm và chủ đề và tình huống giao tiếp trong phạm vi ngơn ngữ đã học; điền các phiếu đơn giản về thông tin cá nhân, bưu thiếp, thời khoá biểu, …
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá, chú trọng kỹ năng nghe, nói, phát triển khẩu ngữ.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh thì học sinh phải là chủ thể tích cực, tự giác nỗ lực và sáng tạo, thầy cô là người cố vấn đắc lực trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động điều chỉnh nhận thức của học sinh. GV cần hướng dẫn HS học cách nghe giảng, cách ghi, cách nhớ từ hướng dẫn bài học của thầy, học cách sưu tầm tài liệu và đọc sách tham khảo, cách thu thập và xử lý thông tin cách học vận dụng chuyển hóa tri thức bằng hệ thống câu hỏi và bài tập vừa cơ bản, vừa nâng cao, cách hệ thống hóa kiến thức và viết các chuyên đề. Từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp nghiên cứu khoa học (tập dượt nghiên cứu khoa học) bằng cách giao cho học sinh các nhóm làm bài tập lớn, nghiên cứu một vấn đề nào đó trong chương trình học, có sự hướng dẫn, kiểm tra đánh giá của giáo viên, cũng có thể gợi ý cho học sinh một số khía cạnh của vấn đề, một vài đề tài (đưa ra ý tưởng) để tổ chức các hội thảo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh. Mặt khác giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh phương pháp học và tự học, một cách tích cực, hiệu quả.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là chuyển cách dạy từ truyền thụ, áp đặt một chiều sang tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn, tự tìm tịi, quan sát, thực hành, vận dụng,… để HS sớm trưởng thành, có kĩ năng sống thích nghi với đời sống thực tiễn. Trên thực tế, đổi mới phương pháp giảng dạy phải được tổ chức trong một quá trình thống nhất - liên hợp với đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương tiện dạy học ,…. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải được cụ thể hoá qua từng bài , từng tiết dạy cụ thể ở trên lớp . Biê ̣n pháp không kém phần quan tro ̣ng là viê ̣c phát huy vai trò của cán bộ phụ trách giảng dạy tiếng Anh Tiểu học trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đối với môn tiếng Anh lại cần cập nhật các phương pháp giảng dạy mới
như PiL, E-learning, dạy học theo dự án ITE… Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được xem là một trong những tiêu chí đánh giá – xếp loại năng lực GV trong q trình thi đua sẽ thúc đẩy GV khơng ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình . Muốn nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh, lãnh đạo Trung tâm cần ta ̣o điều kiện thuận lợi để GV tiếp cận với phương pháp dạy học mới qua viê ̣c ứng du ̣ng công nghệ thông tin (CNTT) vào bài dạy; tổ chức thao giảng, sinh hoạt chuyên đề, thảo luận nhóm, câu lạc bộ (CLB), quận để GV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.
Nhà trường cần nắm bắt và phổ biến kịp thời đến lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ cùng GV giảng dạy những thông tư, chỉ thị của các cấp quản lý về việc đổi mới PPGD, thường xuyên cử người đi tập huấn các chương trình bồi dưỡng về việc đổi mới PPGD (đặc biệt là các buổi hội thảo do Hội đồng Anh phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức hàng năm).
- Tổ chức những chuyên đề sinh hoạt về đổi mới PPGD, thao giảng trong pham vi trường hoặc cụm trường để các GV có cơ hội ngồi lại trao đổi, rút kinh nghiệm, học hỏi những cái hay, cái mới từ bạn bè đồng nghiệp. Bên cạnh đó, có thể tổ chức nghiên cứu khoa học về nội dung đổi mới PPGD cho tồn thể GV trong trường.
- Có ý thức coi việc đổi mới PPGD là một trong những tiêu chí đánh giá giờ dạy, nhằm có biện pháp phù hợp trong việc kiểm tra, đánh giá cũng như có kế hoạch giúp đỡ GV trong quá trình thực hiện việc đổi mới PPGD.
- Quan tâm và có sự đầu tư phù hợp và kịp thời đối với vấn đề trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho hoạt động đổi mới PPGD của GV trên lớp.Cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm tự học, những điển hình tiên tiến, kích thích tinh thần hăng say học tập của mỗi học sinh. Phối kết hợp với đoàn thanh niên, với gia đình và xã hội để xây dựng, khuyến khích phong trào tự học.
Giáo viên cần tạo cơ hội tối đa cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học. Tiếng Việt cần được sử dụng hợp lí để học sinh có thể nắm vững
kiến thức tiếng Anh nhanh hơn và phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh có hiệu quả hơn.
Thầy, cô giáo phải là người tận tâm, nghiêm túc, và khoa học, sáng tạo được thể hiện qua mỗi giờ lên lớp và có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc xây dựng cho các em ý thức và phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy sức mạnh nội lực của mỗi cá nhân trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức. Trước hết cần phát huy trí thơng minh, sáng tạo tiềm tàng ở mỗi học sinh ngay trong từng giờ học, ngày học trên lớp thơng qua các hoạt động. Tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến, với bài giảng của thầy. Bên cạnh đó giáo viên cần tăng cường tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề bằng cách đặt các câu hỏi từ dễ đến khó, tạo