2.1.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội
Nha Trang là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Khánh Hịa, và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch. Nha Trang có vùng lãnh hải rộng lớn, có chiều dài bãi biển hơn 30 km, với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong vịnh Nha Trang, trong đó lớn nhất là đảo Hịn Tre rộng 36 km². Nha Trang có lợi thế để tổ chức các sự kiện về biển đảo.
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 252,6 km², dân số năm 2018 có 410.563 người, mật độ dân số 1.5834 người/ km². Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hịa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đơng giáp Biển Đơng. Thành phố Nha Trang có 27 xã phường; trong đó có 19 phường và 8 xã.
Nha Trang nằm trên trục đường giao thông quan trọng của cả nước về đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy.
Ngành nghề ở Nha Trang đa dạng, trong đó ở các xã nơng nghiệp vẫn duy trì các nghề truyền thống như: nghề nơng, nghề thủ công như dệt chiếu, nghề làm đồ gốm, làm gạch nung, nghề thủ công mỹ nghệ; nghề đánh bắt thủy hải sản, đóng tàu thuyền và có một số ngành nghề mới như phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, làm công nhân trong các khu công nghiệp như khu công nghiệp Suối Dầu, khu cơng nghiệp Văn Phong.
Nha Trang là thành phố có nền kinh tế phát triển chủ yếu ngành du lịch - dịch vụ. Nha Trang có diện tích chiếm 4,84% tổng diện tích tồn tỉnh, dân số chiếm đến hơn 1/3 và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hịa.
2.1.2. Khái qt tình hình giáo dục phổ thông
2.1.2.1. Quy mô giáo dục phổ thông
Năm học 2017 – 2018 giáo dục phổ thông tồn tồn thành phố có 115 trường với gần 75.895 HS, trong đó có 8 trường THPT, 26 trường Trung học cơ sở, 40 trường MN công lập, 41 trường Tiểu học.
Mạng lưới trường, lớp được quan tâm đầu tư và bố trí tương đối hợp lý theo địa bàn phân bổ dân cư. Quy mô giáo dục phát triển mạnh ở hầu hết các ngành học, trong đó giáo dục phổ thơng của thành phố Nha Trang đang xúc tiến xây dựng Đề án trường chất lượng cao (trong đó mỗi cấp học chọn 1 trường).
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục phổ thông
Chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không ngừng được giữ vững và từng bước nâng cao; việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng theo hướng phát triển năng lực của học sinh ngày càng đạt kết quả cao. Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, số học sinh yếu, kém ngày càng giảm. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, trúng tuyển và đạt thủ khoa vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đều tăng.
2.1.2.3. Tài chính đầu tư cho giáo dục phổ thông
Đầu tư cho GDĐT ngày càng tăng cao, CSVC trường học ngày càng được chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ hóa, cảnh quan sư phạm ở các trường học ngày càng được cải thiện tốt hơn theo các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Khánh Hòa hết sức quan tâm đến ngành GDĐT tỉnh nhà, cụ thể hàng năm vẫn tăng ngân sách cho ngành GDĐT
2.1.2.4. Công tác quản lý Giáo dục và Đào tạo bậc THPT
Công tác quản lý bậc phổ thông trong những năm qua có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, tính chủ động và phát huy dân chủ của cơ sở; thực hiện tốt phân cấp trong quản lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
trong trường học; tiến hành việc xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước nhằm tăng cường cơ sở vật chất và đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, GDĐT còn một số tồn tại: Chất lượng dạy và học không đồng đều giữa các vùng; chất lượng giáo dục đại trà còn thấp; CSVC, trang thiết bị, thư viện, thí nghiệm cịn thiếu thốn, lạc hậu và chưa đồng bộ. Đầu tư cho GDĐT tăng so với các năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của GDĐT tỉnh nhà.
2.1.2.5. Khái quát tình hình giáo dục THPT a) Về quy mô
Năm học 2017 - 2018, thành phố Nha Trang có 14 cơ sở giáo dục đào tạo bậc THPT, trong đó có 06 trường Cơng lập, 02 trường Tư thục và 02 trường Dân lập, 1 Trường Dân tộc nội trú, 02 Trung Tâm Giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm KTTH - HN.
Bảng 2.1. Tình hình học sinh trung học phổ thơng thành phố Nha Trang
TT GIÁO DỤC THPT 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 1 Số trường 14 14 14 14 14 2 Số lớp 149 149 148 146 147 3 Số học sinh 6.243 6.258 6.070 5.723 5.093 4 Số HS/lớp 41,89 42 41,01 39,19 34,65
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa) b) Về chất lượng
Chất lượng giáo dục THPT ngày càng đi vào thực chất và có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng tăng, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần. Chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo và đạt hiệu quả cao.
trường quan tâm nhiều đến cơng tác giáo dục: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, mơi trường, dân số, phịng chống AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội khác, chú trọng xây dựng nền nếp, kỷ cương trong nhà trường.
Bảng 2.2. Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông thành phố Nha Trang NĂM HỌC TS học sinh XẾP LOẠI HỌC LỰC (%) XẾP LOẠI HẠNH KIỂM (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2013-2014 6.243 2,59 26,34 54,16 16,29 0,62 47,09 42,78 9,25 0,88 2014- 2015 6.258 2,94 27,47 53,03 16,13 0,43 46,82 42,77 9,24 1,17 2015-2016 6.070 3,78 31,55 50,24 13,93 0,50 49,23 40,67 9,01 1,09 2016-2017 5.723 4,10 32,30 49,60 13,30 0,70 52,70 37,80 8,30 1,20 2017-2018 5.093 6,00 44,30 44,80 4,90 0,00 63,90 32,10 4,00 0,00 (Nguồn: Sở GDĐT Khánh Hòa)
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trên toàn tỉnh những năm gần đây tương đối cao và ổn định trong nhiều năm và ngày càng chất lượng hơn.
c) Đội ngũ giáo viên
Năm học 2017 - 2118, số giáo viên THPT trong toàn tỉnh là 2.079, tỷ lệ giáo viên trên lớp là 2,24 so với quy định của Bộ GDĐT vẫn cịn thiếu một ít, thiếu rải rác đều ở các mơn, hầu hết giáo viên đều đạt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên tỉ lệ giáo viên trên chuẩn còn thấp so với yêu cầu, mới đạt được 7,50% trình độ thạc sĩ. Đến nay đã cử 109 giáo viên theo học chương trình thạc sĩ. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng GDĐT trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ giáo viên tuy những năm gần đây đã được bồi dưỡng nhiều về chun mơn, nghiệp vụ nhưng vẫn cịn một số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GDĐT trong giai đoạn mới.
Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ giáo viên THPT thành phố Nha Trang Chỉ tiêu 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Tổng số GV 652 651 648 649 640 Tỷ lệ đạt chuẩn 99,98% 100% 100% 100% 100% Tỷ lệ trên chuẩn 4,00% 6,12% 6,37% 7,27% 7,50% Tỷ lệ GV/lớp 2,22 2,24 2,24 2,24 2,24
d) Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT
Hầu hết CBQL các trường THPT đều đã qua đào tạo chương trình QLGD, có trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức tốt. Đa số có kinh nghiệm quản lý và có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc được giao. Tuy nhiên vẫn cịn một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm chưa qua đào tạo về quản lý nên còn lúng túng trong điều hành quản lý nhà trường. Một số CBQL cịn bảo thủ, ngại đổi mới cơng tác quản lý nên chất lượng, hiệu quả quản lý còn thấp. Những hạn chế trên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và làm gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường THPT.
2.2. Mục đích, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng TVHN của giáo viên ở các trường Trung học phổ thông Thành phố Nha Trang để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên các trường trung học phổ thơng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho các em trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Nha Trang.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Để đánh giá thực trạng kỹ năng bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Nha Trang tôi đã tiến hành khảo sát 03 trường: Trường THPT Lý Tự Trọng, Trường THPT Hà
Huy Tập và trường PTTH Hoàng Văn Thụ với số lượng 10 cán bộ quản lý và 70 giáo viên.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông thành phố Nha Trang về mức độ cần thiết của TVHN
- Khảo sát thực trạng kỹ năng TVHN của giáo viên 03 Trường THPT thành phố Nha Trang.
- Khảo sát về thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên 03 trường trung học phổ thông thành phố Nha Trang.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn.
Các phiếu câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Cơng cụ tính dựa trên số liệu % sau kết quả thống kê tổng hợp.
2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông thành phố Nha Trang về kỹ năng tham vấn hƣớng nghiệp thông thành phố Nha Trang về kỹ năng tham vấn hƣớng nghiệp
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông thành phố Nha Trang về những yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tham vấn phố Nha Trang về những yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tham vấn hướng nghiệp
Tìm hiểu vấn đề này chúng tơi tiến hành điều tra 10 CBQL cấp trường và 70 giáo viên THPT (GV làm cơng tác Đồn và làm cơng tác CNL, GV dạy môn Công nghệ, Giáo dục công dân…) với câu hỏi số 01 (Phần phụ lục 1)
“Thầy/cô hãy đánh giá mức độ cần thiết của các yêu cầu dưới đây đối với cán bộ, giáo viên làm công tác TVHN cho học sinh”.
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản, giáo viên về mức độ cần thiết của các yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tham vấn hướng nghiệp
TT Nội dung
Đánh giá của CBQL Tự đánh giá của GV
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Cần có kiến thức về giáo dục hướng nghiệp 7 70 3 30 0 0 48 68,6 22 31,4 0 0 2 Cần có phương pháp tham vấn hướng nghiệp 6 60 7 40 0 0 47 67,1 23 32,9 0 0 3 Biêt cách lựa chọn hình thức
tham vấn hướng nghiệp 7 70 3 30 0 0 52 74,3 18 25,7 0 0 4 Có các kỹ năng về tham
vấn hướng nghiệp 7 70 3 30 0 0 50 71,4 20 28,6 0 0
5
Có phẩm chất đạo đức và tâm của nguời làm công tác tham vấn hướng nghiệp
8 80 2 20 0 0 55 78,6 15 21,4 0 0
Nhìn vào kết quả bảng 2.4. cho thấy hầu hết CBQL cùng đội ngũ giáo viên đều nhận thức được những yêu cầu đối với cán bộ làm công tác TVHN và đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” với tỉ lệ cao. Điều này là hồn tồn hợp lý, phù hợp bởi vì trên thực tế, khi làm cán bộ tham vấn bất kỳ một lĩnh vực nào thì nhà tham vấn phải có chun mơn và thật sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đó. Muốn làm tốt công tác tham vấn nghề nghiệp cho học sinh, đòi hỏi đội ngũ giáo viên làm cơng tác tham vấn phải có những kiến thức về công tác hướng nghiệp, phải nắm được hệ thống các ngành nghề trong xã hội, nắm được những nghề phổ biến hiện nay của đất nước và địa phương, có thơng tin về thị trường lao động. Biết được hệ thống các trường đào tạo nghề từ Trung ương đến địa
phương, đặc biệt là phải nắm được những thông tin về đặc điểm nhân cách, khả năng và năng khiếu của đối tượng tư vấn, tất cả những kiến thức này giúp nhà tư vấn có thể thành cơng trong hoạt động tham vấn hướng nghiệp.
Ngoài những kiến thức về giáo dục hướng nghiệp thì cán bộ tư vấn nắm chắc các phương pháp, lựa chọn hình thức, kỹ năng tham vấn phù hợp là rất cần thiết cho sự thành công trong hoạt động tham vấn hướng nghiệp. Kiến thức, kỹ năng khơng thơi vẫn chưa đủ, địi hỏi giáo viên tham vấn phải có sự đam mê cơng tác này, có sự chân thành, có trách nhiệm với hoạt động tham vấn có như vậy mới đạt kết quả cao
2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông thành phố Nha Trang về mức độ cần thiết của các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp Nha Trang về mức độ cần thiết của các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp
Với nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 02 (Phần Phụ lục) để điều tra trên CBQL và giáo viên các trường THPT
Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp
TT Kỹ năng
Đánh giá của CBQL Tự đánh giá của GV
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Kỹ năng lắng nghe 7 65,0 3 35,0 0 0 52 74,3 18 25,7 0 0 2 Kỹ năng giao tiếp không lời 5 50,0 4 40,0 1 10,0 48 68,6 22 32,4 0 0 3 Kỹ năng phản hồi 5 50,0 3 35,0 2 15,0 46 65,7 24 34,3 0 0 4 Kỹ năng thu thập thông tin 7 75,0 3 25,0 0 0 59 84,3 11 15,7 0 0
5 Kỹ năng nói 9 90,0 1 10,0 0 0 67 95,7 3 4,3 0 0
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy đánh giá về mức độ cần thiết của các kỹ năng TVHN của CBQL và đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác hướng nghiệp ở các trường THPT có sự khác nhau.
thiết” và “Rất cần thiết”, nhưng một số CBQL thì họ cho rằng kỹ năng phản hồi, kỹ năng giao tiếp không lời là không cần thiết, mặc dù tỉ lệ đánh giá này nhỏ (dưới 15%), tuy nhiên, từ khảo sát cho thấy ngay CBQL cũng chưa hiểu đúng hết về tầm quan trọng của các kỹ năng TVHN.
Trên thực tế, nếu trong q trình làm cơng tác TVHN nói riêng và tư vấn nói chung, phản hồi lại đối tượng cần được tham vấn là một việc vô cùng quan trọng, Nên nhớ đây là TVHN khác với tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn hướng nghiệp có thể là 1 chiều nhưng để TVHN là cần 2 chiều để trao đổi thông tin. Nếu nhà tư vấn không biết cách phản hồi hay phản hồi không đúng cách thì sẽ làm cho đối tượng được tham vấn thêm hoang mang, lo lắng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tham vấn. Trong tham vấn, hoạt động giao tiếp rất quan trọng. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thơng qua đó con người trao đổi thơng tin, tình cảm, tư tưởng với nhau, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau.
Trong xã hội, con người không thể sống cá nhân mà tách rời các mối quan hệ. Mỗi cá nhân có những vai trị, vị trí khác nhau, con người phải biết