Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố nha trang (Trang 88 - 106)

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm thu được ở biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT thành phố Nha Trang

Kết quả trên cho thấy, đánh giá của CBQL và giáo viên của các trường THPT thành phố Nha Trang về các biện pháp đề xuất ở mức độ “Rất cấp thiết” và “Rất khả thi” là rất cao, đặc biệt là biện pháp Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò của

giáo viên tham gia bồi dưỡng. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cũng phụ thuộc vào chính bản thân chủ thể tham gia. Nếu giảng viên, báo cáo viên có những phương pháp, hình thức nhằm phát huy được tính tích cực của học viên, thì sẽ tạo cho họ sự hứng thú, say mê học tập, và hiệu quả hoạt động sẽ được nâng lên.

Kết quả khảo nghiệm trên cũng đã khẳng định được các biện pháp đề xuất là có tính khả thi và phù hợp với thực tiến đối với các trường THPT thành phố Nha Trang trong tình hình hiện nay.

Tiểu kiết Chƣơng 3

Dựa trên khung lý thuyết về bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT và kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT thành phố Nha Trang tác giả đề tài đã xây dựng được các biện pháp dựa trên các nguyên tắc đề xuất để tổ chức hiệu quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên, các biện pháp đề xuất gồm 5 biện pháp sau đây:

- Biện pháp 1: Đẩy mạnh tuyên truyền về tham vấn hướng nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

- Biện pháp 2: Huy động nguồn lực để xây dựng lực lượng báo cáo viên

bồi dưỡng cho giáo viên.

- Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi

dưỡng theo hướng phát huy vai trò của giáo viên tham gia bồi dưỡng.

- Biện pháp 4: Xây dựng các chế độ hỗ trợ về chính sách, tài chính, cơ

sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên.

- Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình tổ

chức bồi dưỡng.

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, giúp cho hoạt động bồi dưỡng đảm bảo tính hệ thống và tồn diện.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi qua việc xin ý kiến của các nhà chuyên môn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Bồi dưỡng kỹ TVHN nghiệp cho giáo viên THPT nhằm nâng cao trình độ tham vấn cho giáo viên về kỹ năng làm cơng tác hướng nghiệp nói chung và hoạt động tham vấn hướng nghiệp nói riêng trong nhà trường THPT, mục đích là giúp các em học sinh có thể lựa chọn được một nghề phù hợp với khả năng và sở thích. Đây là một hoạt động quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo trong nhà trường phổ thông và tương lai của mỗi học sinh.

Bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên xuất phát từ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của những giáo viên làm công tác tham vấn, nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi khách quan của hoạt động tham vấn nghề trong nhà trường phổ thông, và những yêu cầu của học sinh trong việc chọn hướng đi nghề nghiệp sau này.

Các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cần bồi dưỡng cho giáo viên THPT đó là: kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi; kỹ năng thu thập thông tin; …

Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên THPT được tiến hành với các phương pháp và hình thức theo cách tiếp cận cùng tham gia và phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Hoạt động bồi dưỡng được tiến hành theo quy trình xác định gồm các khâu: Lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Qua nghiên cứu thực trạng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp đối với giáo viên các trường THPT thành phố Nha Trang còn một số hạn chế như:

Nhận thức về tầm quan trọng của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên vẫn còn chưa thật sự sâu sắc; Lực lượng báo cáo viên và cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu TVHN của học sinh; Phương pháp và hình thức tổ chức của nhà trường trong công tác TVHN chưa thật sự đổi mới và mang lại hiệu quả cao; Chế độ chính sách của giáo viên tham gia công tác TVHN chưa thật sự quan tâm đầy đủ, cơ sở vật chất phục vụ công tác này chưa cao; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa kịp thời. Từ những nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT thành phố Nha Trang đó là:

- Biện pháp 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch tổ chức bồi

dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên

- Biện pháp 2: Huy động nguồn lực để xây dựng lực lượng báo cáo viên

bồi dưỡng cho giáo viên.

- Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi

dưỡng theo hướng phát huy vai trò của giáo viên tham gia bồi dưỡng.

- Biện pháp 4: Xây dựng các chế độ hỗ trợ về chính sách, tài chính, cơ

sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên.

- Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên

- Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình tổ

chức bồi dưỡng.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi qua ý kiến của các chuyên gia..

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho cấp THPT.

lớp bồi dưỡng; có chính sách ưu tiên đến những giáo viên ở những trường vùng sâu, vùng xa.

- Có các văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, biên chế giáo viên làm công tác tham vấn hướng nghiệp chuyên trách trong các Trường trung học phổ thông.

- Nên thiết lập Tổ, Phòng tư vấn hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động phòng tư vấn hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông trung học.

- Thiết lập hệ thống cổng thông tin về thị trường lao động cho toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo, về thống kê kết quả khảo sát nhu cầu về nhân lực lao động, định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, vùng miền, của đất nước.

2.2. Đối với các trường Đại học sư phạm

- Trước mắt trong chương trình đào tạo cử nhân ở các trường Đại học sư phạm, cần trang bị cho sinh viên kiến thức về giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng TVHN, tăng cường mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng các nội dung liên quan về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên THPT.

- Trong tương lai, các trường Đại học sư phạm cần đề xuất với các cấp có thẩm quyền mở thêm ngành đào tạo giáo viên làm công tác hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.

2.3. Đối với Sở Giáo dục đào tạo Khánh Hòa

- Hàng năm phải kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng kỹ năng TVHN nói riêng cho giáo viên THPT một cách bài bản, phù hợp.

- Xây dựng hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn nhằm cung cấp các thông tin cụ thể về hệ thống ngàng, nghề ở Việt Nam.

- Cần cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động đối với các ngành, nghề ở nước ta hiện nay trong một năm và trong từng giai đoạn.

- Mở thêm nhiều các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng TVHN cho giáo viên trường trung học phổ thơng.

- Có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với CBQL của các trường THPT, kiểm tra thường xuyên hoạt động bồi dưỡng TVHN ở các trường phổ thông theo định kỳ hay đột xuất.

- Huy động mọi nguồn lực để trang bị đầy đủ CSVC, thiết bị, công cụ cần thiết cho hoạt động GVHN ở các trường phổ thông. Phối hợp với các lực lượng khác như: Ban đại diện cha mẹ học sinh; hội khuyến học...

2.4. Đối với các trường Trung học phổ thông

Hiệu trưởng các trường THPT cần nhận thức đúng vị trí, vai trị và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp đối với công tác định hướng, lựa chọn nghề của học sinh, cần có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, quát triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo về công tác hướng nghiệp cho học sinh

Lên kế hoạch cụ thể về hoạt động bồi dưỡng TVHN, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán làm cơng tác TVHN có đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TVHN trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Chủ động phối hợp liên kết với các trường Đại học Sư Phạm, các Trung tâm TVHN mời chuyên gia giỏi về tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp của trường.

Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí để giáo viên tham gia đầy đủ, có hiệu quả các đợt tập huấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.V. Pêtrôpxki, A.G. Covaliôp và các tác giả khác (1982), Tâm lý học

lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Danh Ánh (2005), “Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thơng”,

Tạp chí giáo dục, (121).

3. Đặng Danh Ánh, Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Một số cơ sở của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp

năm học 2000 - 2001 và phương hướng năm học 2001 - 2002, Hà Nội.

6. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Trần Mai Thu (2006), Hoạt động tư vấn

hướng nghiệp hướng nghiệp, sách giáo viên lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại xã hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Hồng Đức (2002), “Về cơng tác hướng nghiệp trong trường phổ thơng hiện nay”, Tạp chí giáo dục, (30), 5/2002.

9. Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - Nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào cơng nghiệp hố - hiện đại hố, Đề tài khoa học cấp

nhà nước KX-05-09.

10. Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1999), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 25.

11. Pham Ngọc Linh (2013), Tham vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.

12. Magami Nishino, Cải cách giáo dục Nhật Bản hướng tới thế kỉ.

13. Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (1973), Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Lý Ngọc Sáng, Nguyễn Ngọc Tài (2002), Hướng nghiệp và trắc nghiệm hướng nghiệp, Đề tài nhánh trong đề tài cấp thành phố, Sở

Khoa học và Cơng nghệ TP Hồ Chí Minh.

15. Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2008), Hội thảo khoa học định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.

16. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2017), Tài liệu tập huấn kỹ năng tham vấn tâm lý học đường.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cán bộ quản lý trường trung học phổ thông)

Câu 1: Theo đồng chí bồi dƣỡng kĩ năng tham vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thơng có tầm quan trọng nhƣ thế nào?

a. Giúp GV đáp ứng năng lực làm công tác tham vấn hướng nghiệp. b. Giúp giáo viên hoạt động có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. c. Giúp giáo viên có năng lực trợ giúp học sinh.

d. Giúp giáo viên trung học phổ thông tự tin trong công việc. e. Các ý nghĩa khác.

Câu 2: Trƣờng đồng chí đã tiến hành bồi dƣỡng cho giáo viên làm công tác tham vấn hƣớng nghiệp những nội dung nào sau đây? mức độ cần thiết của những nội dung đó

TT Nội dung bồi dƣỡng

Mức độ đánh giá

Rất cần thiết

Cần thiết Không cần

thiết

1 Kiến thức về giáo dục hướng nghiệp

2 Phương pháp tham vấn hướng

nghiệp

3 Hình thức tham vấn hướng nghiệp phù hợp với thực tế 4 Các kỹ năng tham vấn hướng

nghiệp 5

Phẩm chất đạo đức của người làm công tác tham vấn hướng nghiệp

Câu 3: Theo đồng chí kĩ năng TVHN gồm những kĩ năng nào sau đây:

a. Kĩ năng lắng nghe.

b. Kĩ năng giao tiếp không lời. c. Kĩ năng phản hồi.

e. Kĩ năng nói.

f. Tất cả những kĩ năng trên.

Câu 4: Đồng chí đánh giá về mức độ cần thiết của các kỹ năng TVHN đối với giáo viên

TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Kỹ năng lắng nghe

2 Kỹ năng giao tiếp không lời 3 Kỹ năng phản hồi

4 Kỹ năng thu thập thông tin 5 Kỹ năng nói

Câu 5: Trong các kĩ năng tham vấn hƣớng nghiệp sau đây đồng chí đánh giá mức độ đạt đƣợc của giáo viên trung học phổ thông

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt Bình thường Chưa tốt

1 Kỹ năng lắng nghe

2 Kỹ năng giao tiếp không lời 3 Kỹ năng phản hồi

4 Kỹ năng thu thập thơng tin 5 Kỹ năng nói

Câu 6: Trƣờng đồng chí có xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng tham vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên không?

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thường Xun Khơng thường xun Khơng có KH

1 Chiến lược phát triển TVHN 2 Tài chính, CSVC

3 Chuẩn bị đội ngũ giảng viên, báo cáo viên 4 Kiểm tra, giám sát

5 Đánh giá kết quả đạt được 6 Thời gian thực hiện

Câu 7: Trƣờng đồng chí thƣờng tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng tham vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên theo các hình thức nào sau đây:

a. Mời các chuyên gia giỏi tham gia bồi dưỡng tập trung ở Sở Giáo dục. b. Cử cán bộ đi học các lớp tập trung tại các trường Đại học sư phạm. c. Tổ chức các đợt học tại địa bàn để giáo viên có cơ hội học tập. d. Sử dụng giáo viên chủ chốt của Trường tập huấn cho đồng nghiệp. e. Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên

Câu 8: Trƣờng đồng chí đã chỉ đạo bồi thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng tham vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên nhƣ thế nào?

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thường Xuyên Không thường xuyên Không thực hiện

1 Đánh giá năng lực của giáo viên 2 Xác định nội dung bồi dưỡng 3 Đổi mới phương thức bồi dưỡng 4 Đổi mới kiểm tra đánh giá

5 Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ chốt 6 Tăng cường cơ sở vật chất

Câu 9: Đồng chí hãy cho biết mức độ thiết thực của những nội dung bồi dƣỡng tham vấn hƣớng nghiệp sau:

TT Nội dung bồi dƣỡng

Mức độ đánh giá Rất thiết thực Thiết thực Không thiết thực

1 Kiến thức về giáo dục hướng nghiệp 2 Phương pháp tham vấn hướng nghiệp

3 Hình thức tham vấn hướng nghiệp phù hợp với thực tế

4 Các kỹ năng tham vấn hướng nghiệp

5 Phẩm chất đạo đức của người làm công tác tham vấn hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên trung học phổ thông thành phố nha trang (Trang 88 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)