Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau trong quy trình bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT. Mỗi biện pháp là một khâu, là mắt xích quan trọng tạo nên sự hiệu quả và thành công trong công tác bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT.
Khảo sát đánh giá để xác định nhu cầu, đối tượng cần bồi dưỡng là khâu đầu tiên để lập kế hoạch hoạt động, từ nhu cầu thực tế, sẽ lựa chọn những nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, hiệu quả, hạn chế và khắc phục tính hình thức gây lãng phí nguồn lực trong đào tạo, bồi dưỡng.
Huy động mọi nguồn lực, xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đáp ứng nhu cầu, mong đợi của người học, khi đó sẽ thu hút được chú quan tâm, chú ý, hấp dẫn đối với học viên, đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng. Giảng viên giỏi, phương pháp giảng phù hợp, thuyết phục, lý thuyết
với thực hành được gắn kết, lý luận với thực tiễn gần nhau, giúp cho học viên dễ vận dụng và đem lại hiệu quả trong công việc. Xây dựng được nguồn giảng viên, báo cáo viên tốt sẽ thuận lợi chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng, không bị động, phụ thuộc, ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã ra.
Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức trong công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu, nội dung và những vấn đề đặt ra. Phương pháp tốt, hình thức đa dạng, phù hợp là yếu tố đảm bảo tính khả thi và thành công trong hoạt động bồi dưỡng; Một mặt vừa cuốn hút, thu hút người học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người học, mặt khác cũng khắc phục tình trạng tốn kém kinh phí, lãng phí nguồn lực.
Nguồn lực tài chính, chế độ hỗ trợ tài chính và CSVC là khâu không thể thiếu, là yếu tố rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên, Phải dựa vào nguồn lực tài chính mới lên được kế hoạch có thực hiện được hay khơng, ở mức độ quy mơ, hình thức tổ chức, chế độ bồi dưỡng như thế nào?. Cơ chế hỗ trợ tài chính cũng là điều kiện, giải quyết những khó khăn cho giáo viên khi tham gia bồi dưỡng.
Kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng có đem lại hiệu quả hay khơng? Từ đó làm cơ sở, tiền đề cho việc điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp
Tóm lại: Để cơng tác bồi dưỡng kỹ năng TVHN cho giáo viên THPT đạt kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra trong công tác và nhiệm vụ phát triển giáo dục của Thành phố Nha Trang hiện nay, Lãnh đạo các trường THPT tạo cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp nêu trên.