Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Trên thế giới

Trong quá trình giáo dục luôn tạo ra những biến đổi nhất định trong con ngƣời. Để kiểm chứng cho những thay đổi trong con ngƣời. Trong lịch sử có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc nghiên cứu và sử dụng. Từ những năm 2000 Tr. CN, ngƣời Trung Hoa đã biết dùng trắc nghiệm trí tuệ để chọn ngƣời hầu,thê thiếp. Theo questin Stodola, Kemer Stordahl, Võ Ngọc Lan, Nguyễn Phụng Hoàng [17]. Khoa học đánh giá bằng trắc nghiệm lần đầu tiên đƣợc tiến hành vào thế kỉ XVII - XVIII ở khoa vật lí, tâm lí và sau đó lan dần sang nghành Động vật học. Phịng thí nghiệm tâm lí đầu tiên đƣợc Wichelm Weent thành lập tại Leipzig (Đức) năm 1879. Ban đầu các nhà nghiên cứu chú trọng đến các phép đo có liên quan đến thính giác, thị giác, tốc độ phản xạ, sau đó mới nghiên cứu đến thời gian nhận thức, tốc độ học tập ...Khoa học về trắc nghiệm thực sự phát triển mạnh trong thế kỉ XX. Năm 1904 Alfred Binet - một nhà tâm lý ngƣời Pháp khi nghiên cứu khảo sát những trẻ em mắc bệnh tâm thần, khơng có khả năng tiếp thu trí thức bằng cách dạy thơng thƣờng ở trƣờng học, cùng với cộng sự ông đã phát hiện ra bài trắc nghiệm về trí thơng minh. Theo Trần Bá Hoành, vào đầu thế kỉ XX, E. Thorm Dike là ngƣời đầu tiên đã dùng TN nhƣ một phƣơng pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức HS, bắt đầu dùng với mơn số học và sau đó là một số loại kiến thức khác. Đến năm 1923, ở Mỹ, bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên đƣợc ra đời, có tên gọi là Stanford Achievenment Test. Với bộ trắc nghiệm này, HS đƣợc trắc nghiệm với mục đích xem họ có thể nhớ đƣợc tƣ liệu đã học từ các bài giảng và SGK nhanh chóng nhƣ thế nào. Các cơng cụ này thực sự có nhiều thuận lợi (nhanh chóng, chính xác, khách quan) nên đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm, hứng thú.Với việc đƣa vào chấm trắc nghiệm

bằng máy của IBM năm 1935, việc thành lập Hội quốc gia về Đo lƣờng trong giáo dục vào thập niên 1950, sự ra đời của hai tổ chức tƣ nhân Educational Testing Services (ETS) năm 1947 và American College Testing (ACT) năm 1959, hai tổ chức làm trắc nghiệm lớn thứ nhất và thứ hai Hoa Kì, một nghành cơng nghiệp về trắc nghiệm đã hình thành. Trong thời kì đầu việc sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm ở các nƣớc phƣơng Tây đã có một số sai lầm nhƣ sa vào quan điểm hình thức, máy móc trong việc đánh giá năng lực trí tuệ, chất lƣợng kiến thức của HS, hoặc quan điểm phân biệt giai cấp, phủ nhận năng lực học tập của con em nông dân lao động. Ở Liên Xô cũ, từ năm 1926 đến 1931 có một số nhà sƣ phạm tại Matxcova Leningrat, đã làm thí nghiệm dùng trắc nghiệm để chuẩn đốn đặc điểm tâm lí cá nhân và kiểm tra kiến thức HS. Nhƣng do ảnh hƣởng của các sai lầm nói trên, sử dụng mà chƣa thấy hết nhƣợc điểm của trắc nghiệm nên thời kì này tại Liên Xơ có nhiều ngƣời phản đối dùng trắc nghiệm. Chỉ từ năm 1963, tại Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức HS. Nhƣ vậy đã có nhiều những lời phê bình, chỉ trích đối với khoa học trắc nghiệm, nhƣng chúng khơng đánh đổ đƣợc nó mà chỉ làm cho nó tự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. Ngày nay ở nhiều nƣớc trên thế giới, trắc nghiệm khách quan đã trở thành công cụ trong các trƣờng học, thậm chí trong các chƣơng trình đạo tạo từ xa. Trong các cuộc thi Olympic quốc tế về Sinh học (IBO), đã chủ yếu sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan để đo mức độ hiểu biết của HS. Phƣơng pháp này đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng của đông đảo các nƣớc tham gia và tỏ ra có nhiều ƣu điểm trong khâu chấm bài, làm bài vì các HS dự thi đa số bất đồng về ngơn ngữ. Những thành tựu lí luận về TNKQ đã phát triển mạnh mẽ, đạt đƣợc những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác. Cơng nghệ trắc nghiệm nhờ máy tính ra đời, cơng nghệ chấm tự động các bài trắc nghiệm đã đƣợc triển khai có hiệu quả trong nhiều năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)