Một số vấn đề về câu hỏi TNKQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 29 - 33)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Một số vấn đề về câu hỏi TNKQ

1.1.3.1. Vai trò của câu hỏi TNKQ

Trắc nghiệm là phƣơng pháp để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh nhƣ chú ý, tƣởng tƣợng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu…hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của học sinh.

TNKQ là dạng TN trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời. loại câu hỏi này nhằm cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin hoặc điền thêm một vài từ, loại CH này gọi là câu hỏi đóng. GV có thể ra câu hỏi và định ra câu trả lời mà HS dễ nhận ra đây là CH và định ra câu trả lời đúng. Nhƣng GV có thể ra CH và câu trả lời đòi hỏi HS phải cân nhắc và huy động nhiều kiến thức. Vốn hiểu biết của mình mới nhận ra câu trả lời đúng. Theo tác giả Lâm Quang Thiệp [25], có thể phân chia các phƣơng pháp trắc nghiệm theo các hình thức sau: Trắc nghiệm quan sát, trắc nghiệm viết, trắc nghiệm vấn đáp

Sơ đồ 1.1. Các loại trắc nghiệm

Trong dạy học CH TNKQ có những vai trị sau:

- TNKQ là một phƣơng tiện truyền tải, rèn luyện kỹ năng cho học sinh Bộ câu hỏi TNKQ đƣợc thiết kế dựa trên các mục tiêu dạy học cụ thể. Do đó bộ CH nhƣ một hình mẫu tiêu biểu mà qua đó có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu dạy học. khi học sinh tiếp cận CH TNKQ phải sử dụng các thao tác tƣ duy, phân tích, so sánh, tổng hợp…Để tìm ra đƣợc phƣơng án đúng. Từ đó, khơng chỉ hình thành kiến thức mới cho ngƣời học mà cịn rèn luyện cho họ năng lực tƣ duy, óc suy đốn nhanh nhạy, song kiến thức của học sinh có trở nên vững chắc hay không, lại nhờ vào khâu ôn tập, củng cố và hoàn thiện, nâng cao. Trong quá trình dạy học TNKQ đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện để truyền tải kiến thức, HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập, đó cũng là lƣợng kiến thức mà HS lĩnh hội đƣợc. Việc sử dụng CH TNKQ trong quá trình dạy học sẽ giúp cho HS hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản: Thao tác tƣ duy, quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đốn, suy luận, khái qt hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa…

- TNKQ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học tự nghiên cứu cho HS

Tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS đƣợc nâng lên, trong quá trình dạy học sử dụng TNKQ giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm HS hồnh thành, bắt buộc HS phải chủ động tìm tịi kiến thức.

Phát huy khả năng tự học tự nghiên cứu sử dụng TNKQ trong ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá…dƣới nhiều hình thức nhƣ ở lớp hoặc ở nhà.

- TNKQ đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học

Sử dụng TNKQ trong dạy học, giáo viên có thể kiểm sốt, đánh giá đƣợc động lực học tập của HS thong qua kết quả hồn thành TNKQ, thơng qua các báo cáo kết quả cá nhân. Do đó TNKQ đã trở thành phƣơng tiện giao tiếp giữa thầy và trị,giữa trị – trị đó là mối liên hệ thƣờng xuyên liên tục. Sử dụng TN đảm bảo thông tin ngƣợc để điều chỉnh phƣơng pháp, nội dung cho phù hợp.

- TNKQ là một biện pháp hữu hiệu trong việc hƣớng dẫn HS tự học Vấn đề tự học là rất cần thiết với mỗi HS do sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, mà những kiến thức ở trên lớp do thầy cô cung cấp khơng thể đáp ứng đƣợc. Trong đó q trình tự học thì CH TNKQ là bộ cơng cụ rất có hiệu quả. HS có thể tự đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tự đánh giá bằng CH TNKQ sau đó đối chiếu với đáp án. Điều này rất hữu ích giúp học sinh tự hình thành kiến thức cho mình. Nó có tác dụng định hƣớng cho học sinh cần nắm bắt nội dung phần này nhƣ thế nào? Nội dung nào là nội dung trọng tâm? Với vai trị đó nó giúp đỡ ngƣời thầy rất nhiều trong hoạt động dạy học. Làm cho chất lƣợng dạy học ngày càng nâng cao, trong xu thế ngày nay việc tự học trở nên rất quan trọng.

1.1.3.2. Trắc nghiệm được sử dụng như một phương pháp dạy học

Sử dụng TN trong dạy học về phƣơng diện nào đó chính là sử dụng các câu hỏi, và nếu TNTL sử dụng nhƣ câu hỏi mở để dẫn dắt vấn đề thì TNKQ sử

dụng câu hỏi đóng. Vì vậy sử dụng TN trong dạy học về phƣơng diện nào đó chính là sử dụng câu hỏi trong dạy – học.

* Một số quan niệm về câu hỏi:

- Socrat (469-399 tr. CN) khẳng định phải có phƣơng pháp tìm ra chân lý thong qua tranh luận, tọa đàm, luận chiến. Ông đã đề ra 4 yếu tố có liên quan đến câu hỏi: Mỉa mai, đỡ đẻ, quy nạp, xác định cho ngƣời đối thoại làm theo cách phổ biến.

- Arixtot (384 - 322 Tr. CN) là ngƣời đầu tiên phân tích khái niệm câu hỏi dƣới góc độ logic, ơng cho rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng những cái đã biết và những cái chƣa biết ”. Câu hỏi là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, HS phải tiến hành hoạt động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hay kiểm tra thực hành hoặc xác minh bằng trắc nghiệm.

- Đecac (1596 - 1650) quan niệm: Khơng có câu hỏi thì khơng có tƣ duy và cho rằng nội hàm của câu hỏi phải chứa đựng cái đã biết và cái chƣa biết, muốn trả lời câu hỏi tức là ta phải đi tìm cái chƣa biết dựa vào cái đã biết. Nhƣ vậy khi chủ thể nhận thức xác định đƣợc cái chƣa biết và cái đã biết thì mới đặt ra câu hỏi và khi đó câu hỏi đó mới có giá trị về mặt nhận thức.

- John Dewey, năm 1933 phát ngôn: “Biết đặt câu hỏi tốt là điều kiện cốt lõi để dạy học tốt ”

- GS. TS. Đinh Quang Báo trong tập bài giảng chuyên đề cao học khóa 11 khoa Sinh – KTNN, ĐHSP, HN1, 2002 cho rằng “Câu hỏi là chi thức hay là sự hiểu biết về một điều mà ta chƣa biết ”

Các quan niệm về câu hỏi nhƣ trên, cho ta thấy dấu hiệu bản chất của CH là, từ điều đã biết xuất hiện điều chƣa rõ, điều cần tìm. Từ những sự tƣơng quan đó thúc đẩy sự hiểu biết khám phá của con ngƣời.

Nếu gọi x là trị số giữa cái biết và chƣa biết trong khi xây dựng câu hỏi, thì ta thấy có 3 khả năng xảy ra đối với x: x = biết/ chƣa biết

+ Thứ nhất là x > 1 tức là ngƣời đƣợc hỏi biết rõ câu trả lời, khơng kích thích đƣợc tƣ duy.

+ Thứ hai là x < 1 ngƣời đƣợc hỏi biết rất ít về điều đƣợc hỏi, câu hỏi quá khó, do đó họ khơng thể trả lời

+ Thứ ba là x sấp xỉ bằng 1 tức là cái đã biết của họ khơng đủ để tìm cái chƣa biết, địi hỏi họ phải thao tác với câu hỏi và tài liệu học tập để tìm ra cái chƣa biết hàm chứa trong câu hỏi. Việc tìm ra cái chƣa biết này chính là ngƣời học đã lĩnh hội đƣợc tri thức.

Nhƣ vậy xác định đƣợc trị số giữa cái đã biết và cái chƣa biết trong thiết kế câu hỏi giúp GV có thể biết trình độ nhận thức của từng đối tƣợng HS, từ đó đề ra câu hỏi mang giá trị hợp lý và sử dụng hợp lý trong dạy học.

- Quan hệ giữa CHTL và CH TNKQ

Theo chúng tôi, quan hệ giữa CHTL và CH TNKQ là quan hệ bao hàm trong đó CHTL bao hàm CH TNKQ. CHTL dạng khái quát tổng hợp mà thực chất là tập hợp nhiều câu hỏi và câu trả lời ngắn, câu hỏi và câu trả lời ngắn lại tƣơng đƣơng với câu MCQ . Việc xác định quan hệ giữa 2 loại câu hỏi này giúp cho giáo viên có thể vận dụng nó vào trong các khâu của q trình dạy học. Nhiệm vụ của GV là phải giúp HS nắm đƣợc nội dung tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất trong một thời gian nhất định.

Ta có thể minh họa mối quan hệ giữa CHTL và CH TNKQ theo sơ đồ: 1 CHTL = n (câu hỏi với câu trả lời ngắn) = m (CH TNKQ). Trong đó m > n Từ mối quan hệ này, trong quá trình dạy học GV biết sử dụng kết hợp cả 2 loại CHTL và CH TNKQ để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)