Nguyên tắc thiết kế ngân hàng CHTNKQ dạng MCQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 45 - 47)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Nguyên tắc thiết kế ngân hàng CHTNKQ dạng MCQ

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế CH TNKQ theo mục tiêu, nội dung

- Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chƣơng trình cần KT - ĐG. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi TNKQ khi đƣợc thiết kế để đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trƣờng.

- Cần phải đƣa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình thiết kế tất cả các loại câu hỏi trong KT - ĐG. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của HS trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.

- Không đƣợc đƣa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tƣ duy HS. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của HS trên cơ sở nhận thức và tƣ duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố HS bằng những thủ thuật của từ ngữ. Hiện tƣợng này thƣờng xảy ra khi thiết kế các câu điền khuyết.

- Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho HS khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.

- Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trƣờng hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.

2.2.2. Nguyên tắc viết CH TNKQ

2.2.2.1. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)

- Câu dẫn:

+ Câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng và là câu khẳng định. Nếu là câu phủ định thì cần in rõ từ phủ định.

+ Câu dẫn ghép với các phƣơng án phải thành câu hoàn chỉnh. + Không nên dùng hai từ phủ định liên tiếp

- Các phƣơng án lựa chọn

+ Số phƣơng án lựa chọn nên lớn hơn hoặc bằng 4 + Các phƣơng án nhiễu phải có vẻ hợp lí

+ Khơng dùng hai phƣơng án có nghĩa trái ngƣợc nhau (trừ khi là có 4 phƣơng án trái nghĩa với nhau đôi một)

+ Độ dài của các phƣơng án phải tƣơng đƣơng nhau

+ Hạn chế dùng đáp án “tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có đáp án đúng”

2.2.2.2. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi đúng sai

- Câu nhận định phải tối giản và rõ ràng

- Tránh dùng từ có triển vọng “sai” hoặc từ tăng khả năng “đúng” - Không nên sử dụng các yếu tố vụn vặt để làm một câu đúng thành sai - Khơng nên trích ngun văn trong SGK trừ khi là khắc sâu kiến thức cốt lõi hay các định luật, định lý

- Nên dùng các từ định lƣợng hơn là định tính.

( Nội dung câu hỏi đúng, sai được trình bày ở phụ lục 2) 2.2.2.3. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi ghép nối

- Phải xác định rõ tiêu chuẩn ghép nối, giới hạn sử dụng các phần tử ghép nối.

- Có thể dùng hình vẽ để tăng hứng thú cho HS

- Các phần từ ghép nối nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau.

- Tất cả các phần tử ghép nối nên nằm cùng một trang để HS không bỏ sót hay phải lật trang.

( Nội dung câu hỏi ghép nối được trình bày ở phụ lục 2)

2.2.2.4. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi điền khuyết

- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng

- Tránh lấy nguyên văn từ sách vì sẽ khuyến khích HS học vẹt - Tránh diễn tả mơ hồ.

- Chỉ để trống những chỗ quan trọng tránh để HS phải đoán xem GV muốn hỏi gì

- Khi yêu cầu HS điền số đo cần ghi rõ đơn vị

( Nội dung câu hỏi điền khuyết được trình bày ở phụ lục 2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)