Qui trình thiết kế CHTNKQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 47 - 51)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Qui trình thiết kế CHTNKQ

Qui trình thiết kế câu hỏi TNKQ bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá

Giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là xác định các mục tiêu dƣới dạng những hành vi, cử chỉ, kiến thức, thái độ chúng ta mong HS đạt đƣợc hay thể hiện đƣợc vào cuối một bài, một chƣơng hay một chƣơng trình giảng dạy. Chú ý rằng điều quan trọng nhất là HS biết gì, có thể làm gì, nghĩ gì, giải quyết gì chứ khơng phải GV hay ngƣời khác muốn gì. Xác định và phát biểu mục tiêu của chƣơng trình giảng dạy là một điều khó nhƣng tối cần thiết trong cơng việc soạn một bài trắc nghiệm. Bộ câu hỏi phải đo đƣợc những điều cầu đo là những điều xác định trong mục tiêu mơn học để đảm bảo tính giá trị của một bài trắc nghiệm.

Bƣớc 2: Phân tích nội dung để xây dựng bảng trọng số

* Phân tích nội dung mơn học: nhằm tìm ra những nội dung chính của chƣơng trình, bao gồm chủ yếu công việc xem xét và phân biệt 4 loại nội dung học tập. Đó là:

- Những thơng tin mang tích chất sự kiện mà HS phải nhớ, nhận ra - Những khái niệm và ý tƣởng mà HS phải giải thích hay minh họa - Những ý tƣởng phức tạp cần giải thích hay giải nghĩa

- Những thông tin, ý tƣởng và kỹ năng cần đƣợc ứng dụng hay chuyển dịch vào một tình huống hay hồn cảnh mới. Để làm đƣợc điều này cần phải nghiên cứu kỹ cấu trúc chƣơng trình sinh học phổ thơng nói chung và chƣơng trình Sinh học lớp 8 nói riêng, đặc biệt là chƣơng III và chƣơng V. Trƣớc tiên phải xác định mục tiêu chung của chƣơng trình Sinh học 8, nghiên cứu nội dung từng chƣơng, từng bài, chủ đề của từng bài, nội dung kiến thức chủ yếu của từng chủ đề để từ đó thiết kế câu hỏi bám sát với thực tiến nội dung dạy học. Tóm lại việc phân tích nội dung mơn học gồm 4 cơng việc chính:

+ Tìm những ý tƣởng chính yếu của mơn học, ví dụ nhƣ các ngun lý, các mối liên hệ, các điều khái quát hóa…

+ Lựa chọn từ, nhóm từ, kí hiệu mà HS phải giải nghĩa đƣợc. HS cần hiểu rõ khái niệm và mỗi liên hệ giữa các khái niệm.

+ Phân loại thơng tin trình bày trong mơn học thành 2 hạng: Hạng thơng tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và những khái niệm quan trọng của môn học.

+ Lựa chọn một số thông tin và ý tƣởng địi hỏi HS phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết trong những tình huống mới.

* Thiết kế bảng trọng số

Bảng trọng số thể hiện mục tiêu của từng phần và của toàn bài trắc nghiệm. Đối với bài trắc nghiệm thành quả học tập, để phân bổ trọng số cần dựa vào mục tiêu môn học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần

nào bổ trợ, phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào dùng để là để tiếp thu các môn học sau, phần nào chỉ dùng để mở rộng…

Bƣớc 3: Thiết kế các CHTN

Việc thiết kế và tuyển chọn các câu hỏi cần bám sát mục tiêu, dựa vào phần phân tích nội dung và bản trọng số để thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm. Để có đƣợc những câu hỏi với số lƣợng dự định, thì việc tuyển chọn và thiết kế phải nhiều hơn. Vì việc kiểm định chất lƣợng câu hỏi qua thực nghiệm sẽ giúp ta lựa chọn đƣợc những câu hay nhất, đạt yêu cầu nhất và loại bỏ những câu không đạt yêu cầu mà vẫn đảm bảo tính hệ thống của nội dung đánh giá.

Bƣớc 4: Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi * Thực nghiệm chỉnh lý

Khi các câu hỏi trắc nghiệm đã đƣợc viết ra và tập hợp thành các đề thử nghiệm thì bƣớc quan trọng tiếp theo là trắc nghiệm thử. Để thực hiện công việc này, các đề trắc nghiệm đƣợc đƣa cho các nhóm mẫu đã đƣợc chọn, các nhóm này cần có đặc điểm giống với đặc điểm của nhóm HS dự kiến sẽ tiến hành trắc nghiệm chính thức sau này. Khi phân tích các câu hỏi chúng ta cần xem có khuyết điểm trong chính câu hỏi hay trong phƣơng pháp giảng dạy bằng cách thảo luận với HS sau khi kiểm tra những câu hỏi đáng ngờ. Nếu lối hành văn hoặc từ dùng trong câu sai thì cần chỉnh sửa lại hoặc loại bỏ. Còn trong trƣờng hợp câu hỏi tạm ổn, nhƣng nội dung dạy trên lớp có vấn đề nào chƣa rõ, chƣa kỹ thì chúng ta phải chỉnh lại phƣơng pháp dạy. Để xác định giá trị của câu nhiễu, chúng ta dựa vào số HS chọn phƣơng án nhiễu. Nếu có nhiều HS của nhóm kém chọn câu nhiễu hơn so với nhóm giỏi thì đó là các câu nhiễu hay. Nếu chỉ có ít HS trong nhóm kém chọn câu nhiễu và khơng ngƣời nào trong nhóm giỏi lựa chọn thì cần thảo luận với HS xem xét độ khó của câu hỏi, hoặc vì lý do nào mà HS có thể đốn đƣợc đáp án đúng. Hình thức trắc nghiệm thử: Mỗi lớp kiểm tra 5 bài khảo sát sau khi đã học xong chƣơng trình tƣơng ứng, các bài đƣợc đảo thứ tự câu hỏi và đáp án trên ứng dụng Mcmix sao cho mỗi HS sẽ không trùng đề với các HS ngồi xung quanh.

* Thực nghiệm để xác định các chỉ số đo

Để xác định chính xác mức độ đạt theo từng chỉ tiêu của các câu hỏi, xem câu hỏi có chỗ nào cần sửa chữa hoặc chất lƣợng của toàn bộ câu hỏi đã thiết kế so với yêu cầu đặt ra có đạt khơng, đủ tiêu chuẩn để đƣa vào kiểm tra, đánh giá hay dạy bài mới hay không, chúng ta cần tiến hành khảo sát trên một nhóm đối tƣợng sử dụng câu hỏi. Các số liệu thu đƣợc nhƣ điểm số của từng cá nhân, cách thức lựa chọn mỗi phƣơng án của từng câu hỏi…. đƣợc sắp xếp và xử lý bằng các cơng thức tốn học thống kê sẽ cho câu trả lời về độ khó (Fv), độ phân biệt (DI), của từng câu hỏi và hệ số tin cậy (r) của bài khảo sát. Để xác định giá trị của bài trắc nghiệm, cần tiến hành các công việc sau:

- Phân tích câu hỏi: Chúng ta thƣờng so sánh câu trả lời của HS ở mỗi câu so với điểm số chung của toàn bài. Điều chúng ta mong muốn là có nhiều HS ở nhóm giỏi và ít HS ở nhóm kém trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu kết quả khơng nhƣ mong muốn, chúng ta cần hồn chỉnh câu hỏi hoặc vấn đề đó chƣa đƣợc giảng dạy đúng mức. Khi phân tích, chúng tơi áp dụng các công thức thống kê để đánh giá: Mức độ khó của câu hỏi, mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi, mức độ lôi cuốn HS của các câu nhiễu.

- Xác định hệ số tin cậy: Một công cụ đo lƣờng đƣợc gọi là hữu hiệu khi nó đáp ứng hai chỉ tiêu là độ giá trị và độ tin cậy. Mức độ phù hợp nhau trong kết quả đo lƣờng ở những thời điểm khác nhau với cùng một dụng cụ có thể đƣợc biểu thị bằng một hệ số tƣơng quan giữa các số đo. Đây là hệ số tin cậy của dụng cụ, thƣờng có giá trị từ 0 đến 1. Nếu điểm số của HS ở những lần thi khác nhau của cùng một bài trắc nghiệm phân bố giống hệt nhau, và vị trí mỗi HS trên đƣờng phân bố khơng đổi thì hệ số tƣơng quan sẽ bằng 1,0 và bài trắc nghiệm hoàn toàn tin cậy. Để tránh kết quả của những lần thi ảnh hƣởng nhau, chúng ta thƣờng chọn hai bài trắc nghiệm tƣơng đƣơng, đều đƣợc chọn ngẫu nhiên trong bộ câu hỏi thay vì chỉ dùng một bài trắc nghiệm.

- Sử dụng những câu đạt vào các mục đích khác nhau trong việc dạy kiến thức mới, KT - ĐG, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn (MCQ) dạy học chương III tuần hoàn, chương v tiêu hóa sinh học 8, trung học cơ sở (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)