Nội dung dạy học lớp 12 chương trình nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 31 - 43)

Số học Đại số Giải tích Hình học Số phức. Dạng đại số và các phép tính về số phức. Căn bậc hai của số phức. Giải phương trình bậc hai. Dạng lượng giác của số phức. Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lơgarit. phương trình, hệ phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit đơn giản. Một số hệ bất phương trình mũ lơgarit đơn giản. 1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số. Đường tiệm cận đứng, đường tiệm cận ngang, đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số. Một số phép biến đổi đơn giản đồ thị. Sự tương giao của hai đồ thị. 2. Nguyên hàm. Tích phân để tính diện tích và thể tích của vật thể .

1. Khối đa diện.. Sơ lược về phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của hai khối đa diện. Giới thiệu khối đa diện đều, phép vị tự trong không gian và sự đồng dạng của hai khối đa diện đều cùng loại. Thể tích của khối đa diện.

2. Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón và tương giao của chúng với mặt phẳng. Mặt trịn xoay. Diện tích mặt cầu. Diện tích xung quanh, diện tích tồn phần của hình trụ, hình nón.

3. Tọa độ trong không gian. Phương trình mặt cầu. Phương trình mặt phẳng. Phương trình đường thẳng trong khơng gian. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng. Khảng cách giữa: một điểm và một đường thẳng, một đường thẳng và một mặt phẳng, hai đường thẳng chéo nhau.

(Nguồn: Chương trình giáo dục phổ thơng.Cấp THPT năm 2006)

Nội dung dạy tự chọn GV chọn những nội dung trong sách giáo khoa hoặc theo các chuyên đề của Bộ GD&ĐT.

1.3.4. Xu hướng dạy học mơn Tốn.

Để nâng cao chất lượng học tập, việc đổi mới PPDH cần được thực hiện theo định hướng hoạt động hoá người học, tức là tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Hiện nay có một số xu hướng dạy học mơn Tốn như sau:

* Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Khi vận dụng phương pháp ‘Phát hiện và giải quyết vấn đề’ GV cần phải đưa HS vào tình huống có vấn đề giúp học sinh tiến hành hoạt động để giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách đó HS vừa nắm vững được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức mới vào tình huống mới.

* Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy học trong đó học sinh trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của

cả nhóm.

Việc dạy học theo phương pháp này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một khơng khí học tập năng động và hữu ích cho nhóm. Đây cũng là một kinh nghiệm quý giá cho GV. Để đạt được thành công, GV phải chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. GV khơng nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và điều này dù có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vơ bổ và khơng đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này người GV phải biết cách làm việc theo nhóm nhỏ và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để dạy được thành cơng. Đặc điểm của nhóm nhỏ là dễ trao đổi, dễ thông cảm, dễ thân thiện và dễ thống nhất ý kiến. Khi phân chia nhóm nên dựa vào chủ đề của bài học, số lượng và đặc điểm của HS, trong đó nhóm trưởng phải là người chuẩn bị tốt nội dung và biết khởi động buổi thảo luận.

GV phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc, theo dõi quan sát hoạt động cơng việc của từng nhóm đồng thời phát hiện được các sai lầm mà từng nhóm mắc phải.

* Dạy học phân hóa.

Trong dạy học Tốn trong trường phổ thơng, việc kết hợp giữa giáo dục hiện đại trà với giáo dục diện mũi nhọn, giữa phổ cập với nâng cao cần được tiến hành theo tư tưởng chủ đạo sau: Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; Sử dụng những biện pháp nhân hóa đưa diện HS yếu kém lên trình độ chung;

Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp HS khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản.

* Dạy học tình huống.

Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức thời nhờ một thuật giải mà cần phải có q trình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan.

* Dạy học dự án.

Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy

học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Điểm cốt lõi của học tập dựa trên dự án là: học qua làm (Learning by doing) tức là thông qua làm việc (hành động có chủ định) mà hiểu biết và lĩnh hội giá trị.

Ngồi ra cịn các xu hướng dạy học chương trình hóa, dạy học với cơng cụ máy tính điện tử, lý thuyết kiến tạo, dạy theo góc, dạy theo hợp đồng,..

1.3.5. Các tình huống dạy học điển hình trong mơn Tốn

- Dạy học định nghĩa, khái niệm, định lý được tiến hành qua các bước: + Tiếp cận định nghĩa, khái niệm, định lý.

+ Hình thành định nghĩa, khái niệm, định lý.

+ Củng cố, vận dụng định nghĩa, khái niệm, định lý. - Dạy học quy tắc có thể tiến hành như sau:

+ Xác định rõ các thao tác theo trình tự hợp lý. + Thực hiện các hoạt động theo các thao tác đó. + Củng cố quy tắc.

+ Vận dụng quy tắc.

- Dạy học giải bài tập cần hình thành cho HS phương pháp chung giải bài tập: + Tìm hiểu nội dung đề bài.

+ Tìm cách giải. + Trình bày lời giải.

1.4. Quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học môn Tốn

1.4.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo 1.4.1.1. Vị trí, chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo 1.4.1.1. Vị trí, chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo

“Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo” [6, tr. 01].

1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo

“Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh:

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, quyết định, chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh để phát triển giáo dục;

- Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của địa phương để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;

- Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh: - Dự thảo các quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục;

- Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các Sở có liên quan và UBND cấp huyện;

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra công tác chuyên môn nghiệp vụ các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;

Tổ chức xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địa phương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh.

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở hàng năm; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với cơng chức, viên chức của các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở và công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Giúp UBND tỉnh thực hiện việc kiểm tra tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc đảm bảo các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh.

1.4.2. Quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối hoạt động dạy học mơn Tốn trong các trường Trung học phổ thông trong các trường Trung học phổ thông

1.4.2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình

Chương trình Mơn Tốn quy định nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian thực hiện thơng qua khối lượng kiến thức mà giáo viên cần làm cho học sinh lĩnh hội được. Thực hiện chương trình mơn Tốn phải đúng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo mang tính pháp lệnh do đó địi hỏi mỗi nhà trường, mỗi GV phải nghiêm túc thực hiện. Nhà quản lý cần phải thơng qua tổ, nhóm chun mơn cho GV Tốn nắm vững chương trình từ đó để cho họ xây dựng chương trình riêng của mình trên cơ sở chương trình chung phù hợp với lớp giảng. Thực hiện tiến độ chương trình là việc rất quan trọng, đơi khi khó thực hiện trong các tiết ngoại khố, thực hành, ôn tập. Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình đối chiếu phân phối chương trình mơn Tốn THPT của Sở GD&ĐT Thái Bình biên soạn trên căn cứ khung chương trình của Bộ GD&ĐT với các loại sổ sách của GV sau:

- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy. - Theo dõi lịch báo giảng.

- Theo dõi GV thực hiện thời khoá biểu, sổ đầu bài.

1.4.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Hoạt động dạy và học là hoạt động trọng tâm của mỗi nhà trường. Vì vậy việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề cốt lõi trong quản lý HĐDH, là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng dạy học. Do đó cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học theo qui trình chặt chẽ, sát thực, phù hợp điều kiện khách quan. Dạy học theo phương pháp mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của HS trong học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, kỹ năng của người học nhằm thực hiện đổi mới giáo dục.

Cùng với việc tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới PPDH, tổ chức chỉ đạo điểm, đại trà còn cần coi trọng khâu tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm. Nhờ đó sẽ góp phần thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH trong nhà trường.

1.4.2.3. Quản lý việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mơn Tốn

bồi dưỡng GV. Điều lệ trường phổ thông đã quy định: "Trong trường phổ thông,

giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục".

Đội ngũ GV và CBQL là lực lượng cốt cán đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì vậy quản lý việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

- Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo GV mơn Tốn đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy học mơn Tốn hiện nay.

- Tổ chức bồi dưỡng GV theo chu kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thơng qua các hình thức: Bồi dưỡng thay SGK, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay cũng như những đòi hỏi của việc đổi mới PPDH mơn Tốn trong trường THPT.

- Tổ chức bồi dưỡng GV sử dụng đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu projecter..., sử dụng các phần phềm hỗ trợ dạy học.

- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết xếp loại về trình độ chun mơn, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV mơn Tốn trong các trường THPT.

- Giáo viên mơn Tốn cũng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên mơn, tự nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực của bản thân về mọi mặt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng.

1.4.2.4. Quản lý về kiểm tra, đánh giá và kết quả dạy học mơn Tốn trong trường THPT

- Quản lý việc tổ chức tập huấn quy trình biên soạn đề kiểm tra, thi theo ma trận đề trong các trường THPT.

- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra việc tổ chức thảo luận xây dựng các chủ đề dạy học, mô tả các mức yêu cầu cần đạt và biên soạn câu hỏi/bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)