Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong toàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 46)

Năm học Số trường Tổng số lớp Số phòng học Phịng máy tính Phịng SHCM Máy tính của tổ Toán Bảng tương tác Máy chiếu Projector 2011-2012 40 1203 1185 85 40 25 97 156 2012-2013 40 1201 1196 84 40 28 100 160 2013-2014 39 1205 1205 84 39 35 100 175

(Nguồn: Phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Thái Bình)

Qua bảng 2.5 cho thấy các nhà trường đến nay đều đủ số phòng học một ca nên có điều kiện rèn luện thêm cho HS vào buổi chiều. Có đủ phịng dành cho tổ Toán sinh hoạt chuyên môn và hầu hết đã trang bị máy vi tính phục vụ cho việc khai thác, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT giữa các GV trong tổ phục vụ khá tốt cho SHCM.

Tuy nhiên, việc khai thác chưa thật hiệu quả do một số GV nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của TBDH hỗ trợ trong giảng dạy, chưa đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn trong các trường THPT tỉnh Thái Bình Thái Bình

Khảo sát 61 GV mơn Tốn tại 5 trường, trong đó có 01 trường tại Thành phố, 01 trường tại trung tâm huyện, 01 trường cận trung tâm huyện, 01 trường thường và 01 trường ngồi cơng lập.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Thực hiện lập kế hoạch dạy học theo đúng mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Tốn trong trường phổ thơng. 37 60.66 11 18.03 13 21.31 0 4.39 1 2 Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học. 27 44.26 20 32.79 14 22.95 0 4.21 4 3 Tích cực đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học 29 47.54 20 32.79 12 19.67 0 4.28 3 4

Đổi mới KTĐG, đa dạng các hình thức KT, thực hiện đúng quy trình ra đề KT, chấm trả bài KT đúng quy định

25 40.98 18 29.51 18 29.51 0 4.11 5

5

Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, tham gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức

35 57.38 14 22.95 12 19.67 0 4.38 2

Thông qua kết quả khảo sát trên có thể rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, những năm học qua do có sự chỉ đạo quyết liệt của Phịng GDTrH,

Sở Giáo dục và Đào tạo tới các nhà trường nên việc thực hiện lập kế hoạch dạy học theo đúng mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học mơn Tốn trong trường phổ thông hầu hết các nhà trường đều thực hiện khá tốt. Điều này thể hiện sự chỉ đạo của các nhà trường thực hiện chi tiết hóa chương trình giảng dạy, tăng cường công tác quản lý của BGH, tổ, nhóm chun mơn trên tinh thần phân cấp quản lý gắn với hoạt động đặc thù của bộ môn được thực hiện khá chặt chẽ. Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động trong việc quản lý và điều hành hoạt động của mình.

Thứ hai, việc thực hiện kế hoạch dạy học.

Tuy việc lập kế hoạch dạy học của hầu hết GV đều khá tốt song việc thực hiện đúng kế hoạch vẫn còn 22,95% số giáo viên chưa quan tâm, số GV viên này chủ yếu thực hiện đúng kế hoạch đầu năm học hoặc đầu mỗi kỳ học hoặc khi có đồn kiểm tra báo trước. Việc thực hiện không đúng kế hoạch chủ yếu rơi vào các GV dạy các lớp cuối cấp, với lý do đẩy nhanh chương trình để kết thúc sớm có nhiều thời gian dành cho ơn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Ngoài các lý do ấy, một lý do khơng mang tính tích cực đó là đẩy việc đẩy nhanh chương trình để thực hiện việc dạy thêm, học thêm…

Thứ ba, việc tích cực đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học

Đa số CBQL và GV đều nhận thức được đây là vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường. Tuy vậy, có 19,67% số giáo viên được đánh giá là thực hiện đổi mới PPDH ở mức trung bình, con số này rơi chủ yếu vào các GV có tuổi cao hoặc GV trẻ mới ra trường. GV có tuổi cao thì với tâm lý ngại đổi mới, dạy học theo lối mòn và yếu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy; GV trẻ mới ra trường thì chưa nắm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học, việc lựa chọn và phối kết hợp các phương pháp dạy là một vấn đề khơng phải ngày một ngày hai mà có. Ngồi việc ngại ứng dụng CNTT thì việc khai thác các phương tiện dạy học sẵn có của nhà trường của GV hiện nay trong các nhà trường cũng ít được quan tâm, thậm chí khi phỏng vấn một số GV về các thiết bị phục vụ dạy học Tốn của nhà trường thì những GV viên này khơng biết nhà trường trang bị cho tổ

Tốn những gì. Đây là thực tế đáng chú ý, nhất là đối với giảng dạy bộ mơn Tốn; quả thực là hiệu quả giảng dạy bộ môn sẽ hạn chế nhiều nếu những nội dung này chưa được quan tâm thoả đáng và chỉ đạo thực hiện tốt.

Thứ tư, việc đổi mới KTĐG, đa dạng các hình thức KT, thực hiện đúng quy

trình ra đề KT, chấm trả bài KT đúng quy định.

Song song với việc đổi mới PPDH và việc đổi mới KTĐG, thống kê cho thấy cịn có 29,51% GV thực hiện việc đổi mới KTĐG chưa thật nghiêm túc, đây là vấn đề tồn tại khá nóng trên tồn quốc. Tình trạng khơng chuẩn bị trước đề bài kiểm tra, kiểm tra tùy tiện còn xảy ra. Việc chấm chữa bài khơng đúng tiến độ hoặc cịn có giáo viên cho điểm có tính chất cảm tính, hoặc vì mục đích dạy thêm vẫn tồn tại.

Thứ năm, việc tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, tham

gia các khoá đào tạo, lớp bồi dưỡng do Sở tổ chức được 80,33% đánh giá thực hiện từ khá trở lên. Đây chính là giải pháp được xác định là then chốt trong nâng cao chất lượng đội ngũ khi GV phải tự có ý thức bồi dưỡng chuyên môn.

Bảng 2.7. Thống kê kết quả thi tốt nghiệp

Năm học Số HS Xếp loại (Tỷ lệ %) Giỏi Khá TB Yếu Kém 2011-2012 23233 80.9 13.76 4.2 0.96 0.18 2012-2013 21459 61.17 24.12 10.7 3.72 0.29 2013-2014 20166 58.22 20.10 12.72 8.35 0.61

(Nguồn: Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo)

Đồng bộ với đổi mới PPDH đó là cơng tác tổ chức các kỳ thi và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm túc các kỳ kiểm tra chất lượng và thi HSG, thi tốt nghiệp THPT. Qua bảng thống kê kết quả thi tốt nghiệp của mơn Tốn trên có thể

thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi rất cao từ 78,32% đến 94,66% trong đó tỷ lệ điểm loại giỏi ln sấp xỉ 60% trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ đó giảm dần trong những năm gần đây và tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu và kém tăng dần. Kết quả này chứng tỏ còn một số nhà trường chưa quan tâm đến hết các đối tượng đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém.

Bảng 2.8: Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12, mơn Tốn

Năm học Mức điểm (tỷ lệ %) 16 đến 20 13 đến 15,75 10 đến 12,75 7 đến 9,75 0 đến 6,75 2011-2012 4.23 14.08 20.19 20.65 40.85 2012-2013 6.83 21.95 32.68 19.03 19.51 2013-2014 2.99 8.46 31.84 34.32 22.39

(Nguồn: Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Thái Bình)

Đẩy mạnh cơng tác giáo dục tồn diện, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình rất coi trọng công tác bồi dưỡng HSG. Hàng năm, để phát động phong trào thi đua học tập trong các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào chỉ đạo các nhà trường tổ chức thi Olympic các mơn văn hóa cho học sinh các lớp 10 và 11 với số lượng học sinh tham gia đông và tổ chức thi HSG cho học sinh lớp 12. Đề thi HSG mơn Tốn hàng năm được đánh giá là có độ khó tương đối, ngang với một số tỉnh lớn trong toàn quốc tuy vậy qua bảng thống kê kết quả thi của mơn Tốn cho thấy tỷ lệ học sinh đạt điểm trên 10/20 chưa cao, tỷ lệ học sinh đạt điểm dưới 7/20 vẫn còn chiếm phần nào. Trường có kết quả thi cao là những trường nằm ở trung tâm thành phố hoặc trung tâm thị trấn các huyện, kết quả thấp tập trung trong các trường ngồi cơng lập hoặc trường ở vùng xa trung tâm. Nguyên nhân xảy ra tình trạng đó có thể kể đến như sau một là do chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường đó chưa cao, hai là nhà trường đó chưa có biện pháp thúc đẩy công tác bồi giỏi của đội ngũ giáo viên trong nhà trường hoặc lơ là chưa coi trọng công tác này hoặc đội ngũ giáo viên chưa nhiệt tình. Điều này một phần lớn do công tác quản lý của nhà trường cần phải xem xét lại.

2.4. Thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đối với hoạt động dạy học mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh động dạy học mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý của Sở GD&ĐT Thái Bình đối với HĐDH mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh, tác giả đã sử dụng biện pháp khảo sát tình hình qua phiếu đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lý HĐDH mơn Tốn và sử dụng cách tính điểm như sau:

* Rất quan trọng: 4 điểm; Quan trọng: 3 điểm; Bình thường: 2 điểm, Khơng

quan trọng: 1 điểm, (điểm trung bình là 2,5).

+ Đối với việc thực hiện các biện pháp quản lý, phiếu đánh giá gồm 5 mức độ: * Tốt: 5 điểm, Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Rất yếu: 1

điểm, (điểm trung bình là 3).

Tác giả sử dụng tính điểm trung bình theo cơng thức:

n Y X Y Y X X i i i i i     

Trong đó, X là điểm trung bình; Xi là điểm ở mức độ Xi.;

Yi là số người cho điểm ở mức độ Xi; n là số người tham gia đánh giá.

Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number, ref, order). Trong đó: number là giá trị cần tính thứ bậc, ref là danh sách các giá trị, order là trật tự thứ bậc.

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH bộ mơn Tốn các trường THPT, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 11 cán bộ lãnh đạo cấp Sở (Gồm: Ban giám đốc; Trưởng, Phó phịng Giáo dục Trung học; Trưởng, Phó phịng KT&KĐCL, chuyên viên phụ trách bộ môn) và 35 cán bộ quản lý của 8 trường công lập đại diện cho 8 huyện, thành phố và 4 trường ngồi cơng lập. Cụ thể như sau:

2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn Bảng 2.9: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL các cấp

T Nội dung

Mức độ nhận thức của CBQL (tỷ lệ %)

Rất QT Quan trọng Bình thường Không QT Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường 1 Xây dựng kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chun mơn 58.33 46.67 41.67 53.33 2 Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học mơn Tốn trong trường THPT.

83.33 53.33 16.67 46.67

3

Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS.

41.67 40 58.33 60

4

Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên mơn Tốn theo chuẩn.

75 53.33 25 46.67

5

Quản lý kiểm tra, đánh giá và kết quả dạy học mơn Tốn

66.67 60 33.33 40 6 Quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học mơn Tốn 25 33.33 75 66.67

Kết quả khảo sát tại bảng 2.9 chứng tỏ CBQL các cấp đều đánh giá, nhận thức tương đối đồng đều và đồng bộ về mức độ quan trọng của công tác quản lý các nội dung HĐDH. Khơng có nội dung nào được đánh giá là bình thường và khơng quan trọng ; tất cả các nội dung đánh giá tỷ lệ cao đều nằm ở hai mức rất quan trọng và quan trọng. Trong đó các nội dung được đánh giá cao hơn cả, như: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV; Quản lý đào tạo, bồi dưỡng và xây

dựng đội ngũ GV mơn Tốn theo chuẩn. Trong các nội dung quản lý thì việc quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình giảng dạy của GV được CBQL cấp Sở đánh giá là quan trọng nhất với 83,33% chọn mức độ rất quan trọng. Điều đó là hồn tồn có cơ sở bởi lẽ thực hiện đúng phân phối chương trình, nội dung giảng dạy chính là đã thực hiện tốt một trong các nội dung của qui chế chuyên mơn hay cũng chính là thực hiện nghiêm túc các qui định của Bộ, ngành và Sở GD&ĐT. Nội dung được CBQL cấp Sở đánh giá quan trọng tiếp theo là công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ với 75%, trong khi nội dung này được CBQL cấp trường đánh giá quan trọng nhất với tỷ lệ là 53,33%. CBQL nhận thức sâu sắc rằng công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Luôn xác định lực lượng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của ngành chính là đội ngũ GV, CBQL các cấp đã rất coi trọng công tác này, coi đó là chìa khoá quyết định chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường. Chính vì vậy, giáo dục tỉnh Thái Bình ln quan tâm, chú trọng cơng tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ qua những hoạt động rất hiệu quả và thiết thực.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên như: Quản lý đổi mới PPDH, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực của HS. Đó là những nội dung quản lý nếu được thực hiện tốt sẽ tạo cơ sở nền tảng cho việc quản lý chất lượng dạy học. Tuy nhiên, công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập, quản lý CSCV, TBDH... về phía các nhà trường chưa được coi là thiết yếu do những nhận thức chưa đầy đủ về cơng tác này. Bên cạnh đó, nội dung quản lý việc đổi mới PPDH chưa thực sự được đặt đúng tầm, còn chưa coi trọng việc quản lý giáo dục hình thành kỹ năng trong giảng dạy bộ môn, việc tìm tịi, sử dụng PPDH tích cực, bồi dưỡng nâng cao trình độ cịn dựa trên sự tự giác của từng GV là chính, chưa có những biện pháp quản lý, kiểm tra đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ quản lý quan trọng này một cách hiệu quả trong các trường THPT.

Do vậy, đội ngũ CBQL cần phải có bước chuyển trong nhận thức, chú trọng đến các biện pháp quản lý đẩy mạnh việc đổi mới PPDH bộ môn, quan tâm tới công tác quản lý KTĐG và kết quả dạy học mơn Tốn; quản lý về CSCV, TBDH mơn Tốn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH Toán trong các nhà trường.

2.4.2. Đánh giá chung về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn học mơn Tốn

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện chung các nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của cán bộ quản lý các cấp hoạt động dạy học mơn Tốn của cán bộ quản lý các cấp

TT Nội dung Mức độ thực hiện của CBQL (tỷ lệ %) Tốt Khá TB Yếu Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường Cấp Sở Cấp trường 1 Xây dựng kế hoạch dạy học

của tổ/nhóm chun mơn

58.33 40 33.34 26.67 8.33 33.33 2 Quản lý việc thực hiện mục

tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Toán trong trường THPT.

41.67 33.33 50 40 8.33 26.67

3 Quản lý đổi mới PPDH, phương tiện dạy học hiện đại, phát huy tính tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 46)