Kết quả khảo sát thực trạng quản lý KTĐG và kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Tổ chức tập huấn đổi mới

KTĐG các cấp Sở, trường. 16 46% 9 26% 8 22% 2 6% 0 0% 4.11 3

2

Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần đổi mới.

16 46% 9 26% 8 22% 2 6% 0 0% 4.11 3

3

Thanh tra, kiểm tra việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (ra đề, chấm, chữa bài đúng quy định).

23 66% 7 20% 5 14% 0 0% 0 0% 4.51 1

4 Quản lý chặt chẽ điểm, sổ

điểm và học bạ của học sinh. 21 60% 7 20% 5 14% 2 6% 0 0% 4.34 2 5

Thu thập thông tin qua KTĐG để điều chỉnh quản lý HĐDH

9 26% 12 34% 9 26% 4 11% 1 3% 3.69 6

6

Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong xếp loại giáo viên.

12 34% 14 40% 9 26% 0 0% 0 0% 4.09 5

7

Thống kê, đánh giá chất lượng dạy học bộ mơn hàng năm để có kế hoạch điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học.

9 26% 7 20% 13 37% 5 14% 1 3% 3.51 7

Bảng 2.14 chỉ rõ hiệu quả và những tồn tại trong công tác quản lý KTĐG và kết quả học tập bộ môn. Các khâu quản lý có thể sắp thứ tự theo nhóm như sau:

Thứ nhất, nhận thấy các cấp quản lý đều đánh giá các nhà trường đã quản lý tốt các khâu: Thanh tra, kiểm tra việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (ra đề, chấm, chữa bài đúng quy định) và Quản lý chặt chẽ điểm, sổ điểm và học bạ của học sinh.

Thứ hai, là nhóm các khâu: Tổ chức tập huấn đổi mới KTĐG các cấp Sở, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần đổi mới.

Thứ ba, nhóm các khâu cịn lại: Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trong xếp loại giáo viên; Thu thập thông tin qua KTĐG để điều chỉnh quản lý HĐDH; Thống kê, đánh giá chất lượng dạy học bộ môn hàng năm để có kế hoạch điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học.

Qua tổng hợp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp CBQL cho thấy quan điểm việc xác định các khâu quản lý, khâu nào là khâu trọng tâm cần được quan tâm nhất giữa Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn trong các nhà trường chưa thống nhất. Nhóm các khâu Tổ chức tập huấn các cấp Sở, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần đổi mới được đánh giá ở mức thứ hai và thậm chí vẫn có ý kiến cho rằng hai nội dung này ở mức yếu mà lẽ ra đây phải là nhóm ưu tiên hàng đầu phải thực hiện trước. Điều này cho thấy thực tế việc tổ chức tập huấn cho GV thực hiện đổi mối KTĐG chưa thật hiệu quả, giáo viên, tổ/nhóm cịn lúng túng chưa biết cách thực hiện đây là trách nhiệm của cấp Sở. Thứ nữa là việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới ở một số nhà trường còn lơ là, chỉ đạo chỉ mang tính phố biến có các nội dung đó cần thực hiện mà chưa có hình thức đơn đốc kiểm tra đánh giá hoạt động này. Một nguyên nhân dẫn đến các nhà trường chú trọng hai nội dung này nhất là việc quản lý chặt chẽ điểm, sổ điểm và học bạ của HS là một trong những hồ sơ quan trọng khi thanh tra tồn diện chun mơn nhà trường và xét trường đạt chuẩn Quốc gia.

Công tác tổ chức tập huấn đổi mới KTĐG các cấp Sở, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần đổi mới được

đánh giá ở mức thứ hai nhưng vẫn tồn tại đơn vị cho là khâu này thực hiện cịn yếu. Như nói ở trên việc tổ chức tập huấn cho GV thực hiện đổi mới KTĐG cịn nhiều bất cập, lý do thơng thường Sở GD&ĐT cũng như Bộ GD&ĐT không thể triển khai tập huấn tập trung tại tỉnh cho tồn bộ GV mơn Tốn THPT mà chỉ tập huấn cho GV cốt cán các nhà trường sau đó về tập huấn cho GV ở tổ. Điều này dẫn đến việc triển khai đến các GV trong mỗi nhà trường đúng theo tinh thần đổi mới là rất khó khăn. Hơn nữa nếu Giám hiệu các nhà trường lại không quan tâm sát sao thì việc đổi mới trong KTĐG chỉ là dậm chân tại chỗ. Vấn đề này đặt ra cho Sở Giáo dục Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có biện pháp phù hợp hơn nữa trong việc tổ chức tập huấn và chỉ đạo các nhà trường triển khai cho hiệu quả nhất.

Mặc dù trong quản lý, một số nhà trường đã đưa tiêu chí căn cứ xếp loại kết quả KT của HS sau các kì kiểm tra, thi vào làm tiêu chí đánh giá xếp loại GV nhưng đây chưa phải là động lực chính để tác động GV đổi mới KTĐG.

Công tác thu thập thông tin qua KTĐG để điều chỉnh quản lý HĐDH cũng được chú trọng thông qua các báo cáo, các cuộc hội thảo chuyên môn hàng năm và hội nghị hiệu trưởng, CBQL các cấp. Các hoạt động quản lý khác về công tác KTĐG kết quả học tập như Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế KTĐG theo tinh thần đổi mới; Bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới phương pháp ra đề, hình thức KTĐG; Với việc chú ý đổi mới công cụ KTĐG kết quả học tập của HS, hàng năm Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường nộp đề thi, đề kiểm tra để tích lũy xây dựng một ngân hàng đề thi tự luận, trắc nghiệm cho bộ môn. Việc biên soạn các đề thi này đã giúp cho GV thường xun có ý thức tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và nâng cao năng lực trình độ của mình. Bên cạnh đó HS được rèn luyện, kiểm tra kiến thức tồn diện và làm quen với các hình thức thi. Tuy nhiên cơng tác này cịn bộc lộ một số tồn tại: Do nhận thức chưa thật đầy đủ các chức năng, đánh giá theo tinh thần đổi mới nên việc KTĐG cịn mang tính hình thức, thường tập trung vào việc đánh giá khả năng ghi nhớ máy móc của HS mà ít chú ý đến việc phát hiện các thiếu sót của HS trong việc nắm kiến thức và kỹ năng để điều chỉnh nội dung và HĐDH, cũng như hướng dẫn HS học tập hiệu quả hơn. Công việc này diễn ra chưa thật sự hiệu quả.

Có thể thấy rằng, việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc của đội ngũ GV, cũng như ý thức trách nhiệm trong dạy học nhằm đảm bảo sự cơng bằng, chính xác, tránh những tiêu cực trong KTĐG và bệnh thành tích trong giáo dục.

2.4.3.6. Thực trạng quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học

Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS cần có sự hỗ trợ rất lớn của PTDH, nhưng mức độ sử dụng của GV Tốn các nhà trường cịn hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò của PTDH hiện đại. Kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 66 - 69)