Kết quả khảo sát thực trạng quản lý CSVC, TBDH mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 71 - 104)

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học. 10 29% 11 31% 12 34% 2 6% 3.83 5 2 Xây dựng quy định sử dụng TBDH và chỉ đạo các trường thực hiện. 7 20% 18 51% 10 29% 3.91 3 3 Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học. 10 29% 11 31% 14 40% 3.89 4 4

Theo dõi, đánh giá xếp loại các trường trong việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học.

8 23% 14 40% 11 31% 2 6% 3.80 6

5

Có kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng bài của bộ mơn Tốn.

16 46% 12 34% 7 20% 4.26 1

6

Tổ chức các cuộc thi làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học vào giảng dạy mơn Tốn.

9 26% 18 51% 8 23% 4.03 2

Bảng 2.16 chỉ rõ về cơ bản các nội dung về quản lý CSVC được quan tâm chỉ đạo với số điểm trung bình lớn hơn 3,80. Tuy nhiên mức độ thực hiện được đánh giá chủ yếu rơi vào mức Khá. Có hai nội dung vẫn còn 6% số được hỏi đánh giá quản lý ở mức yếu là: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học và theo dõi, đánh giá xếp loại các trường trong việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Hai nội dung này vì vậy được đánh giá là kém hiệu quả hơn cả, xếp thứ 5 và thứ 6.

Thực tế, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Công tác bảo quản, sử dụng, khai thác các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ dạy học luôn được đề cao coi trọng. Hàng năm các nhà trường xây dựng kế hoạch đề xuất bổ sung mua sắm. GV ln có ý thức học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng TBDH hiện đại. Công tác quản lý được tiến hành khoa học và chặt chẽ, có kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng bài của bộ mơn Tốn với nội quy sử dụng rõ ràng, hầu hết CBQL đánh giá cao việc thực hiện nội dung này (xếp thứ 1).

Ngoài việc chú trọng triển khai kế hoạch hướng dẫn sử dụng TBDH cho từng bài của bộ mơn Tốn. Tổ chức các cuộc thi làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học vào giảng dạy mơn Tốn, cơng tác xây dựng quy định sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học và chỉ đạo các trường thực hiện, bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được quan tâm. Song, việc tổ chức cho GV tự làm đồ dùng dạy học trên thực tế chưa hiệu quả, GV bộ mơn phụ thuộc nhiều vào phần mềm trình chiếu powerpoint và quan niệm cho rằng đó chính là phương tiện dạy học hiện đại.

Công tác xây dựng kế hoạch trang bị CSVC của Sở còn bộc lộ một số hạn chế, do những khó khăn vướng mắc về tài chính, về khả năng chủ động và độc lập của các trường trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra. CSVC, trang thiết bị, các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động đổi mới phương pháp đạt hiệu quả chưa cao, do áp lực công việc cũng như khả năng nắm bắt các kiến thức, kỹ năng về CNTT của khơng ít GV cịn hạn chế. Vì vậy, các nhà trường cần tận dụng năng lực của lớp trẻ, đặc biệt là các GV được đào tạo cơ bản, hiện đại về kiến thức tin học, GV có kinh nghiệm trong sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức trao đổi, hướng dẫn kĩ năng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đối với hoạt động dạy học bộ mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh hoạt động dạy học bộ mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh

2.4.1. Điểm mạnh

- Làm tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các cấp. Chỉ đạo các nhà trường đặt vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ, khuyến khích học tập nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho CB, GV lên hàng đầu. Phân công giảng dạy hợp lý, có các hình thức khuyến khích, động viên GV yên tâm công tác.

- Chỉ đạo các nhà trường xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện nhiệm vụ dạy và học, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho HS mà trong đó phải thực hiện tốt việc quản lý HĐDH. Hầu hết các nhà trường đều có biện pháp quản lý HĐDH và triển khai các biện pháp quản lý đảm bảo nâng cao hiệu quả HĐDH, nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý và công tác giảng

dạy của GV.

- Khuyến khích các nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo có đủ phịng học một ca, mua sắm thiết bị, đồ dùng, tư liệu phục vụ giảng dạy đáp ứng mọi nhu cầu về dạy học của GV. Khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học; tìm tịi, khai thác các phần mềm ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý.

- Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao thể hiện qua tỉ lệ HS đạt giải học sinh giỏi, tỷ lệ xếp loại học lực, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng hàng năm tương đối cao so với cả nước.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Việc tuyển chọn GV vào viên chức hàng năm còn một số bất cập, nhiều GV ra trường đã đi dạy nhiều năm có kinh nghiệm giảng dạy chưa được tuyển dụng.

- Công tác quản lý HĐDH các cấp chưa thực sự hiệu quả, chưa quản lý được việc thực hiện đúng kế hoạch dạy học, vẫn tồn tại một số đơn vị dạy trước chương trình hoặc bng lỏng cơng tác quản lý. Sinh hoạt chun mơn của tổ Tốn trong các nhà trường chưa sơi nổi, các buổi sinh hoạt cịn nặng tính hình thức; sự giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong tổ hạn chế, ít có dịp giao lưu với các đơn vị khác trừ các đợt hội giảng thi GVG theo 4 năm một lần.

- Kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo cịn hạn chế, ngại tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học thậm chí cịn có nhà giáo có biểu hiện vi phạm quy định

- Công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD chưa đi vào chiều sâu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, hiệu quả chưa cao. Đội ngũ giữa các nhà trường có biểu hiện mất cân đối và năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy giữa thành thị và nơng thơn (GV có năng lực tốt hoặc có nhiều kinh nghiệm thường chuyển cơng tác từ các trường nhỏ, nông thôn về trung tâm huyện hoặc thành phố).

- Trong những năm gần đây, GV trẻ mới được tuyển dụng vào ngành thường có năng lực sư phạm non nớt thậm chí chưa biết tổ chức dạy học.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm:

- Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND đầu tư phát triển GD&ĐT gắn liền với chiến lược phát triển nhân lực; luôn gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài.

- Sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của toàn thể đội ngũ CBQL, GV, nhân viên ngành GD&ĐT.

2.4.3.2. Nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế

- Một số CBQL làm việc còn dựa trên những kinh nghiệm có sẵn, chưa coi trọng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược hoạt động.

- Do cách tư duy, PPDH, KTĐG theo lối cũ đã ăn sâu trong nhận thức của một số cán bộ, GV, HS và phụ huynh nên việc chỉ đạo thực hiện đổi mới không thể tránh khỏi những khó khăn, cản trở.

- Cơ chế, chính sách đối với cán bộ GV tuy đã được cải thiện nhưng phần nào vẫn chưa thực sự đáp ứng cả về vật chất lẫn tinh thần cho những người làm cơng tác giáo dục nói chung và những người trực tiếp giảng dạy nói riêng.

- Cơng tác xây dựng CSVC trường học chưa được quan tâm đồng bộ: do điều kiện KTXH phát triển không đồng đều ở các vùng khác nhau; Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm đầu tư CSVC cho giáo dục tương xứng với đầu tư CSVC khác; Do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong thực hiện phân cấp quản lí đầu tư xây dựng CSVC trường học.

- Biểu hiện mất cân đối về năng lực sư phạm của đội ngũ GV giữa các trường ở thành phố, thị trấn với nông thôn là do sự phát triển của KTXH, của nhu cầu học tập

của HS và phụ huynh; căn cứ vào chiến lược phát triển của mỗi nhà trường gắn liền với việc xây dựng thương hiệu của mình nên việc trưng dụng, cuốn hút những GV có phẩm chất năng lực tốt về công tác là việc chắc chắn xảy ra. Như vậy, sự mất cân đối, việc mất dần những GV có năng lực tốt hoặc khơng tuyển được GV có năng lực tốt về trường cũng là một phần trách nhiệm của CBQL nhà trường đó.

Tiểu kết chương 2

Qua tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, KTXH của tỉnh Thái Bình và nghiên cứu thực trạng quản lý của Sở GD&ĐT đối với HĐDH bộ mơn Tốn trong các trường THPT, có thể rút ra những kết luận sau:

Tỉnh Thái Bình đang trên đà phát triển cả về kinh tế và giáo dục, mặt bằng dân trí ngày càng được nâng lên. Điều đó khẳng định sự đóng góp khơng nhỏ của ngành giáo dục tỉnh nhà trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với các Sở GD&ĐT trong cả nước, Sở GD&ĐT Thái Bình ln nhận thức đúng đắn nhiệm vụ chính trị của ngành là chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thi đua dạy tốt, học tốt. Thuận lợi của tỉnh là nhiều trường THPT có cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, có đội ngũ GV mơn Tốn ổn định, đủ về số lượng, vững về chất lượng; cơng tác quản lý HĐDH có hiệu quả. Từ nhiều năm nay, chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình khơng ngừng được nâng lên, đã tạo được uy tín trong phụ huynh, HS và nhân dân trong tỉnh về chất lượng đào tạo, đặc biệt là tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng mỗi năm một tăng. Tuy nhiên công tác đổi mới phương pháp quản lý, tổ chức, chỉ đạo điều hành các hoạt động chưa thật sự đi vào chiều sâu chất lượng. Đó cũng chính là tồn tại chung trong cơng tác quản lý của ngành giáo dục trong cả nước.

Những vấn đề về lý luận và thực trạng công tác quản lý HĐDH mơn Tốn

trong các trường THPT nêu trên chính là cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra "Biện

pháp quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đối với hoạt động dạy học mơn Tốn trong các trường Trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh". Một số biện pháp

đề xuất trong chương ba sẽ phần nào khắc phục những mặt cịn hạn chế và góp phần hồn thiện cơng tác quản lý HĐDH mơn Tốn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THÁI BÌNH TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý với HĐDH mơn Tốn trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình cho thấy, Sở GD&ĐT đã thực hiện chức năng quản lý của mình chỉ đạo các nhà trường coi công tác quản lý HĐDH là một trong những hiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển nhà trường và hoàn thành nhiệm vụ mỗi năm học. Việc thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, một bộ phận cán bộ quản lý trong các nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế như đã nêu ở chương 2. Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cần có biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý HĐDH bộ mơn Tốn tại các nhà trường.

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc tính hiệu quả

Mục tiêu của các biện pháp nêu ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tổ chức dạy, học của các nhà trường thông qua việc tăng cường công tác quản lý HĐDH bộ mơn Tốn. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của HĐDH mơn Tốn hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Biện pháp chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Để đạt được mục tiêu quản lý, các biện pháp phải thực hiện một cách đồng bộ, từng biện pháp phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Vì vậy, khi xây dựng và thực hiện không nên chú trọng biện pháp này mà xem nhẹ biện pháp khác.

Đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp quản lý HĐDH đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi, thống nhất quản lý từ cấp Sở tới cấp trường, chú trọng đầy đủ các mặt từ CSVC đến đội ngũ cán bộ, GV, những người phục vụ nhằm xây dựng một mơi trường giáo dục phát triển tồn diện, đồn kết, nhất trí cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Mỗi địa phương, đơn vị mang một đặc thù riêng biệt, có những điểm mạnh hay hạn chế không giống nhau. Việc đề xuất biện pháp cần chú trọng đến đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương. Dựa trên những căn cứ pháp lý để hình thành sự thống nhất trong tổ chức nhằm tạo nên sức mạnh tập thể. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý HĐDH thể hiện ở việc đảm bảo phù hợp hoàn cảnh các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo thực tế hiện có.

Trong hệ thống quản lý, biện pháp quản lý là cách thức linh hoạt, năng động nhất. Việc đề xuất biện pháp quản lý đòi hỏi sự sáng tạo của chủ thể quản lý, giúp cho khả năng áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý.

Muốn vậy, các biện pháp quản lý phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng. Việc kiểm chứng, khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp chính là căn cứ khách quan đánh giá hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý. Trên cơ sở đó, tính ưu việt của các biện pháp được nhân rộng và những hạn chế sẽ được điều chỉnh để ngày một hoàn thiện hơn.

Các biện pháp quản lý được đề xuất dựa trên điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của các nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn, không làm xáo trộn về tổ chức, không thay đổi chương trình đào tạo hoặc không đảm bảo nguyên tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.

3.2. Định hướng của các biện pháp

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ cơ bản và bao trùm của sự nghiệp giáo dục những năm tới cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán trong các trường trung học phổ thông tỉnh thái bình (Trang 71 - 104)