Tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn sinh học lớp 6 (Trang 31 - 33)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Tiêu chí của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.1.2. Tiêu chí định tính

- Tiêu chuẩn về nội dung khoa học:

Tính giá trị: Phải đánh giá được đúng điều cần đánh giá, đo lường được cái mà nó dự kiến đo lường.

Tính tin cậy: Kết quả phải được lặp lại trong cùng điều kiện.

Tính khả thi: Phải thực hiện được trong điều kiện thực tiễn ở trường phổ thông.

Tính định lượng: Kết quả phải biểu diễn được bằng số đo.

Tính lý giải : Kết quả phải giải thích được những điều cần nhận định. Tính chính xác: Các kiến thức được trắc nghiệm phải có tính chính xác và đúng đắn.

Tính cơng bằng: Tồn bộ HS có cơ hội như nhau để tiếp cận với các kiến thức được trắc nghiệm.

Tính hệ thống, logic: Nội dung các câu hỏi phải nằm trong hệ thống kiến thức nhất định, bao phủ được khối lượng kiến thức đủ rộng trong mục tiêu KTĐG.

Tính kinh tế: Triển khai ít tốn kém. - Tiêu chuẩn về mặt sư phạm:

Tính giáo dục: Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho HS, tạo được sự hào hứng trong học tập, tăng cường khả năng tự học, tự KTĐG, tự nghiên cứu.

Tính phù hợp: Phải có sự phù hơp về mặt tâm sinh lý, trình độ nhận thức của đối tượng được KTĐG.

Tính linh hoạt và mềm dẻo: Bài trắc nghiệm phải được gia cơng sư phạm để dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá trình dạy học

2.2. Nguyên tắc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khác quan theo mục tiêu, nội dung khảo sát.

Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi TNKQ khi được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường.

Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong KTĐG. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của HS trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.

Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy HS. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của HS trên cơ sở nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không

nhằm đánh đố HS bằng những thủ thuật của từ ngữ. Hiện tượng này thường xảy ra khi xây dựng các câu điền thế.

Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho HS khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.

Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn sinh học lớp 6 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)