Các hoạt động làm tâm trạng tồi tệ và tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 63)

NTL: Cảm ơn chị đã thực hiện xong bảng này, vậy khi nhìn vào bảng thì chị có suy nghĩ gì về vai trị của hoạt động?

BN: Bác sĩ chỉ cho em thấy rõ ràng là hoạt động của bản thân nó ảnh hưởng đến tâm trạng của mình (lên hay xuống phụ thuộc vào mình).

NTL: Qua đây chúng ta cần chú ý đến cá vấn đề sau: Tâm trạng của chị phụ thuộc vào chính hoạt động của chị.

Trong mỗi tình huống chị là người quyết định lựa chọn các hoạt động và hoạt động đó nó đem lại tâm trạng cho chị, có những hoạt động làm tâm trạng chị tồi hơn, nhưng cũng có hoạt động làm tâm trạng của chị tốt hơn.

Vậy điều quan trọng là chị có thể làm cho tâm trạng của mình tốt lên bằng cách lựa chọn hoạt động thích hợp. Chị có hiểu những điều tơi vừa nói khơng?

BN: Cũng tạm hiểu.

NTL: Hiện tại sức khỏe của chị không tốt, khi thấy mọi người thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe như: dạy học, đi bộ, chơi thể thao, chăm sóc gia đình…chị có mong muốn mình làm được như vậy khơng?

BN: Rất muốn chứ.

BN: Đi dạy trở lại, nấu nướng, chăm sóc chồng con.

NTL: Vâng cảm ơn chị, đó là những hoạt động mà chị đã làm trong quá khứ mà chị có lẽ là rất u thích, vậy chị có thể nói chi tiết hơn về các hoạt động này cho tôi hiểu được khơng?

BN: Nó cũng đâu có gì đâu, hàng ngày em đi dạy, chiều về có hơm đi đón con, sau đó đi chợ mua đồ về nấu cho chồng con, tối đến thì dạy con học, sau đó soạn giáo án, có hơm mệt thì nhờ chồng làm hộ các cơng việc gia đình như đón con, đi chợ nấu cơm, dạy con học…

NTL: Đó là một số hoạt động chị thích làm trong quá khứ, cac hoạt động này người ta có thể chia ra làm 4 nhóm đó là; hoạt động làm một mình, hoạt động làm với người khác, hoạt động ít tốn thời gian, hoạt động ít tốn tiền. trong số các hoạt động đó đâu là hoạt động làm một mình?

BN: Đón con, soạn giáo án.

NTL: Khi thực hiện các hoạt động đó chị thấy có thuận lợi, khó khăn gì? BN: Mình khơng phải lệ thuộc người khác, cảm thấy vui, cịn khó khăn là đơi khi khơng tập trung, suy nghĩ lung tung.

NTL: Khi làm một mình thì chị khơng lệ thuộc người khác, mình cảm thấy vui, chị cảm thấy mình kiểm sốt được thời gian, vậy bây giờ hoạt động một mình nào chị có thể thực hiện trong thời gian này?

BN: Đi bộ, xem tivi, đi chợ.

NTL: Và các hoạt động với người khác nào chị có thể làm với người khác, hoạt động này có thuận lợi gì?

BN: Tập thể dục, chơi cầu lơng, đi dạy học, … các hoạt động này sôi nổi, vui vẻ, cải thiện mối quan hệ, nhưng phải rủ được người khác cùng thực hiện.

NTL: Rất tốt, vậy hoạt làm với người khác nào chị có thể thực hiện trong thời gian này?

BN: Có lẽ là đi bộ, chơi cầu lơng.

NTL: Hy vộng chị sẽ thực hiện điều này trong những ngày tới. vậy thì hoạt động nào là ít tốn tiền, ít tốn thời gian và nó có thuận lợi gì?

BN: Xem tivi, đi bộ, đi chơi nhà ông bà, nói chuyện với đồng nghiệp, con cái, dọn dẹp nhà cửa, giặt là quần áo…nó có thuận lợi là khơng tốn tiền, thời gian và ít phải suy nghĩ về việc hoạt động...

NTL: Theo chị các hoạt động ít tốn tiền, ít thời gian có thuận lợi như vậy thì mình có thể hoạt động được nhiều hơn và làm bất cứ khi nào được khơng?

BN: Có thể được chứ.

NTL: Vậy thì hoạt động nào chị có thể làm trong thời gian này? BN: Xem ti vi, nói chuyện với các chị, đi bộ

NTL: Như vậy chúng ta nhận thấy các hoạt động làm một mình, với người khác, ít tốn tiền và ít tốn thời gian đều có những thuận lợi của nó.

Tơi và chị vừa thảo luận xong nội dung của buổi hôm nay, bây giờ chị có thể nhắc lại nội dung cơ bản mà chúng ta vừa thảo luận khơng?

BN: Nói về chuỗi hoạt động, phân ra các loại hoạt động. NTL: Vâng trong buổi chúng ta đã:

- Làm quen với chuỗi các hoạt động và mối quan hệ với tâm trạng.

- Bệnh trầm cảm nó cản trở đến cách tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

- Các hoạt động bao gồm 4 loại: làm một mình, với người khác, ít tốn tiền và ít tón thời gian.

Vậy trong các nội dung này, thì nội dung nào gây ấn tượng nhất với chị? BN: Chuỗi hoạt động và mối quan hệ với tâm trạng.

NTL: Rất cảm ơn chị. Như trước khi vào điều trị chúng ta có đánh giá tâm trạng, bây giờ chị hãy đánh giá lại tâm trạng của mình?

BN: Bây giờ ở mức 7.

NTL: Dựa vào kết quả đánh giá của chị trước và sau điều trị điểm tâm trạng của chị có đi lên, vậy theo chị buổi điều trị có tác động như thế nào đến chị? BN: Sau khi nói chuyện, em cảm thấy nhẹ người, biết hơn về các loại hoạt động, thấy vui khi được trò chuyện với bác sĩ, hiểu hơn về các vấn đề.

NTL: Vâng cảm ơn sự đóng góp chân thành của chị. Và đây là bài tập dành cho chị, như phần trên chúng ta đã đề cập đến 4 loại hoạt động. Nay tự chị tự xem xét mình có thể thực hiện được các loại hoạt động nào và ghi ra tương ứng với cột của nó và tơi muốn chị tiếp tục theo dõi tâm trạng hàng ngày của mình và các loại hoạt động có lợi làm trong ngày ở dưới, chị có hiểu và có thắc mắc gì khơng?

BN: Không.

NTL: Hy vọng lần gặp tới chị sẽ nói cho tơi biết kết quả việc thực hiện các bài tập thực hành và tôi hy vọng chị sẽ tiếp tục việc trị liệu này.

BN: Vâng, em sẽ cố gắng.

NTL: Chúng ta sẽ gặp nhau vào 8h30 ngày 30/7, lúc đó chúng ta sẽ nói về cách làm thế nào để chị có thể vượt qua trở ngại để thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Buổi 3: Vượt qua trở ngại để thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Mục tiêu:

Giúp bệnh nhân xác định đƣợc các trở ngại khi thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Hiểu cách làm nhƣ thế nào để vƣợt qua các trở ngại đó.

Nội dung làm việc: cùng bệnh nhân thảo luận các khó khăn có thể gặp

phải khi mình thực hiện các hoạt động và tìm ra các giải pháp để mình thực hiện các hoạt động một cách thuận lợi và có kết quả nhất. Từ đó giúp bệnh nhân tự tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thực hiện các hoạt động một cách thuận lợi và có kết quả nhất.

Phản hồi của bệnh nhân: Cảm thấy mình tự tin hơn, mình có khả năng

vƣợt qua các trở ngại để thực hiện thành công các hoạt động.

Bệnh nhân cảm thấy mình có hƣớng đi trong tƣơng lai và tự mình có khả năng giải quyết các khó khăn của bản thân và có thể của gia đình nếu gặp vấn đề.

Quan sát của nhà trị liệu: BN có tiến bộ hơn so với các buổi trị liệu

trƣớc, BN vui vẻ, nhanh nhẹn, hoạt bát, phản ứng với các câu hỏi của NTL nhanh hơn.

Bệnh nhân tiếp thu bài nhanh và tích cực chia sẻ các vấn đề hơn.

Sau đây là tiến trình làm việc trên BN:

NTL: Bây giờ chị hãy đánh giá tâm trạng của mình bằng thang đánh giá tâm trạng nhanh mà chúng ta vẫn sử dụng.

Bn; Dạ, hơm nay tâm trạng em bình thường, ở mức 5 ạ.

NTL: Ở buổi trước chị đã đánh giá bảng hỏi PHQ – 9 và thang Beck này rồi, bây giờ chúng ta sẽ sử dụng lại bảng này để đánh giá tình trạng trầm cảm của chị hiện nay. Điều này giúp tôi và bản thân chị biết được tiến triển tâm lý qua các buổi điều trị.

BN: Vâng.

BDI: 22đ, PQH – 9: 17đ.

NTL: Như chị thấy đấy buổi trước đánh giá thì điểm số Beck của chị là 24, qua một số buổi điều trị, thì điểm số trong bẳng đã có sự thay đổi, nó giảm xuống chỉ cịn 22, điểm PHQ 9 là 19, hơm nay cịn 17, chứng tỏ rằng chị cũng đã có những tiến bộ nhất định qua các buổi trị liệu.

BN: Em thấy mình cũng có khá lên chút ít.

NTL: Vâng, cảm ơn chị đã trung thực nói lên sự tiến bộ của mình. Như trong buổi trước chúng ta đã đưa ra một số bài tập thực hành, việc thực hành của chị như thế nào rồi?

BN: Em cũng đã thực hiện các hoạt động và cũng đã ghi ra vở bài tập đây thưa bác sĩ.

NTL: Cảm ơn chị, chị đã thực hiện rất tốt bài tập và cũng đã phân loại ra được các hoạt động phù hợp. Vậy trong những ngày qua có hoạt động nào chị dự định mà không thực hiện được không?

NTL: Chúng ta hãy cùng xem bảng đánh giá tâm trạng của chị trong tuần qua, và chị hãy vẽ các đường nối để thấy được tâm trạng của mình thay đổi lên và xuống? chị thấy tâm trạng của mình như thế nào trong tuần qua, các hoạt động có lợi nào mà chị thực hiện làm tâm trạng của mình thấp nhất và hoạt động nào làm tâm trạng của mình cao nhất?

BN: Hôm em đi chơi cầu lơng với các chị trong phịng và hôm đi thi kéo co ở khoa phục hồi chức năng làm tâm trạng của em tốt nhất đó là ở mức 7 ạ, cịn hơm tâm trạng của em thấp nhất đó là hơm thứ 5 em bị đau đầu, chỉ đi bộ được một đoạn thì phải quay về và nằm ngủ, hơm đó tâm trạng của em thấp chỉ ở mức 3 thôi.

NTL: Vậy chị nhận xét gì về mối liên hệ giữa hoạt động có lợi cho sức khỏe và việc cải thiện tâm trạng của mình?

BN: Các hoạt động như đi bộ, chơi cầu lơng, thi kéo co, đó là các hoạt động yêu thích và nhiều người cùng tham gia em thấy hào hứng, vui vẻ do đó làm cho tâm trạng của mình cũng khá hơn, nhưng những hoạt động tĩnh lặng và một mình đơi khi làm cho em buồn và suy nghĩ lung tung.

NTL: Vâng cảm ơn chị đã hoàn thành các bài tập thực hành đã đưa ra. Bây giờ tôi cùng chị sẽ thảo luận xem để giải quyết khó khăn chúng ta cần phải tuần tự đi theo các bước nào? Như chị nói có một số bài tập làm dễ, có một số bài tập khó hơn một chút, vậy theo chị để vượt qua các bài tập khó khăn này chúng ta cần phải thực hiện các bước nào?

BN: Có thể xác định xem nguyên nhân là từ đâu.

NTL: Để thực hiện việc vượt qua các trở ngại chúng ta cần phải tuần tự đi theo các bước đó là: xác định các trở ngại → đưa ra các giải pháp → chọn một giải pháp → thử giải pháp đó → đánh giá kết quả. Và bây giờ chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này?

Bước 1: Xác định các trở ngại, bước này chị cần phải trả lời cho tôi câu hỏi: điều gì khiến tơi khơng thực hiện các hoạt động, hoặc tôi đã thực hiện một hoạt động, điều gì khiến tơi khơng thực hiện nhiều hoạt động hơn?

Bảng 3.2: Hoạt động bệnh nhân chưa thực hiện được

Bước 2: Nghĩ về các giải pháp cho vấn đề khó khăn.

NTL: Bây giờ chị hãy nghĩ cách vượt qua trở ngại này mà không cần băn khoăn xem đó có phải là phương pháp đúng hay không? Trước hết chị hãy đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn đầu tiên, sau đó tiếp tục đưa ra giải pháp cho các khó khăn tiếp theo, nào hãy cùng làm?

NTL: Như chị đã chọn cho mình một giải pháp và khi tiến hành xong, đánh giá kết quả nếu tốt thì chị sẽ làm gì tiếp theo?

BN: Có lẽ là em sẽ phân tích từng chi tiết như bác sĩ, sau đó làm tuần tự và cũng thử các giải pháp khác nhau.

NTL: Có những lúc, có những việc làm ngay lần đầu chúng ta thử và không đạt kết quả như mong muốn, nên chúng ta cần phải tìm ra các giải pháp khác để vượt qua trở ngại đó. Nhiều bệnh nhân trầm cảm thường có suy nghĩ “tất cả hoặc khơng”, đó là, nếu khơng làm được hồn hảo một việc có nghĩa là thất bại. Chị có suy nghĩ như vậy khơng?

BN: Em cũng có chứ, đơi khi đi dạy mà tâm trí để đi đâu, không tập trung và giảng bài học sinh khơng hiểu, mình cảm thấy thất bại trong việc dạy học.

NTL: Vâng cảm ơn vì chị đã chia sẻ vấn đề của mình, vấn đề này chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận sau. Như phần trên, chị đã chọn giải pháp để thực hiện. Nhưng vấn đề là chị thực hiện nó bằng các bước nào? Đó là vấn đề chúng ta cần thảo luận. Ví dụ, để bệnh nhân trầm cảm tăng cường tiếp xúc với người khác. Theo chị, để thực hiện được điều này, chị có thể thực hiện theo các kiểu tiếp xúc nào?

BN: Có thể gặp và nói chuyện với người đó, có thể mình cũng cần ăn mặc, nói năng phù hợp.

NTL: Chúng ta sẽ kể lần lượt từ các cuộc tiếp xúc dễ thực hiện trước rồi đến các cuộc tiếp xúc khó thực hiện hơn. Chị hãy cùng tơi làm bài tập ở bảng trong tài liệu của chị. Chị hãy ghi công việc vào bảng từ dễ đến khó như: nói chuyện với con, với chồng, với người thân trong gia đình, nói trước đám đơng (học sinh)… theo chị cần có bức đi nào để cho mình thành cơng?

BN: Có lẽ là tâm lý của mình phải thoải mái, sau đó có thể là chuẩn bị chủ đề nói, như em đó là chuẩn bị bài dạy, nói trước đám đơng học sinh, nói chuyện với với người lạ…

NTL: Như vậy, chị đã hiểu được cách xây dựng các bước đi riêng cho bản thân mình. Bây giờ, chúng ta lấy một giải pháp mà chị đã chọn trong phần trên và chúng ta cùng thảo luận cách xây dựng các bước đi riêng của chị để thực hiện giải pháp đó. Chị hãy mở bảng trong tài liệu của chị và ghi giải pháp chị chọn vào dòng đầu tiên. Trong ơ đầu tiên, chị ghi khơng làm gì cả, ơ cuối cùng chị ghi bước đi mà chị cho là mong đợi nhất. Sau đó, chị ghi vào các ơ ở giữa các bước đi từ thấp đến cao.

Bảng 3.4: Tạo bước đi phù hợp

NTL: Như vậy, chị đã xây dựng các bước đi riêng cho bản thân rất tốt. Theo chị, tại sao chúng ta nên xây dựng các bước đi riêng cho bản thân? Nếu ngay từ đầu, chị thực hiện các bước đi cao nhất thì kết quả như thế nào? Còn nếu chị đi theo các bước đi riêng của bản thân thì kết quả ra sao?

BN: Nếu ngay từ đầu mình chọn bước đi cao có thể sẽ thất bại, cịn mình đi theo tuần tự từng bước theo bác sĩ có thể đạt kết quả tốt và thành cơng.

NTL: Theo chị, chúng ta xây dựng bước đi riêng cho bản thân là để đạt kết quả và thành công... như vậy, một cách để giúp chị đạt được kết quả tốt khi thực hiện các giải pháp đó là chúng ta nên xây dựng các bước đi riêng của bản thân. Các bước đi này phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bản thân chị, do đó, chị dễ đạt được kết quả mong đợi. Tôi và chị vừa thảo luận xong nội dung của buổi trị liệu. Bây giờ chị hãy nói lại các nội dung cơ bản mà chúng ta đã thảo luận trong buổi điều trị.

BN: Đó là các bước giải quyết khó khăn và tạo bước đi riêng cho bản thân như bác sĩ vừa nói.

NTL: Vâng đó là nội dung của buổi điều trị ngày hôm nay, cảm ơn chị đã nhớ bài. Tôi sẽ nhắc lại cho chị nội dung của 2 buổi điều trị trước, để chị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 63)