Các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 51)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

2.4.1. Thang đáng giá trầm cảm Beck6 (BDI)

Thang đánh giá này đƣợc A.T. Beck (Mỹ) và cộng sự giới thiệu năm 1974 gợi ý từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, nhất là từ liệu pháp phân tâm. Test đánh giá này nằm trong đánh giá lâm sàng và thực nghiệm cƣờng độ trầm cảm, dự đoán sự tiến triển của hội chứng trầm cảm. Test Beck đƣợc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của phƣơng pháp điều trị. Thang đánh giá này đã đƣợc Việt hóa và sử dụng khá phổ biến tại các Bệnh viện Tâm thần ở Việt nam nhằm đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân. Thang đánh giá này gồm có 21 câu hỏi, ghi từ 1 đến 21, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tƣợng với 4 mức độ đƣợc ghi điểm từ 0 đến 3. Những ngƣời có điểm số BDI từ 0 – 13 là khơng có trầm cảm, điểm từ 14 – 19 là trầm cảm nhẹ, điểm từ 20 – 29 là trầm cảm vừa và từ 30 điểm trở lên là trầm cảm nặng.

Trắc nghiệm Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm đƣợc sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần học, trong thực hành đa khoa và dịch tễ học, mang lại những dữ liệu nhất định về tình trạng trầm cảm

2.4.2. Bảng hỏi sức khỏe PHQ – 97

Bảng PHQ – 9 đƣợc dự án “Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa

vào vào cộng đồng” do quỹ cựu chiến binh Mỹ tại việt nam thực hiện dịch

và sửa đổi dựa trên bản quyền Tiếng Anh của Pfizer Inc do Tập đoàn RAND cung cấp.

Bảng PHQ – 9 đƣợc xây dựng bởi Robert L. Spitzer, Janet B.W. Williams, Kurt Kroenke. Đây là thang đánh giá trầm cảm gồm 9 câu hỏi. Nó là cơng cụ có giá trị giúp cho thầy thuốc trong chẩn đoán trầm cảm và theo dõi tiến trình điều trị. 9 câu hỏi của PHQ- 9 dựa vào 9 tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM- IV. Các câu hỏi đề cập đến các biểu hiện trầm cảm xảy ra thƣờng xuyên ở mức độ nào trong hai tuần qua: không bao giờ - vài ngày - hơn một nửa số ngày - gần nhƣ mọi ngày.

Ngƣời ta sử dụng Thang đánh giá PHQ-9 với các mục đích sàng lọc trầm cảm tại cộng đồng, theo dõi tiến triển biểu hiện trầm cảm, và để bệnh nhân tự nhận thức tình trạng của bản thân.

Bảng PHQ – 9 gồm 16 câu hỏi chia làm 3 mục, a, b, c, d nhiều lựa chọn về những triệu chứng của trầm cảm có thể phân thành 4 nhóm:

Về mặt nhận thức: gồm các câu 5a, 5b, 5c, 6a, 6b, 6d, 7, nói về sự bi quan mặc cảm thất bại, tội lỗi hay cảm thây bị trừng phạt, tự chỉ trích bản thân, cảm thấy vô giá trị, mất tập trung chú ý

Về mặt cảm xúc bao gồm các câu: 2, 4a, 4b,4c, 6c và 8b nói về nỗi buồn, mất niềm vui, thất vọng về bản thân, lo lắng bồn chồn, mất hứng thú tiếp xúc với ngƣời khác, sự tức giận cáu kỉnh.

Về mặt hành vi: bao gồm các câu 9a và 9b nói về hành vi tự tử, tự gây tổn thƣơng cho mình, hành vi ý chí (thiếu khả năng quyết định, nghị lực)

Về mặt sinh lý, trạng thái cơ thể: bao gồm các câu 1a, 1b, 1c, 3a. 3b nói về thiếu hứng thú, trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, thay đổi trong giấc ngủ, ăn uống.

Những triệu chứng này phải kéo dài ít nhất là trong 2 tuần. Mỗi câu trả lời đƣợc gán cho giá trị từ 0 – 3, theo mức độ tăng dần: (0) không ngày nào, (1) vài ngày (1-7 ngày), (2) hơn một nửa số ngày (8 - 11ngày), (3) gần nhƣ mọi ngày (12-14 ngày), cuối cùng là ghi điểm cao nhất. Dựa trên kết quả thỉ điểm từ 5 – 9 là không mắc trầm cảm, từ 10 – 14 là trầm cảm điển hình mức độ nhẹ, từ 15 – 19 là trầm cảm điển hình mức độ trung bình, trên 20 là trầm cảm điển hình mức độ nặng

Hai thang đánh giá Beck và PHQ – 9 đƣợc sử dụng trong đánh giá đầu vào, buổi thứ 3 của trị liệu và trƣớc khi kết thúc trị liệu ở buổi thứ 5.

2.4.3. Các thang đánh giá khác

Để xác định và kiểm tra việc thực hiện hoạt hóa hành vi giữa các buổi trị liệu, tôi cũng đƣa ra thang đánh giá tâm trạng sau:

Thang đánh giá tâm trạng nhanh giúp bệnh nhân đánh giá tâm trạng nhanh của mình trƣớc điều trị và sau khi điều trị cho từng buổi, và thang này giúp xác định tâm trạng của BN có sự thay đổi trong q trình điều trị. Thang này có điểm số từ 1 – 9, với 1 là mức độ tâm trạng tệ nhất và mức 9 là tâm trạng tốt nhất, mức 5 là tâm trạng trung bình (bình thƣờng).

Thang đánh giá tâm trạng hàng ngày, thang này nó cũng giống nhƣ thang trên, nhƣng nó có khác là nó đánh giá tâm trạng của bệnh nhân trong vịng một tuần, thang này nó giúp cho Bn mỗi ngày cảm thấy thế nào, đồng thời nó cũng giúp cho BN thấy đƣợc các hoạt động nào cải thiện tâm trạng của mình và hoạt động nào nó làm xấu đi tâm trạng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 51)