Điều trị trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 33 - 36)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.6. Điều trị trầm cảm

Hiện nay điều trị trầm cảm bao gồm điều trị bằng thuốc, sốc điện và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Nhƣng phổ biến là điều trị trị bằng thuốc [5].

2.2.6.1. Điều trị thuốc

Điều trị trầm cảm ngƣời ta chủ yếu dùng các loại thuốc sau: a. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng:

Ngày nay thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 4 vòng vãn là thuốc hay đƣợc sử dụng nhất trong điều trị trầm cảm, hiện nay vẫn chƣa có nhóm thuốc nào có hiệu quả điều trị tốt hơn nhóm thuốc này [4, tr.58], [17], [18].

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng tác dụng trên cả hệ thống norepinnephrin và serotonin và các hệ thống dẫn truyền thần kinh khác nhƣ acetylcholine, histamine, epinephrine, dopamine, muscarin, nên ngoài tác dụng chống trầm cảm, thuốc cịn có tác dụng phụ [4, tr.58], [17].

Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm 3 vòng liên quan chặt chẽ đến ức chế thụ cảm thể norepinnephrin và serotonin. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ định tốt hơn nhóm thuốc SSRI trong các trƣờng hợp trầm cảm có triệu chứng cơ thể [4, tr.59], [17].

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng đƣợc hấp thụ ở cá phần ở ống tiêu hóa, chuyển hóa ở gan, tỷ lệ chuyển hóa phụ thuộc vào từng cá thể, thời gian bán hủy của thuốc chống trầm cảm 3 vòng từ 16h – 80h [4, tr.59], [17].

Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm 3 vòng xuất hiện sau từ 2- 4 tuần, trong giai đoạn này không thay đổi thuốc chống trầm cảm và nên cho bệnh nhân biết về điều này đê bệnh nhân hợp tác tốt hơn với bác sỹ điều trị.

b. Thuốc chống trầm cảm đa vịng.

Nhóm thuốc chống trầm cảm đa vịng có hiệu quả điều trị tƣơng đƣơng với nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vịng, nhƣng ít tác dụng phụ và dung nạp tốt hơn.

Tác dụng phụ chủ yếu là an dịu, vì vậy thuận lợi cho bệnh nhân mất ngủ nhiều.

Thuốc ít độc với cơ tim nên có thể dung cho bệnh nhân cao tuổi, có bệnh tim và cao huyết áp [4, tr.63].

c. Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Là thuốc chống trầm cảm mới tác động chọn lọc trên hệ serotonin, hầu nhƣ khơng có tác dụng trên các hệ dẫn truyền thần kinh khác, vì thế thuốc dung nạp tốt và rất ít tác dụng phụ [4, tr.65], [17], [18].

Hiệu quả chống trầm cảm ngang với thuốc chống trầm cảm 3 vịng nhƣng khơng nhiều tác dụng phụ nhƣ thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

An toàn hơn trong trƣờng hợp quá liều, cho đến nay vẫn chƣa xác định đƣợc liều chết của các thuốc SSRI trên ngƣời. Vì thế nếu bệnh nhân uống quá liều cũng không gây ra nguy hiểm nhiều.

Thuốc dung nạp tốt, khơng độc với cơ tim, có thể dung cho ngƣời già, tác dụng phụ chủ yếu trên hệ tiêu hóa [4, tr.65], [17], [18]

2.2.6.2. Sốc điện

Sốc điện là liệu pháp hiệu quả nhất đối với trầm cảm nặng, đây là liệu pháp an toàn, cho kết quả tốt khi đã dùng các thuốc chống trầm cảm mà khơng có hiệu quả [4, tr.68], [17], [18]

2.2.6.3. Điều trị tâm lý

Ngồi điều trị bằng thuốc cho trầm cảm thì trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã sử dụng một số liệu pháp tâm lý sau để điều trị cho bệnh trầm cảm:

- Liệu pháp nhận thức.

Đƣợc chỉ định trong điều trị bệnh nhân trầm cảm nhẹ và vừa.

Mục đích của liệu pháp là thay đổi mức độ nhận thức của bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm về chính bản thân mình, về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.

Liệu pháp này có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh nhân trầm cảm.

Có nhiều tác giả đã chứng minh rằng hiệu quả của liệu pháp nhận thức và thuốc chống trầm cảm là tƣơng đƣơng nhau [1], [4], [6], [12].

- Liệu pháp hành vi.

Liệu pháp hành vi là đƣợc chỉ định điều trị rộng rãi cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt trong đó có trầm cảm.

Mục đích của liệu pháp nhằm thay đổi những hành vi sai lệch của bệnh nhân trầm cảm, mà những hành vi này do bệnh nhân quan sát đƣợc từ ngƣời khác hoặc thông qua việc học tập của chính bản thân.

Liệu pháp này đã đƣợc chứng minh nó rất có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân trầm cảm.

- Liệu pháp hỗ trợ.

Liệu pháp này nhằm tạo sự cân bằng về thực tế của bệnh nhân và phản ứng của chính họ.

Bệnh nhân đƣợc giúp đỡ những vấn đề mà họ không thể giải quyết. Liệu pháp này thƣờng đƣợc kết hợp với thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh nhân trầm cảm vừa và nhẹ [4, tr.71].

- Liệu pháp phân tích tâm lý.

Liệu pháp này giúp bệnh nhân chấp nhận những thay đổi do rối loạn trầm cảm gây ra.

Liệu pháp này có mục đích là giúp cho bệnh nhân dung nạp tốt hơn những tình huống chấn thƣơng tâm lý và tự hiểu biết về các triệu chứng.

Trong liệu pháp này, nhà tâm lý đóng vai trị chủ động giúp bệnh nhân hiểu đƣợc các động cơ không ý thức và tự cải thiện các cơ chế xuất hiện bệnh đã thực sự tồn tại.

Liệu pháp này thƣờng đƣợc kết hợp với thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh nhân trầm cảm vừa và nhẹ [1], [4].

- Liệu pháp gia đình.

Nghiên cứu đặc điểm gia đình, qua đó có thể tìm hiểu các mâu thuẫn, các tình huống xung đột, các mối quan hệ, các nét văn hóa và phƣơng pháp giáo dục truyền thống trong gia đình, các phƣơng pháp phản ứng tâm lý trong gia đình bệnh nhân và bệnh nhân…các yếu tố này là nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy các rối loạn tâm lý hay trầm cảm của bệnh nhân.

Nhà trị liệu cùng với các thành viên trong gia đình cùng nhau tháo gỡ các xung đột, mâu thuẫn để giúp cho bệnh nhân trƣởng thành hơn, tự tin hơn [4], [6].

- Liệu pháp nhóm.

Đóng kịch, thảo luận nhóm là một phƣơng pháp hay đƣợc áp dụng dối với bệnh nhân điều trị nội trú, thơng qua hình thức trị liệu này bệnh nhân sẽ thể hiện đƣợc nhiều cảm xúc, cũng nhƣ thái độ cƣ xử của mình, giúp cho nhà trị liệu hiểu rõ các vấn đề của bệnh nhân. Đây là một liệu pháp điều trị tâm lý có hiệu quả, có giá trị, làm giảm đáng kể các triệu chứng của trầm cảm [1], [4], [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 33 - 36)